Nga áp thuế nhập khẩu đặc biệt với gạo Việt Nam
16:12' 28/04/2003 (GMT+7)
Bốc gạo lên thuyền.

(VietNamNet) - Tin từ Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga cho biết, ngày 21/4, Uỷ ban về các biện pháp tự vệ trong lĩnh vực ngoại thương của Nga đã quyết định áp dụng loại thuế nhập khẩu đặc biệt đối với mặt hàng gạo nhập khẩu vào thị trường này, với mức thuế không dưới 30 EUR/tấn (tương đương 35 USD/tấn), thay cho mức thuế 10% hiện nay.

 

Ủy ban này sẽ trình Chính phủ Nga cho áp dụng loại thuế này trong vòng 9 tháng, nhiều khả năng là bắt đầu từ tháng 6.

 

Đây là mức thuế rất cao. Hiện nay, thuế nhập khẩu gạo vào Liên bang Nga là 10%, nếu lấy bình quân giá CIF gạo Việt Nam nhập vào Nga khoảng 180-200 USD/tấn, tức 18-20 USD/tấn, thì mức thuế mới công bố cao hơn khoảng 15-17 USD/tấn so với mức cũ.

 

Đánh thuế nhập khẩu đặc biệt vào gạo là biện pháp để Nga hạn chế nhập khẩu, hỗ trợ sản xuất trong nước, chủ yếu là các vùng phía Nam, như Krasnodar, Starapol, Cộng hòa Kalmưkia..., đặc biệt là để điều tiết theo hướng cân bằng giá bán buôn của gạo nhập khẩu và gạo nội địa. Theo số liệu của Viện Tình hình thị trường nông sản (Nga), tổng cung ứng gạo trên thị trường này năm 2002 là 650.000 tấn (trị giá khoảng 185 triệu USD), trong đó, gạo nhập khẩu chiếm tới 75% (497.000 tấn). Sản xuất tại Nga năm 2001 coi như mất mùa, chỉ đạt 240.000 tấn so với dự kiến 320.000 tấn. Do vậy, nhập khẩu gạo vào Nga 2002 đã tăng mạnh, chủ yếu là từ Trung Quốc và Việt Nam.

 

Năm 2002, nhập khẩu gạo Trung Quốc vào Nga đạt 221.200 tấn so với 65.900 tấn (2001), gạo Việt Nam đạt gần 212.800 tấn, so với khoảng 200.000 tấn năm trước đó. Như vậy, có thể nói gạo Trung Quốc và Việt Nam đang chia nhau (gần như 50/50) thị phần gạo nhập khẩu vào Liên bang Nga. Có nguồn tin cho rằng, Liên bang Nga áp dụng biện pháp này nhằm ngăn chặn gạo nhập khẩu Trung Quốc và Việt Nam, hiện đang tích cực chuyển hướng từ thị trường Iraq sau sang thị trường Nga.

 

Bên cạnh đó, mức thuế này được coi như một loại thuế tối thiểu thuần tuý, do không gắn bó với giá trị và ở mức cao nên được gọi là thuế đặc biệt. Không tính đến yếu tố giá trị hàng hóa, có thể coi việc ban hành loại thuế này là một biện pháp rất cứng rắn của Liên bang Nga nhằm chống tình trạng tiêu cực, gian lận thương mại, khai man giá trị hải quan để lậu thuế nhập khẩu vốn hiện vẫn còn phổ biển trong khâu làm thủ tục hải quan và đóng thuế nhập khẩu ở Nga.

 

Các nhà phân tích cho rằng, sau việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu thịt lợn, thịt bò và thịt gia cầm, việc tăng thuế gạo lần này của LB Nga nhằm nâng mức thuế các mặt hàng nông sản nhập khẩu chính của Nga. Đây là cơ sở mặc cả của nước này trong giai đoạn đàm phán gia nhập WTO. Nga coi lĩnh vực thương mại hàng hóa nông sản là vấn đề nhạy cảm và có kế hoạch bảo hộ rất mạnh mẽ.

  • Hà Yên

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Xuất khẩu gạo cũng bị "cấm chợ"
2004 - Năm Quốc tế về gạo
Xuất 610 tấn gạo thơm đi Mỹ và Hongkong
Việt Nam trở lại vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo
10 nước xuất khẩu gạo hàng đầu năm 2003
Ấn Độ sẽ tiếp tục xuất khẩu gạo và lúa mì
Nhiều DN xuất khẩu gạo bị ''sốc''
WFP mua gạo của Việt Nam cứu trợ người dân Iraq
Giới kinh doanh gạo của Mỹ được lợi
Bangladesh sắp nhập khẩu 100.000 tấn gạo
CÁC TIN KHÁC:
Thái Bình sẽ có những cánh đồng "50 triệu" (28/04/2003)
Cán bộ UBCKNN vẫn không được mua bán cổ phiếu (28/04/2003)
Sản lượng cà phê Đăk Lăk giảm mạnh (28/04/2003)
Cần mạnh tay với bên phá HĐ bao tiêu nông sản (28/04/2003)
Kinh doanh hàng miễn thuế phải nối mạng với hải quan (28/04/2003)
Giá nhiều mặt hàng đứng ở mức cao (28/04/2003)
4 tháng, TP.HCM thu 2,4 tỷ USD từ xuất khẩu (28/04/2003)
Ký kết Hiệp định dệt may Việt - Mỹ (28/04/2003)
“Cuộc đấu” tôm thẻ chân trắng - tôm sú (28/04/2003)
Khi Việt Nam mua lại thương hiệu nước ngoài (27/04/2003)
Nông nghiệp cần trên 3 tỷ USD vốn ODA (26/04/2003)
Bắt đầu xây Nhà máy thép Phú Mỹ (26/04/2003)
ING Bank rút khỏi Việt Nam vì SARS (26/04/2003)
Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao TP.HCM - lớn và công phu (26/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang