Quảng Nam: Nông dân vĩnh biệt nhà máy đường
11:11' 18/04/2003 (GMT+7)
Công ty Mía đường Quảng Nam đã tuyên bố đóng cửa sáng 10/4, mặc họ đưa ra lý do nhà máy nước Phú Ninh không vận hành để nông dân thu hoạch mía. Các chủ nhân vùng trọng điểm nguyên liệu mía tại huyện Thăng Bình đã tuyên bố lời vĩnh biệt với nhà máy đường, khi ngân hàng kiên quyết không cho công ty vay tiền mua mía nữa.

Bình Quý là vùng trồng nhiều mía nhất Quảng Nam, lúc khởi đầu có đến 600ha. Khi nghe tin nhà máy đóng cửa, một cán bộ xã không ngần ngại nói: ''Vui chứ, thật đấy. Tôi đây là cựu chiến binh trồng mía. Lỗ dài khi bắt tay với nhà máy đường. 1 sào mía ép thủ công bán ra đã được 1,4 triệu đồng. Cũng chừng đó mà qua nhà máy, với điều kiện phải đủ 10 chữ đường, mà đất Quảng Nam còn khuya mới được 9 chữ đường, chỉ được 1,2 triệu đồng''.

Cách tính nhẩm rạch ròi mà không kém phần chua chát này cũng hệt như lời ông Nguyễn Hữu Can, thôn Quý Xuân: ''7 năm theo nhà máy đường, gia đình tôi sạt nghiệp''. 

Với lối thu mua, đầu tư lom com, vận hành chưa bao giờ quá 50% công suất, giá mua thấp hơn bên ngoài, biết bao người dân Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức khổ theo cây mía. Song hành với sự sụp đổ của nhà máy, vùng nguyên liệu của Bình Quý tuột dốc không phanh: từ chỗ 21/21 đội của HTX trồng mía, nay chỉ còn 2. Cái gọi là hơn 50ha mía thực ra chỉ để báo cáo lên trên, còn ngay cả chủ tịch xã cũng bỏ trồng. Bà con đốt mía, 2/3 chuyển sang trồng đậu và thuốc lá. Trong khi đó, UBND tỉnh lại có chỉ thị về phát triển vùng nguyên liệu, trong đó, chú trọng cây mía. Lãnh đạo các địa phương đang đối mặt với chuyện này.

Nhưng đó là chuyện phá sản mía cho nhà máy, chứ tại vùng đất này, bà con vẫn trồng mía, bởi mía ép thủ công rất có lời. Một nghịch lý đang xảy ra là: nhà máy mua mía của nông dân, làm ra đường cát. Nông dân mua lại đường cát (bởi trong kho còn đến 1.000 tấn), với giá 4.000 đồng/kg. Mua về, đổ vào lò nấu lại, đường đẹp hơn, bán ra được 6.000 đồng.

(Theo Tiền Phong)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Sẽ có nghị định về quản lý quy hoạch (18/04/2003)
Việt Nam có nhà máy mắt kính đầu tiên (18/04/2003)
Xin mở kho vàng tại Việt Nam (18/04/2003)
Những nét văn hoá cần chú ý của doanh nghiệp Nhật (18/04/2003)
3 điều kiện cổ phần hoá DN có vốn đầu tư nước ngoài (18/04/2003)
Mức tăng trưởng của Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi SARS và chiến tranh Iraq (18/04/2003)
Sắp mở cổng giao dịch thương mại điện tử đầu tiên (17/04/2003)
Chỉ ICP được phép kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên Internet? (17/04/2003)
Giá vàng cuối năm sẽ giảm 40 USD/ounce? (17/04/2003)
Bảo Việt và VPBank thế chỗ Hà Nội Vàng (17/04/2003)
Thị trường thép đóng băng do giá quá nóng (17/04/2003)
Du lịch nội địa đắt hàng (17/04/2003)
Vietnam Airlines có chiếc Boeing 777 đầu tiên (17/04/2003)
Ngư dân An Giang có thể vay không cần tài sản bảo đảm (17/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang