USD mất giá có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam?
07:30' 07/05/2003 (GMT+7)
USD đang mất giá so với nhiều ngoại tệ mạnh.

Từ đầu năm đến nay, đặc biệt là trong một tuần trở lại đây, USD đã mất giá so với các ngoại tệ khác. Tỷ giá USD/VND dù phản ứng chậm chạp hơn, nhưng cũng không thể đi ngược xu thế chung.

Ông Đinh Nho Bảng - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có cuộc trao đổi về vấn đề này.

- Tính từ đầu năm đến nay, USD đã mất giá tới 6,75% so với đồng EUR, 0,23% so với đồng yên Nhật, 1,11% so với đồng baht Thái Lan, 1,21% so với dollar Singapore và 0,92% so với vàng... Chỉ riêng trong tuần qua, USD đã mất giá tới 1,5% so với EUR.

- Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến sự mất giá nghiêm trọng của đồng USD thời gian qua?

- Nếu thời gian trước đây, mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư là diễn biến của cuộc chiến Iraq, thì nay, sự chú ý của họ lại chuyển sang nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế Mỹ. Trong khi đó, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nền kinh  tế toàn cầu trong thời gian tới sẽ tiếp tục gặp khó khăn.

Các chỉ số kinh tế của Mỹ cũng không mấy sáng sủa: sản xuất sụt giảm, hàng tồn kho nhiều. Một số công ty lớn của Mỹ đang sụt giảm lợi nhuận... Đặc biệt, các nhà đầu tư còn lo ngại về những vấn đề tài chính trong thời kỳ "hậu Iraq". Bên cạnh đó, cán cân vãng lai thâm hụt cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế.

Chính triển vọng tăng trưởng không khả quan của nền kinh tế Mỹ khiến các nhà đầu tư phải tìm cách đầu tư vào những đồng tiền khác có lợi suất cao hơn, đặc biệt là EUR. Điều này lý giải vì sao USD liên tục mất giá.

- Sự mất giá của USD trên thị trường tiền tệ quốc tế sẽ có tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?

- Trước khi cuộc chiến Iraq nổ ra, NHNN Việt Nam đã dự đoán được những ảnh hưởng của cuộc chiến tranh này, và có phối hợp tốt trong công tác điều hành, đặc biệt là tỷ giá để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế Việt Nam. NHNN Việt Nam đã thực hiện tốt chính sách điều hành tỷ giá theo định hướng của Chính phủ: Vừa theo thị trường, vừa có can thiệp khi cần thiết.

Vì thế, nền kinh tế Việt Nam thời gian qua vẫn giữ được sự ổn định. Biến động tỷ giá USD/VNĐ vẫn ở mức độ chấp nhận được (tỷ giá ngày 5/5 là 15.460 đồng/USD, tăng 130 đồng/USD so với  đầu năm).

- Phản ứng chậm chạp của VNĐ so với USD có nguyên nhân khác: VND vẫn chưa phải là đồng tiền tự do chuyển đổi và vì thế, VNĐ vẫn chưa thật sự "nhạy cảm" với những biến động của thị trường tiền tệ? Nếu đúng vậy, sự mất giá của USD có ảnh hưởng gì đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà xuất nhập khẩu?

- USD là ngoại tệ tự do chuyển đổi, vì thế, các nhà kinh tế sẽ biết cách lựa chọn phương thức đầu tư, thanh toán bằng đồng tiền nào có lợi nhất cho họ. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, lâu nay, phương thức mua bán ngoại tệ kỳ hạn (forward, swap) vẫn được sử dụng như một phương thức lựa chọn để hạn chế rủi ro tỷ giá.

- Xin cảm ơn ông!

(Theo Lao Động)
 

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Vận tải xe buýt được hưởng nhiều ưu đãi (07/05/2003)
Dầu khí Việt Nam góp vốn đầu tư mới dưới hình thức mới (06/05/2003)
Siemens ra mắt điện thoại A55 (06/05/2003)
DN xuất khẩu được hoàn thuế GTGT dù chưa đủ hồ sơ (06/05/2003)
San Miguel xây dựng nhà máy 100 triệu USD tại Việt Nam (06/05/2003)
Kiến nghị áp 5% mức phụ thu phân bón nhập khẩu (06/05/2003)
Tiếp tục tăng thuế nhưng chưa giảm giá bán lẻ xăng dầu (06/05/2003)
Việt Nam sẽ xuất 160.000 tấn gạo sang Iraq (06/05/2003)
91% DN Mỹ tại Việt Nam dự định mở rộng kinh doanh (06/05/2003)
Đến tháng 8, 9 đã hết hạn ngạch dệt may sang Mỹ? (06/05/2003)
AmCham kiến nghị phân bổ hạn ngạch dệt may theo thành tích (06/05/2003)
Ghập ghềnh chuyện thương hiệu (06/05/2003)
''Cần phối hợp hơn nữa hình thức quảng bá, thăm dò khách hàng'' (05/05/2003)
Chỉ cho phép hàng thông quan khi đã dán tem nhập khẩu (05/05/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang