Kinh tế Việt Nam - ốc đảo giữa sa mạc bất ổn
14:03' 29/04/2003 (GMT+7)
(VietNamNet) - ''Viễn cảnh kinh tế của Việt Nam tiếp tục thuận lợi mặc dù bối cảnh bên ngoài vẫn mất ổn định. Tổng tăng trưởng trong nước (GDP) thực tế dự kiến tăng tới khoảng 7% năm 2003...'' - đó là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong báo cáo phát hành ngày hôm nay (29/4). 
Chế biến thuỷ sản xuất khẩu
 

Qua các con số độc lập của mình, WB nhận định, ''chương trình nghị sự về cải cách của Chính phủ vẫn đi đúng hướng. Nhìn chung, cải cách kinh tế của Chính phủ đã khẳng định những bước phát triển tích cực mặc dù việc thực hiện cải cách còn chưa đồng đều trong mọi lĩnh vực, và WB sẽ tiếp tục hỗ trợ các chương trình cải cách của Việt Nam''.

''Trong khi mối lo ngại lớn nhất liên quan tới chiến tranh Iraq đã không trở thành hiện thực thì vẫn tồn tại sự không chắc chắn về ảnh hưởng kinh tế của bệnh SARS. Tuy nhiên, Việt Nam có những thế mạnh cơ bản có thể giúp nền kinh tế trụ vững trong hoàn cảnh những đột biến ngắn hạn, và duy trì tăng trưởng kinh tế và các nỗ lực xoá đói giảm nghèo'' - ông Klaus Rohland, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định. 

WB cũng thừa nhận rằng, việc bùng phát bệnh SARS ở Việt Nam đã được kiểm soát về mặt địa lý. Hậu quả kinh tế chủ yếu là do nhận thức của công chúng và nỗi sợ hãi về bệnh tật chứ không phải vì chính bản thân căn bệnh này. Ước tính ban đầu cho thấy những ảnh hưởng xấu tới ngành du lịch có thể làm giảm 0,5 điểm phần trăm từ tổng tăng trưởng năm nay. Nhưng con số này có xảy ra hay không phụ thuộc vào việc Việt Nam có thể thay đổi nhận thức của công chúng về bệnh dịch hay không. 

Giá trị xuất khẩu được ghi nhận ở mức rất khích lệ là tăng 43% trong quí I so cùng kỳ năm ngoái. Nhưng hầu như tất cả mức tăng trưởng này là do tăng doanh số bán sang Mỹ. Việc Hoa Kỳ và EU sử dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam cho thấy sức mạnh của các nhà xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, và mặt khác là tầm quan trọng của việc Việt Nam phải gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ có khả năng giảm thiểu những hạn chế thương mại vì các nhà thương thảo của Việt Nam sẽ được tiếp cận với các cơ sở pháp lý của thương mại quốc tế. 

Lòng tin của các nhà đầu tư vẫn rất mạnh mẽ. Tình hình môi trường của khu vực tư nhân được cải thiện, và sự năng của khu vực này được nhấn mạnh bởi số lượng các doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động. Hơn 20.000 doanh nghiệp tư nhân đăng kí hoạt động năm ngoái, khoảng 11% cao hơn so với năm 2001 và những đơn vị mới này đã góp phần đáng kể vào việc tăng tỷ trọng đầu tư tư nhân trong GDP. Đầu tư nước ngoài cũng có xu hướng đi lên. Con số dự tính cho thấy giải ngân FDI thực tế tăng khoảng 10% vào năm ngoái và những tính toán ban đầu của năm nay cũng cho thấy mức vốn FDI vào Việt Nam sẽ được duy trì, tạo nên mức giải ngân FDI khoảng 3,5% GDP. 

''Chúng tôi đang khẩn trương hoàn thành Tín dụng Hỗ trợ Giảm Nghèo thứ hai cho Việt Nam, sau khi khoản tín dụng thứ nhất đã hoàn tất thành công vào tháng 12 năm ngoái. Với khoản tín dụng dự tính là 100 triệu USD, chương trình hỗ trợ sẽ gồm các yếu tố thiết yếu của chương trình cải cách, và các thành phần hỗ trợ các chương trình tham gia phát triển và quản trị quốc gia tốt. WB dự kiến khoản tín dụng mới này sẽ được đưa ra vào giữa năm nay'',  ông Klaus Rohland nói. 

  • Hồng Phúc

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chính phủ đưa ra 5 nhóm giải pháp xử lý khó khăn phát sinh (29/04/2003)
VCCI có Chủ tịch mới (29/04/2003)
Chất lượng nhà chung cư đang bị buông lỏng (29/04/2003)
Nhân viên Vietnam Airlines nghiêm túc rút kinh nghiệm... (28/04/2003)
Nga áp thuế nhập khẩu đặc biệt với gạo Việt Nam (28/04/2003)
Thái Bình sẽ có những cánh đồng "50 triệu" (28/04/2003)
Cán bộ UBCKNN vẫn không được mua bán cổ phiếu (28/04/2003)
Sản lượng cà phê Đăk Lăk giảm mạnh (28/04/2003)
Cần mạnh tay với bên phá HĐ bao tiêu nông sản (28/04/2003)
Kinh doanh hàng miễn thuế phải nối mạng với hải quan (28/04/2003)
Giá nhiều mặt hàng đứng ở mức cao (28/04/2003)
4 tháng, TP.HCM thu 2,4 tỷ USD từ xuất khẩu (28/04/2003)
Ký kết Hiệp định dệt may Việt - Mỹ (28/04/2003)
“Cuộc đấu” tôm thẻ chân trắng - tôm sú (28/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang