Việt Nam nhập trên 100 tấn khoai tây giống/năm
16:30' 12/04/2003 (GMT+7)
(VietNamNet)
-
Ông Nguyễn Công Chức, chuyên gia Dự án Khoai tây Việt - Đức, cho biết, Việt Nam hiện thiếu những giống khoai tây phù hợp, đặc biệt là giống phục vụ chế biến. Mỗi năm, chúng ta nhập từ 100 tấn giống khoai tây Diamant, Nicola, Mariella từ châu Âu, giá khá cao, 11.000 đồng/kg, trong khi chất lượng giống củ trong nước rất thấp.

Do vậy, một cuộc hội thảo để bàn các biện pháp về phát triển khoai tây ở Việt Nam, đặc biệt là giải quyết khâu thị trường và giống, đã diễn ra ngày 11/4, tại Hà Nội.

Anh Tăng Tuấn Quang, đại diện Công ty Vitafoods (TP.HCM), cho biết, các công ty nước ngoài hiện không chấp nhận nguyên liệu trồng từ giống lai mà chỉ đồng ý sử dụng giống khoai tây F1. Do điều kiện khí hậu, giống khoai tây của Việt Nam lại thoái hóa nhanh. Vì vậy, năng suất khoai tây đạt thấp, chỉ 10-12 tấn/ha, trong khi năng suất  khoai tây là Đức là 35 tấn/ha, Hà Lan 40 tấn/ha. TS. Lê Hưng Quốc, Cục trưởng Cục Khuyến nông khuyến lâm (Bộ NN-PTNT), cho biết, mỗi năm, chúng ta vẫn phải nhập hàng trăm nghìn tấn khoai tây từ Trung Quốc. Theo đại diện của Vitafoods, khi đưa vào chế biến, khoai tây Trung Quốc thường không ngon, không có mùi thơm đặc trưng. Công ty này nhắm đến đối tượng tiêu dùng cao cấp và để xuất khẩu, chủ yếu là thị trường Singapore và Hongkong, nhưng vẫn phải xuất theo từng đợt hàng của công ty mẹ.

Vitafoods và An Lạc (Hà Nội) là hai công ty duy nhất ở Việt Nam đang chế biến khoai tây xuất khẩu, song, số lượng rất thấp do khoai tây chỉ trồng theo mùa vụ. Theo anh Tăng Tuấn Quang, cây khoai tây trồng chủ yếu ở phía bắc, nếu chở vào tận TP.HCM chế biến thì phí vận chuyển rất lớn, trong khi khoai tây trồng ở Đà Lạt rất ít. Mặt khác, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam chỉ sử dụng khoai tây như một loại rau.

Tại hội thảo, TS. Lê Hưng Quốc đã thông báo kết quả đạt được của dự án trong vòng hơn 3 năm qua. Đến nay, dự án đã hoàn thành xây dựng Phòng nuôi cấy mô và phòng ELISA, 4 kho lạnh bảo quản khoai tây với công suất 200 tấn và một số trang thiết bị thiết yếu. Đồng thời, các chuyên gia đã khảo nghiệm và nhân giống từ các loại khoai tây nhập từ Đức, Hà Lan và Trung Quốc, đưa ra một bản chi tiết về các giống khoai. Giai đoạn 2 của dự án sẽ bắt đầu từ tháng 7/2003 và kéo dài đến hết tháng 6/2007, tổng kinh phí 1,75 triệu euro.

TS. Cay Mentz, Cố vấn trưởng Dự án Khoai tây Việt - Đức, cho biết, dự án được thực hiện trong 10 năm và chia làm 3 giai đoạn, với mục đích khuyến khích hộ nông dân tăng cường thâm canh, đưa diện tích khoai tây lên 35.000ha và năng suất đạt 15 tấn/ha vào năm 2005. Chính phủ Đức dự kiến viện trợ không hoàn lại cho dự án khoảng 10 triệu DM (4,5 triệu USD). 

  • Hà An
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Halliburton tính phần trong ''miếng bánh Iraq'' (12/04/2003)
Hà Nội tuyên dương 10 DN (12/04/2003)
Chấn chỉnh việc bán bảo hiểm xe máy mang tính áp đặt (12/04/2003)
Du lịch Việt Nam quảng bá trên CNN (12/04/2003)
Thuế suất một số mặt hàng xăng dầu tăng 20% (12/04/2003)
Mùa nóng, nước giải khát bán chạy (12/04/2003)
Kê khai đăng ký kinh doanh không chính xác sẽ bị phạt 10 triệu đồng (12/04/2003)
Tương lai của những mỏ dầu Iraq (12/04/2003)
15 công trình lớn của Hà Nội ''vướng'' giải phóng mặt bằng (12/04/2003)
Mỹ tiếp tục gây sức ép với hàng dệt may Việt Nam (11/04/2003)
Dự luật Đất đai xóa bỏ tàn dư cuối cùng của cơ chế bao cấp (11/04/2003)
Khó cập nhật thông tin DN vi phạm về hải quan (11/04/2003)
3 phút cho phiên đấu giá quyền sử dụng đất đầu tiên (11/04/2003)
Chỉ còn 45 DN xe máy trong nước (11/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang