Dệt may Việt Nam đối mặt nhiều thách thức
10:25' 14/06/2003 (GMT+7)
 

(VietNamNet) - Các tập đoàn lớn của Mỹ, như JC Penny, Nike đã chính thức đặt quan hệ với các DN may Việt Nam về mặt hàng quần áo thể thao, xuất khẩu sang Mỹ. EU tăng 50-75% hạn ngạch cho các mặt hàng dệt may nhạy cảm. Tại Nhật Bản, hàng dệt may Việt Nam giành vị trí thứ tư và được đánh giá có chất lượng tốt. Thị trường châu Á trở nên đầy hứa hẹn khi chúng ta gia nhập AFTA... Song, bên cạnh những lợi thế, ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức.

Theo ông Nguyễn Đình Trường, Tổng giám đốc Công ty May Việt Tiến, chi phí cho một đơn vị sản phẩm đều cao hơn từ 15-20% mặt hàng tương tự của Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan. Giới phân tích khẳng định, giá lao động Việt Nam rẻ nhất khu vực châu Á, từ 0,16-0,35 USD/giờ (Indonesia là 0,32 USD/giờ, Trung Quốc 0,70 USD/giờ, Ấn Độ 0,58 USD/giờ...). Tuy nhiên, năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam nói chung chỉ bằng 2/3 mức bình quân các nước ASEAN, chi phí nguyên phụ liệu (phần lớn phải nhập khẩu) và khâu trung gian cao làm sản phẩm thiếu tính cạnh tranh.

Thứ hai là lịch trình cần giảm thuế quan theo Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho AFTA. Nhiều mặt hàng hiện đang được bảo hộ bằng thuế suất cao như sợi 20%, vải 40%, may 50%... sẽ có sự cắt giảm liên tục và tương đối nhanh còn 5% vào 2006. Khó khăn lớn nhất đặt ra không chỉ là sự cạnh tranh của các DN xuất khẩu sang ASEAN mà còn là việc phải bỏ cả hạn ngạch định lượng nhập khẩu. Đó là chưa kể bắt đầu từ 1/6/2006, Việt Nam phải bỏ toàn bộ các biện pháp bảo hộ bằng phi thuế quan.

Theo hiệp định về hàng dệt may ATC, các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada sẽ bỏ dần hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may áp dụng với các nước thành viên WTO theo lộ trình: 2002-2004 bỏ tiếp đợt 3 (18%) và đến 31/12/2004 thì bỏ hết số hạn ngạch còn lại. Như vậy, hầu hết những đối thủ cạnh tranh xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam như Trung Quốc (đã gia nhập WTO) sẽ có lợi thế hơn.

EU đã đồng ý tăng hạn ngạch cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam, nhưng Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường và giảm thuế nhập khẩu để hàng dệt may sản xuất ở Liên minh châu Âu vào thị trường. Việt Nam lại chưa được EU cho hưởng các ưu đãi thuế quan và dỡ bỏ hạn ngạch.

Khâu thiết kế chưa thực sự được coi trọng trong ngành dệt may. Phần lớn, mẫu mã hàng ngày được sưu tầm từ catalogue nước ngoài. Đặc biệt, DN dệt may chưa có chiến lược tiếp thị với sản phẩm. 

Thực trạng tại các thị trường nhập khẩu chính

- Mỹ hạn chế bằng quota từ giữa 2003. Mức tăng trưởng cao của Việt Nam thời gian qua với trên 20 mã hàng vượt quá 1% tổng thị phần nhập khẩu khiến Mỹ đưa ra yêu cầu xúc tiến đàm phán và hiện đã ký Hiệp định dệt may với Việt Nam.

- EU là bạn hàng truyền thống, với khối lượng nhập khẩu hàng chỉ đứng sau Mỹ. Song hai năm gần đây có xu thế sụt giảm.Năm 2002 chỉ còn 550 triệu USD so với 660 triệu USD năm 2001. Riêng mặt hàng chủ lực là áo jacket, năm qua giảm tới 3 triệu sản phẩm (còn gần 17 triệu sản phẩm).

- Nhật Bản: Hàng dệt may Trung Quốc hiện đang tràn ngập thị trường. Trung Quốc chiếm  gần 90% tổng trị giá hàng dệt may nhập khẩu vào Nhật trong khi đó, Việt Nam chỉ chiếm 3-5%.

- Australia: Doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa khai thác được hết tiềm năng, với mức xuất khẩu chỉ đạt 25 triệu USD (2002).

- Châu Á: Là thị trường lớn với GDP đạt trên 580 triệu và dân số là hơn 460 triệu người. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam vào các nước ASEAN thậm chí chưa vươn tới mức 100 triệu USD.

Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam đang thực hiện kế hoạch 10 năm (2001-2010) với mục tiêu tăng gấp đôi GDP trong đó ngành dệt may giữ vai trò nòng cốt nhằm khai thác lợi thế hội nhập WTO và có tốc độ tăng trưởng sản xuất hàng năm đạt 6%.
  • Diệu Thúy
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cao su đang khan hàng (14/06/2003)
Đấu giá cổ phần Decofi: Đặt mua gấp rưỡi chào bán (14/06/2003)
ĐTDĐ trả trước chỉ nhận cuộc gọi và nhắn tin (14/06/2003)
Doanh nghiệp và Tham tán tìm tiếng nói chung (14/06/2003)
Từ 1/7, cắt giảm thuế 17 mặt hàng tham gia AFTA (14/06/2003)
WB và ADB sẽ hỗ trợ nhà máy điện Phú Mỹ 3 (13/06/2003)
Hơn 31.000 ôtô đang kinh doanh vận tải sẽ bị loại bỏ? (13/06/2003)
Xây dựng 12 vùng nuôi thủy sản an toàn (13/06/2003)
2004, tăng trưởng GDP không thấp hơn 7,5% (13/06/2003)
Bắc Sơn mua bán trái phép 30.000 bộ linh kiện xe máy (13/06/2003)
Tồn đọng khoảng 200 triệu con cá tra giống (13/06/2003)
Thành lập Cục Đầu tư nước ngoài (13/06/2003)
Thành lập DN 100% vốn Việt Nam tại Hoa Kỳ (13/06/2003)
"Chia sân" để lo cho công nghiệp chế biến (12/06/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang