DN Việt - Trung chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có
17:19' 29/05/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Đó là nhận định của ông Vương Long Hổ, Lãnh sự Kinh tế Thương mại, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TPHCM trong buổi tập huấn giới thiệu thị trường Trung Quốc do Trung tâm xúc tiến Thương mại & Đầu tư (ITPC) tổ chức. Ông Vương đã trả lời phỏng vấn của VietNamNet về quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam-Trung Quốc thời gian gần đây. 

Hội chợ thương mại biên giới Việt - Trung khai mạc tại Hà Khẩu

- Thưa ông, ông đánh giá thế nào về việc hợp tác thương mại Việt-Trung?

- Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết hàng chục hiệp định và thỏa thuận cấp nhà nước trong nhiều lĩnh vực, tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài. Hai bên đã khơi thông các tuyến đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu về mọi mặt. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế thương mại. Đến nay, kim ngạch buôn bán giữa hai nước tăng bình quân hàng năm 20%. Năm 2002, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt trên 3 tỷ USD. Con số này không nhỏ nhưng chưa xứng đáng với tiềm năng hợp tác của cả Việt Nam và Trung Quốc. 

- Theo ông, Việt Nam có những lợi thế gì để hấp dẫn giới đầu tư Trung Quốc?

- Trước hết đó là môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện. Chính phủ Việt Nam và từng địa phương đều đề ra biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài về mặt chính sách, nhân công, cơ sở hạ tầng...Thứ hai là lợi thế nguồn lao động có tay nghề cao, chi phí nhân công khá rẻ. Việt Nam có môi trường ổn định thu hút giới đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao. Vốn đầu tư của doanh nghiệp (DN) Trung Quốc vào Việt Nam ngày một tăng tuy chưa thực sự lớn. Theo tôi, một số chính sách giám sát đầu tư, tài chính của Việt Nam còn điều bất cập. Đặc biệt, còn có dự án gọi vốn đầu tư chưa chú ý đến tính khả thi. 

- Ông cho rằng những mặt hàng thế mạnh nào của Việt Nam có thể xuất sang Trung Quốc?

Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc. Tiếp đến là cao su và thủy hải sản. Tôi lưu ý rằng, khu vực miền Tây Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn thuỷ hải sản tươi sống. Hiện Thái Lan và Myanmar đang chiếm lĩnh thị trường này ở miền Tây. Rau quả, trái cây nhiệt đới Việt Nam có điều kiện tốt vào thị trường Trung Quốc. Tiêu thụ rau quả của Trung Quốc chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu rau qủa Việt Nam.

- Thưa ông, yếu tố nào khiến hàng hoá Trung Quốc giành lợi thế về giá?

- Có nhiều yếu tố, song qua tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, tôi cho rằng, đó là Chính phủ Trung Quốc đã thực thi mọi biện pháp nhằm tăng tính cạnh tranh lành mạnh của các DN từ khâu cung cấp nguyên liệu đến sản xuất, ví dụ riêng về ngành may mặc, từ việc trồng bông, DN đã phải cạnh tranh làm sao để chất lượng bông tốt, giá thành thấp, tiếp đến là DN sản xuất vải rồi thành phẩm đều như vậy. 

- Ông có lời khuyên gì cho DN Việt Nam làm ăn với đối tác Trung Quốc?

- DN Việt Nam muốn bán hay nhập hàng cần khảo sát kỹ thị trường Trung Quốc để nắm bắt thị trường cần gì, DN có thể bán được gì. Trung Quốc rất rộng với nhiều dân tộc khác nhau, thu nhập lại khá chênh lệch. Từng vùng miền có yêu cầu riêng. Nếu nắm kỹ lợi thế hàng hoá của mình so với sản phẩm cùng loại, hiểu rõ tính chất đặc thù từng lĩnh vực ngành hàng, DN sẽ tìm ra cơ hội kinh doanh và giảm được nhiều chi phí cho khâu trung gian. Tiếp đến là tham gia hội chợ. Trung Quốc mỗi năm có rất nhiều hội chợ với quy mô lớn, mang tính chuyên biệt. Thông qua đó, DN có thể một lần đi mà thu hoạch được nhiều. Cùng một dòng sản phẩm có khi có rất nhiều DN nội địa và nước ngoài tham gia trưng bày. DN từ đó so sánh được lợi thế hay nhược điểm của sản phẩm, hoặc đặt quan hệ hợp tác, ký kết kinh doanh. Tôi đặc biệt lưu ý là DN Việt Nam nên chú ý đến việc thống nhất giá cả xuất khẩu. Có nhiều DN cùng xuất một mặt hàng đã tự mình giảm giá gây nên tình trạng ép giá hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Cuối cùng, mặc dù thời gian gần đây, những rủi ro trong làm ăn giữa DN Việt Nam và Trung Quốc đã giảm nhưng vẫn còn, các bạn cần chú trọng chữ Tín khi kinh doanh, như vậy mới duy trì được quan hệ có lợi lâu dài.

- Ông có thể giới thiệu một số địa chỉ website cung cấp thông tin cần thiết cho DN Việt Nam?

www.moftec.gov.cn; www.cecf.com.cn; www.techfair.com.cn; www.chanafdi.org.cn; www.chinamarket.com.cn; www.sif-expo.com; www.ibdaily.com.cn.

- Xin ông giới thiệu vài nét về hoạt động của mình ở Việt Nam

- Tôi đến Việt Nam và công tác tại phòng Kinh tế thương mại được 7 năm. Nhiệm vụ chính của Phòng là thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế hai nước. Tôi vào TP.HCM nhận nhiệm vụ Lãnh sự Kinh tế Thương mại, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại thành phố được 3 năm.

Xin cám ơn ông!

  • Diệu Thuý
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Kinh tế tư nhân đang phát triển mất cân đối (29/05/2003)
5 tỷ đồng cho 2 tháng trên CNN (29/05/2003)
Cần khai thác tối đa điểm tương đồng (29/05/2003)
Mở đường bay thẳng Hà Nội - Siem Riep (29/05/2003)
Lương cán bộ quản lý trong công ty nước ngoài đạt 490-510 USD (29/05/2003)
Bộ Tài chính ''từ chối'' khiếu nại của Hiệp hội Xe đạp Xe máy (29/05/2003)
Australia viện trợ 72,1 triệu đôla Úc cho Việt Nam (29/05/2003)
Sữa nội chỉ đủ 11% nhu cầu (29/05/2003)
Sản lượng điều tăng 50.000 tấn (29/05/2003)
Xe Zace ''cháy chợ'' (29/05/2003)
70% hạn ngạch dệt may vào Mỹ dành cho DN có thành tích (29/05/2003)
Đối thoại thẳng thắn, hợp tác đa dạng (28/05/2003)
Việt Nam dùng 5,5 triệu USD để tiết kiệm điện (28/05/2003)
Có đòi lại được tiền tạm ứng cổ tức khi Bibica thua lỗ? (28/05/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang