Sẽ lập bản đồ quy hoạch vùng biển Việt Nam
00:43' 19/07/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Bộ Thuỷ sản sẽ quy định rõ ranh giới hành chính vùng biển ven bờ bằng cách lập bản đồ mặt nước biển và giao cho chính quyền các địa phương quản lý. Đó là một điểm mới góp ý về Dự thảo Luật Thuỷ sản chiều qua (17/7), do ông Hồ Đức Việt, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và công nghệ của Quốc hội, trình bày.

Biển Cửa Lò.

Trước một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội trong Kỳ họp vừa qua về việc lập bản đồ mặt nước biển, UBTV nhận thấy ý kiến trên là xác đáng. Giống như đất đai, các vùng biển cũng cần có chủ để quản lý một cách thích hợp. Các địa phương có biển sẽ chịu trách nhiệm quản lý nguồn lợi thuỷ sản, vùng nuôi trồng thuỷ sản trên biển, bảo đảm trật tự, an ninh, bảo vệ môi trường vùng biển thuộc phạm vi quản lý của mình theo nguyên tắc không được cát cứ địa phương và bảo đảm quyền khai thác thuỷ sản cũng như quyền đi lại trên biển theo quy định pháp luật.

Nhiều ý kiến đề nghị cần phân cấp mạnh hơn, bổ sung các quy định về trách nhiệm quản lý toàn diện của địa phương đối với hoạt động thuỷ sản trong tất cả các khâu: bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, khai thác, nuôi trồng, chế biến, thương mại thuỷ sản... UBTV Quốc hội tiếp thu ý kiến này và quy định: UBND các cấp có trách nhiệm quy định quản lý vùng khai thác ở sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự  nhiên khác thuộc phạm vi quản lý của mình; tổ chức cho nhân dân địa phương giám sát, phát hiện, tố giác hành vi phạm pháp luật về hoạt động thuỷ sản trong vùng khai thác.

Thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu cá phải có trình độ phù hợp theo quy định của pháp luật mới được cấp giấp phép khai thác thuỷ sản và sẽ thu hồi giấy phép đối với các trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực thuỷ sản ba lần trong thời hạn của giấy phép.

Tuy nhiên, ông Việt cũng cho rằng, việc lập bản đồ hành chính các vùng biển ven bờ là vấn đề lớn, phức tạp, cần có sự điều tra, xác định rõ các tiêu chí kỹ thuật. Việc xác định ranh giới hành chính trên biển sẽ được quy định ở Luật về các vùng biển (đang soạn thảo).

Một điểm thay đổi nữa là nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội cũng đề nghị thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản 10-15 năm lên 20 năm hoặc có thể 50 năm theo mức độ đầu tư. UBTV Quốc hội cho rằng, thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản tối đa 20 năm là phù hợp, đủ để người sản xuất có thể thu hồi vốn và có lợi nhuận. Quy định này cũng thống nhất như quy định đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm trong Luật Đất đai. Ngoài ra, việc giao, cho thuê mặt nước biển tên là vấn đề mới, mỗi địa phương lại có quỹ mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản khác nhau nên việc giao cho Chính phủ quy định hạn mức diện tích giao, cho thuê là hợp lý.

Như vậy, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định tại Điều 64 để xử lý các trường hợp đã giao, cho thuê đất, mặt nước biển với thời hạn dài hơn 20 năm như sau: Quy định chuyển tiếp các loại giấy phép, giấy đăng ký kinh doanh các ngành nghề thuỷ sản, giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm thuỷ sản, giấy chứng nhận giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản, mặt nước biển nuôi trồng thuỷ sản đã cấp trước ngày Luật này có hiệu lực mà các loại giấy phép đó vốn cần thời hạn và không thuộc các trường hợp cấm theo quy định của Luật này thì vẫn có giá trị thi hành.

UBTV Quốc hội cũng xoá bỏ Điều 52 trong Dự luật quy định về hợp tác quốc tế trong hoạt động thuỷ sản bởi nội dung cụ thể về hợp tác quốc tế là thuộc phạm vi điều hành của Chính phủ.

Trước các yêu cầu cần có chế tài đối với hoạt động khai thác thuỷ sản trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam theo Công ước quốc tế về luật biển, UBTV Quốc hội nhận thấy: ''Hoạt động trên biển liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, do nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh như pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Bộ Luật Hình sự, Bộ luật Hàng hải, Luật Bảo vệ môi trường... Do vậy, không thay đổi các quy định như trong Dự thảo Luật''.

  • Hồng Phúc
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Năm 2004, phấn đấu chi đầu tư phát triển đạt mức 30% ngân sách (18/07/2003)
Suy nghĩ vàng xuống giá đã thay đổi (18/07/2003)
Trung Quốc chưa muốn thả nổi đồng Nhân dân tệ (18/07/2003)
Người nước ngoài được nắm giữ 30% cổ phiếu niêm yết (18/07/2003)
Khai trương nhà máy mì ăn liền của Việt Nam tại Ukraina (18/07/2003)
Nhà đầu tư chờ 3 năm vẫn chưa có đất! (18/07/2003)
Năm nay sẽ nhập trên 2 triệu tấn clinker (18/07/2003)
Ngân hàng Mỹ hoàn tất thủ tục bảo lãnh tín dụng cho Vietnam Airlines (18/07/2003)
Ngành thuỷ sản toàn cầu thay đổi xu thế (18/07/2003)
Bộ Thuỷ sản ra tay ngăn chặn ngộ độc cá nóc (18/07/2003)
GTZ chuyển giao SMEnet cho VCCI (18/07/2003)
Lùi thời hạn bỏ phiếu vụ kiện cá tra, basa đến 23/7 (17/07/2003)
WTO buộc Nhật Bản dỡ bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu táo Mỹ (17/07/2003)
Giá gạo có thể sẽ tăng nhẹ (17/07/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang