Sẽ phân bổ hạn ngạch cho các nhà máy đường
17:10' 27/05/2003 (GMT+7)
Mía nguyên liệu ở ĐBSCL.
(VietNamNet)
- Theo dự thảo Quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh đường, các nhà máy sẽ bị phân bổ chỉ tiêu sản xuất, lượng bán ra dựa trên công suất và vùng nguyên liệu. Hiện Cục Chế biến Nông lâm sản và ngành nghề nông thôn (Bộ NN-PTNT) đang lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo này và trình Chính phủ xem xét quyết định, dự kiến áp dụng từ vụ sản xuất mía đường 2003-2004.

Năm nay, tổng sản lượng đường sản xuất trong nước ước đạt 1,15 triệu tấn, vượt trên 150.000 tấn. Số đường dôi dư này, theo kế hoạch, các nhà máy sẽ cố gắng xuất khẩu. Tính đến thời điểm này, cả nước đã xuất được 41.000 tấn, trong đó, Liên doanh Mía đường Tate&Lyle Nghệ An xuất sang lndonesia gần 21.000 tấn, Cổ phần Ðường Biên Hòa (Đồng Nai) 13.500 tấn, còn lại là các nhà máy đường ở Đăk Lăk, Cần Thơ và Sóc Trăng. Song, 109.000 tấn đường xuất khẩu còn lại từ nay đến cuối năm, theo các chuyên gia mía đường, là khó có thể đạt được.

Tin từ Phòng Mía đường (Cục Chế biến Nông lâm sản), cho thấy, giá đường trong nước hiện đang ở mức 3.400 đồng/kg, đường trắng 3.600-3.700 đồng/kg, đường luyện trên dưới 3.900 đồng/kg. Mặc dù giá đường xuất khẩu không cao, khoảng 207 USD/tấn FOB qua cảng Cửa Lò, 212 USD/tấn đường luyện, song, đã tạo ra luồng gió mới trong việc giảm sức ép về cung, tạo tâm lý phấn khởi cho toàn ngành. Ngay lập tức, giá đường trong nước cũng đã nhích lên, tuy không đáng kể.

Dấu hiệu tích cực khác là lượng đường tiêu thụ nội địa năm 2003 rất khả quan. Từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tháng, ngành đường bán ra 90.000 tấn (năm ngoái chỉ 60.000 tấn/tháng). Như vậy, dự kiến năm nay, riêng tiêu thụ trong nước đã lên tới gần 1,1 triệu tấn. Song, do giá vẫn thấp nên các nhà máy đường không bớt được phần nào khó khăn về tài chính. 

Đã có nhiều giải pháp được đề xuất, nhưng xem ra, chúng chưa đủ mạnh để cứu vãn tính tình thua lỗ của các nhà máy đường. Việc ban hành Quy chế quản lý về sản xuất, kinh doanh đường, đặc biệt là biện pháp phân bổ chỉ tiêu sản xuất, lượng bán ra cho mỗi nhà máy là khá mạnh tay. Một quan chức Bộ NN-PTNT cho rằng, trong trường hợp sản xuất quá nhiều, các nhà máy đường phải tự cứu mình, tức là, hoặc họ phải lo tiêu thụ số đường sản xuất quá lên, hoặc phải chịu chế tài xử phạt.

Bên cạnh đó, một trong những biện pháp hạ giá thành đường hiện nay là phải có giống mía tốt để tăng năng suất, chữ đường. Các nhà máy phải tăng cường định mức tiêu hao vật liệu, tận dụng lao động trực tiếp, giảm chi phí đầu vào. Về lâu dài, có chính bù chênh lệch lãi suất; khoanh toàn bộ lãi treo và phí bảo lãnh cho các nhà máy; thời gian khấu hao ít nhất là 20 năm, chứ không phải 10 năm như hiện nay.

Một giải pháp được đưa ra là từ nay đến 2005 sẽ CPH các nhà máy đường. Tuy nhiên, CPH không phải là dễ vì vốn tại các nhà máy không nhiều, còn tài sản thì đã thế chấp ngân hàng để vay vốn sản xuất.

  • Hà Yên
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ngành giấy cần 1 tỷ USD (27/05/2003)
Đổi mới, sắp xếp DNNN: 4 tháng chỉ đạt 10% (27/05/2003)
Khai trương thư viện điện tử nông nghiệp (27/05/2003)
Việt Nam tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại APEC (27/05/2003)
Bút... @ (27/05/2003)
Xác định kinh tế trang trại bằng tiêu chí mới (27/05/2003)
Có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán qua điện thoại di động (27/05/2003)
Đơn vị sự nghiệp có thu phải công khai chi tiêu nội bộ (27/05/2003)
Thêm gần 200 trạm thu phát sóng di động phục vụ SEA Games 22 (27/05/2003)
Đầu tư nước ngoài khởi sắc (27/05/2003)
Cổ phiếu Bibica xuống dưới mệnh giá (27/05/2003)
Đơn vị sự nghiệp có thu phải công khai chi tiêu nội bộ (27/05/2003)
TP.HCM: Khiếu nại đồng hành cùng khuyến mãi (27/05/2003)
51% tiền bảo hiểm được... gửi ngân hàng (27/05/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang