Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển:
Sắp có cơ chế mới quản lý kinh doanh xăng dầu
09:01' 23/04/2003 (GMT+7)

Giá xăng dầu thế giới đã thấp hơn giá bán lẻ trong nước.

Dư luận thời gian gần đây rất quan tâm và bức xúc việc Nhà nước tăng giá trần bán lẻ xăng dầu khi giá dầu thế giới lên cao nhưng chưa thấy giảm giá bán lẻ khi giá xăng dầu thế giới đã giảm trở lại. Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề này.

- Hiện nay xăng dầu thế giới đã giảm, liệu giá xăng bán lẻ trong nước có được điều chỉnh lại, thưa Bộ trưởng?

- Giá bán lẻ có giảm hay không, hiện nay phải còn tiếp tục theo dõi. Bởi thực tế dựa vào diễn biến xăng dầu thế giới trong những ngày qua cho thấy thị trường này vẫn chưa thực sự ổn định. Mặt khác, cũng phải nói thêm là chỉ riêng quý I/2003, nhà nước đã phải bù lỗ gần 600 tỷ đồng cho ngành xăng dầu. Trong khi đó, nhu cầu chi ngân sách trong năm 2003 là rất lớn mà nguồn thu chủ yếu dựa vào thuế nhập khẩu. Vì vậy, việc giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước cũng còn phụ thuộc vào thuế nhập khẩu xăng dầu tới đây sẽ được xác định như thế nào. Hiện nay, thuế suất một số mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh lên 20%.

- Có ý kiến cho rằng nên bỏ mức giá trần bán lẻ xăng dầu, Bộ trưởng nghĩ sao về điều này?

- Phải đảm bảo an toàn năng lượng, trong đó xăng dầu là một phần trong cân đối tổng hợp nguyên liệu năng lượng của đất nước. Chính vì thế, ý kiến bỏ giá trần xăng dầu phải được xem xét hết sức nghiêm túc và thận trọng. Trong trường hợp nếu thực hiện thì phải có những điều kiện bắt buộc, mà thiếu những điều này thì việc bỏ giá trần sẽ không thể trở thành hiện thực. Chẳng hạn như nguồn dự trữ quốc gia phải đủ lớn, bởi nếu không trong trường hợp giá xăng dầu thế giới tăng đột biến thì hết sức nguy hiểm.

- Bộ trưởng có thể cho biết, tới đây cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu sẽ được thay đổi như thế nào? 

- Bộ Thương mại đang gấp rút hoàn tất việc xây dựng cơ chế mới trong quản lý kinh doanh xăng dầu để trình Chính phủ vào đầu tháng 5/2003.

Cơ chế quản lý mới sẽ bao gồm từ khâu xuất nhập khẩu đến kinh doanh xăng dầu trong nội địa. Trong đó, Bộ Thương mại sẽ kiến nghị với Chính phủ các nguyên tắc định giá xăng dầu trong thời gian tới nhằm bảo đảm 3 yếu tố như: giá xăng dầu thế giới, giá xăng dầu trong khu vực và cuối cùng là mức giá đó phải đảm bảo được tính đặc thù của Việt Nam (bao gồm: nguồn thu ngân sách qua thuế nhập khẩu hoặc thu nhập của người dân). Nếu thực hiện theo cơ chế quan lý này, chắc chắn thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước sắp tới sẽ không xẩy ra tình trạng như vừa qua.

(Theo Tuổi Trẻ)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Khai hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện XNK theo chuyến (23/04/2003)
Xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục tăng (22/04/2003)
Chưa hết phiền hà trong cấp chứng nhận xuất xứ form A (22/04/2003)
Công ty Sữa Việt Nam bán cổ phần ưu đãi cho nông dân (22/04/2003)
Người Mỹ da đen ủng hộ giải quyết vụ kiện cá tra bằng hạn ngạch (22/04/2003)
Sài Gòn Co.op bán hàng qua mạng (22/04/2003)
Việt Nam muốn hiệp định dệt may có hiệu lực từ 1/7 (22/04/2003)
Hơn 230 tỷ đồng cho xúc tiến thương mại năm 2003 (22/04/2003)
Chiến tranh Iraq và sự sụt giảm kinh tế toàn cầu (22/04/2003)
BIDV sẽ ''rải'' 60 triệu USD đến DN và hộ nông dân (22/04/2003)
Ngân hàng ''bán'' đất! (22/04/2003)
Vận hành thử nghiệm nhà máy chế biến xăng thô đầu tiên (22/04/2003)
Mặt hàng thế mạnh Việt Nam có thể thâm nhập Nhật Bản (22/04/2003)
NAFIQACEN sẽ kiểm tra chloramphenicol hàng thủy sản đi Canada (22/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang