Việt Nam - Indonesia sẽ hợp tác cắt giảm cà phê
07:31' 18/06/2003 (GMT+7)
Sẽ cắt giảm sản lượng để khôi phục giá cà phê.
(VietNamNet) - Ông Đoàn Triệu Nhạn, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam (Vicofa) vừa cho biết, dự kiến trong lịch trình chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Indonesia, bà Megawati Sukarnoputri, ngày 26-27/6 tới, hai nước sẽ ký kết biên bản ghi nhớ về việc hạn chế xuất khẩu cà phê, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước nhằm nâng giá cà phê.

Hãng tin Reuters dẫn lời Chủ tịch Hiệp hội những nhà xuất khẩu cà phê Indonesia (AEKI), ông Rachim Kartabrata, cho biết, trước đó, ngày 23/6, Indonesia sẽ cử một đoàn đại biểu tới Hà Nội để thảo luận chi tiết hơn.

Trao đổi với VietNamNet, ông Đoàn Triệu Nhạn cho rằng, mặc dù chưa chính thức ký kết cắt giảm sản lượng cà phê, song, theo chủ trương chuyển dịch cơ cấu của ngành nông nghiệp, diện tích cà phê Việt Nam giảm liên tục trong vòng 3 năm qua. Nếu năm 2001, diện tích cà phê của Việt Nam là 800.000ha, thì một năm sau, con số này là 700.000ha, và dự kiến năn nay còn 600.000ha; tức là, mỗi năm, Việt Nam giảm đến 20% diện tích.

Tháng 7/2001, giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua, nay có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa nhiều. Vào thời điểm đóng cửa ngày giao dịch cuối tuần qua, giá giao tháng 7/03 trên thị trường kỳ hạn London giảm 15 USD xuống còn 665 USD/tấn. Giá hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2003 là 680 USD/tấn, cũng giảm 15 USD.

Nguồn tin từ ngành cà phê Indonesia cũng cho thấy, nước này dự định cắt giảm 30-50% lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, ông Kartabrata không xác nhận về mức cắt giảm này, bởi theo ông, Việt Nam và Indonesia cần phải tính toán kỹ hơn do sản lượng cà phê trong năm nay dự kiến sẽ giảm. Ông hy vọng các nước sản xuất cà phê lớn khác, như Ấn Độ và Brazil, cũng sẽ có những động thái tương tự, nâng đỡ giá cà phê thế giới.

Hiệp hội những nước sản xuất cà phê (ACPC) đã nỗ lực ngăn sự sụt giá của mặt hàng này bằng cách yêu cầu các nước cắt giảm 20% khối lượng xuất khẩu. Kế hoạch đã được thông qua tháng 5/2000, nhưng 16 tháng sau hết hiệu lực vì không có hiệu quả.

AEKI dự kiến, niên vụ 2002-2003, sản lượng cà phê của Indonesia - nước sản xuất cà phê Robusta lớn thứ hai thế giới, sau Việt Nam, ước đạt 425.000 tấn, giảm đáng kể so với con số dự kiến 550.000 tấn trước đây do mùa khô kéo dài. Trong khi đó, theo bản tin dự báo tháng 6 từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, do hạn hán và cắt giảm các yếu tố đầu vào nên sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2002-2003 ước giảm 16%. Tuy nhiên, với sự cải tiến trong quản lý và hy vọng thời tiết sẽ thuận lợi, sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ tới có khả năng sẽ tăng 4-5%.

  • HA
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Giữ nguyên mức thuế nhập khẩu ôtô (17/06/2003)
Doanh nghiệp da giày Tây Ban Nha đến Việt Nam (17/06/2003)
Bộ Thương mại giao bổ sung hạn ngạch dệt may đợt I (17/06/2003)
Hướng dẫn hoàn thuế GTGT năm 2002 (17/06/2003)
Không phải chờ quyết toán thuế mới cổ phần hoá (16/06/2003)
Hội nhập cần lấy con người làm trọng (16/06/2003)
Dệt may sẽ ra sao sau khi bỏ hạn ngạch? (16/06/2003)
Petrovietnam sẽ khai thác dầu khí tại thềm lục địa Malaysia (16/06/2003)
Sẽ phạt doanh nghiệp nhà nước chậm nộp báo cáo tài chính (16/06/2003)
Tài trợ phim chiếu rạp: Xu hướng tiếp thị mới (16/06/2003)
Sắp khởi công nhiều công trình giao thông lớn (16/06/2003)
Tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc (16/06/2003)
Lục Ngạn: Phập phồng mùa vải (16/06/2003)
Mở dịch vụ thanh toán cá nhân qua tài khoản tại 97 bưu cục (16/06/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang