Ngành thuỷ sản toàn cầu thay đổi xu thế
09:37' 18/07/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Thay đổi trong cơ cấu nghề khai thác thuỷ sản, nhu cầu thuỷ sản tăng nhanh, việc tăng cường biện pháp bảo hộ, chuyển biến trong việc tiêu thụ... là những xu thế của ngành thuỷ sản toàn cầu hiện nay. Theo ông Nguyễn Đình Phương, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Việt Nam, những xu thế này đang ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định chiến lược và khả năng hội nhập của thuỷ sản Việt Nam. 

Xuất khẩu tôm Việt Nam có nhiều lợi thế

Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), hiện có khoảng 50% nguồn lợi thuỷ sản thế giới đã bị khai thác đến mức tới hạn. Vì vậy, xu thế thay đổi trong cơ cấu thuỷ sản như tăng mạnh nghề nuôi, giảm thất thoát, tận dụng cá tạp và các loài không truyền thống có ý nghĩa rất lớn với nghề cá thế giới nói chung và nghề cá Việt Nam nói riêng.

Sự tăng trưởng mạnh của hoạt động nuôi trồng trở thành nền tảng cho sự phát triển bền vững, an toàn thuỷ sản. Trung Quốc đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Do giá trị xuất khẩu cao, tôm đang xếp hàng đầu các loại giáp xác được nuôi trong những năm gần đây. Thái Lan, Indonesia và Việt Nam là những nước nuôi tôm sú xuất khẩu lớn nhất vùng khí hậu nhiệt đới - cận nhiệt đới. Hoạt động nuôi một số loài khác có giá trị cao như cá rô phi, nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng đang tăng trưởng mạnh.

Do mức an toàn về vệ sinh thực phẩm của thuỷ sản cao hơn các loại thực phẩm khác (50% thuỷ sản đánh bắt từ môi trường tự nhiên) trong khi dịch bệnh của gia súc, gia cầm xảy ra liên tục ở châu Âu, Mỹ khiến người tiêu dùng chuyển sang dùng thuỷ sản. Xu hướng thương mại thuỷ sản quốc tế thay đổi theo hướng tăng tiêu thụ hàng thuỷ sản đông lạnh và tươi sống, giảm hàng thuỷ sản sấy khô, hun khói, đồ hộp...Hiện có một số mặt hàng tươi sống có mức tăng cao là: tôm hùm, cua biển, cá vược, cá mú, cá chép, sò điệp, cá hồi, cá ngừ...

Biến chuyển trên thị trường thuỷ sản cũng là yếu tố tác động lớn đến các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh thuỷ sản. Hiện có 180 nước tham gia vào thị trường mua bán thuỷ sản nhưng có 4 trung tâm chi phối gồm: Đông và Đông Nam châu Á, Mỹ, EU và các nước Bắc Âu, Nam Á (xuất nhập khẩu thuỷ sản chiếm khoảng 70% thị phần thuỷ sản thương mại toàn cầu). Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc là những nước có nguồn lợi thuỷ sản lớn nhưng cũng là quốc gia nhập khẩu nhiều thuỷ sản nhất trên thế giới. Họ luôn coi trọng thị trường nội địa, coi đây là nơi tiêu thụ thuỷ sản chủ yếu. Việt Nam trong thời gian gần đây đã có nhiều DN xuất khẩu thuỷ sản quay về thị trường trong nước. Dự báo vào 3 năm tới, mức tiêu thụ thuỷ sản nội địa của Việt Nam sẽ tăng khoảng 20%. 

Để bảo hộ thị trường nội địa, các nước ngày càng gia tăng các biện pháp phi thuế quan như biện pháp kỹ thuật, giấy phép, hạn ngạch...Theo số liệu thống kê, có đến 90% thương vụ khó khăn khi đưa thuỷ sản vào các nước nhập khẩu có liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật. Trong quá trình hội nhập, hai loại hàng rào thuế quan và hạn ngạch bị cắt giảm dần, nhưng hàng rào kỹ thuật và an toàn vệ sinh thì vẫn tồn tại và được quy định thành những tiêu chí bắt buộc (thường có trong phụ lục của Hiệp định thương mại chung hoặc quy định riêng của từng nước phù hợp với nguyên tắc quốc tế).

Ông Phương cho hay, hiện với một số thị trường chủ lực, DN trong ngành thuỷ sản Việt Nam đang gặp không ít khó khăn. Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ mặc dù tăng nhanh nhưng một số vụ tranh chấp thương mại hiện đang thử thách đến khả năng mở rộng thị trường tại đây. Thị trường EU còn rất nhiều cơ hội cho hàng thuỷ sản Việt Nam khu thuế suất ưu đãi ở mức trung bình, thấp hơn Thái Lan (Việt Nam: 4%, Thái Lan: 14%) nhưng Việt Nam vẫn bị sức ép cạnh tranh với một số nước như Ấn Độ, Myanmar... (thuế suất 0%). Đó là chưa kể đến vấn đề dư lượng kháng sinh. Với Nhật Bản, Việt Nam đã giành vị trí thứ nhì (sau Indonesia) về xuất khẩu tôm nhưng tính vượt trội của sản phẩm trong cạnh tranh chưa rõ nét, Nhật Bản lại sắp ban hành luật an toàn thực phẩm mới...

  • Diệu Thuý
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bộ Thuỷ sản ra tay ngăn chặn ngộ độc cá nóc (18/07/2003)
GTZ chuyển giao SMEnet cho VCCI (18/07/2003)
Lùi thời hạn bỏ phiếu vụ kiện cá tra, basa đến 23/7 (17/07/2003)
WTO buộc Nhật Bản dỡ bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu táo Mỹ (17/07/2003)
Giá gạo có thể sẽ tăng nhẹ (17/07/2003)
Xây nhà ở nông thôn sẽ phải có giấy phép (17/07/2003)
Nhiều công ty điện lực Mỹ tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam (17/07/2003)
Chuẩn bị tổ chức ''Tuần văn hoá Việt Nam'' tại Hongkong (17/07/2003)
Nên hiểu thế nào về khái niệm ''phù hợp'' trong quảng cáo? (17/07/2003)
Đầu tư tin học của Vietnam Airlines ''chênh lệch'' 153,5 triệu đồng (17/07/2003)
Vì sao IMF ngừng giải ngân cho Việt Nam? (17/07/2003)
Siêu thị Metro đầu tiên tại Hà Nội mở cửa vào 31/7 (17/07/2003)
Sẽ có tuyến ống dẫn khí đốt giữa Việt Nam và 3 nước ASEAN (16/07/2003)
Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên được cấp phép (16/07/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang