Cần mạnh tay với bên phá HĐ bao tiêu nông sản
12:45' 28/04/2003 (GMT+7)
Diện tích chè được ký hợp đồng bao tiêu tăng 30%.
(VietNamNet)
- Ông Nguyễn Phượng Vĩ, Vụ trưởng Vụ Chính sách (Bộ NN-PTNT), cho biết, dù đã có hàng nghìn hecta chè, bông, mía, rau quả... trong quý I tiếp tục được ký hợp đồng tiêu thụ nông sản, song, tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn tái diễn. Đến nay, chính quyền địa phương, cơ quan pháp luật vẫn chưa có những biện pháp mạnh đối với các trường hợp này.

Theo Vụ Chính sách, 3 tháng qua, Công ty Bông Việt Nam đã ký hợp đồng trực tiếp với nông dân trồng bông theo hai vụ: vụ bông không tưới nước với gần 38.000 hộ, trên diện tích 27.900ha; vụ bông có tưới nước với xấp xỉ 15.000 hộ, diện tích 3.200ha. Tổng số vốn Bông Việt Nam đã đầu tư cho nông dân trên 4 tỷ đồng, bình quân gần 1,3 triệu đồng/ha.

Đối với cây mía, đến hết tháng, tất cả các thành viên Tổng công ty Mía đường I đã ký hợp đồng tiêu thụ với nông dân 100% diện tích, trên 16.000ha, với giá cao nhất 250.000 đồng/tấn đối với mía có 10 chữ đường trở lên. Nếu mua được hết sản lượng mía dự kiến này, các công ty sẽ đảm bảo công suất 98,9%. Tổng công ty Mía đường II cũng ký được hàng trăm nghìn hecta hợp đồng có đầu tư trước và hợp đồng tiêu thụ mía.

Đối với chè, Tổng công ty Chè Việt Nam đã thu mua được gần 2.500 tấn chè búp tươi, vượt trên 30% so với cùng kỳ năm 2002.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Phượng Vĩ cho rằng, mặc dù đã ký hợp đồng với nhà máy, nông dân vẫn dễ dàng phá vỡ nếu có cá nhân hoặc DN nào trả giá cao hơn. Việc phân loại chất lượng không được coi trọng khiến các DN dễ bị cạnh tranh về giá khi khan hiếm nguyên liệu. Một số DN cũng lợi dụng việc phân loại chất lượng không cụ thể, rõ ràng để ép giá thu mua của người dân. Bên cạnh đó, vùng nguyên liệu quy hoạch cho các nhà máy chưa được xác định rõ ràng, do vậy, mặc dù đã ký hợp đồng với DN có đầu tư ứng trước, nhưng nông dân lại chuyển quyền sử dụng đất cho người khác để nhận hợp đồng mới còn địa phương lại không can thiệp, bảo vệ lợi ích của DN đã ký hợp đồng.

Ông Nguyễn Phượng Vĩ kiến nghị, phải có biện pháp mạnh để xử lý tình trạng vi phạm hợp đồng. Bộ NN-PTNT cần nhanh chóng xây dựng và ban hành các bộ tiêu chuẩn chất lượng nông sản và nguyên liệu, để các bên xác định chất lượng khi thu mua. Tại một hội nghị về quy hoạch mới đây, Bộ trưởng Lê Huy Ngọ cho rằng, khi liên kết, quan hệ giữa HTX, DN và người dân chỉ là hợp đồng kinh tế. Khi hợp đồng này vi phạm, nhất định phải có chế tài, cả chế tài về kinh tế, cả chế tài về hành chính, để xử lý.

''Ở các nước, việc tuân thủ hợp đồng là bắt buộc, không phải là việc muốn hay không muốn. Nếu vi phạm hợp đồng kinh tế, DN sẽ bị cảnh cáo thương hiệu, bởi nhiều khi, chưa cần rút giấy phép hoạt động, các DN này đã sạt nghiệp vì bị mất thương hiệu. Tuỳ theo mức độ, các DN sẽ bị cảnh cáo về thương hiệu, phạt tài chính hay rút giấy phép đầu tư'', Bộ trưởng nói .

  • Hà Yên
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Kinh doanh hàng miễn thuế phải nối mạng với hải quan (28/04/2003)
Giá nhiều mặt hàng đứng ở mức cao (28/04/2003)
4 tháng, TP.HCM thu 2,4 tỷ USD từ xuất khẩu (28/04/2003)
Ký kết Hiệp định dệt may Việt - Mỹ (28/04/2003)
“Cuộc đấu” tôm thẻ chân trắng - tôm sú (28/04/2003)
Khi Việt Nam mua lại thương hiệu nước ngoài (27/04/2003)
Nông nghiệp cần trên 3 tỷ USD vốn ODA (26/04/2003)
Bắt đầu xây Nhà máy thép Phú Mỹ (26/04/2003)
ING Bank rút khỏi Việt Nam vì SARS (26/04/2003)
Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao TP.HCM - lớn và công phu (26/04/2003)
Xây khu công nghiệp - đô thị lớn nhất miền Bắc (26/04/2003)
Bao giờ xe container có thể chạy mà không bị phạt? (26/04/2003)
TP.HCM đột phá trong quy hoạch GTVT (26/04/2003)
TP.HCM kỷ luật lãnh đạo nếu thực hiện CPH chậm trễ (26/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang