Hoạt động kinh tế của ASEM cần có chiều sâu
19:32' 23/07/2003 (GMT+7)

Trung Quốc chào đòn ASEM.

Tại Diễn đàn kinh tế cấp cao của các nước thuộc Hội nghị Á - Âu (Asia - Europe Meeting - ASEM), Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, Trưởng phái đoàn Việt Nam, nhấn mạnh rằng đã tới lúc các thành viên cần có những hoạt động hợp tác kinh tế cụ thể. Hội nghị lần này được tổ chức tại thành phố Đại Liên, Trung Quốc, từ ngày 22-24/7 với sự tham gia của hơn 500 quan chức chính phủ và doanh nghiệp (DN) đại diện cho 25 nước thành viên ASEM.

Bộ trưởng nhận định: ''Hoạt động kinh tế của Hội nghị Á - Âu (ASEM) trong hơn 7 năm qua chỉ dừng ở mức trao đổi thông tin không chính thức, khó có thể khuyến khích được các sáng kiến hợp tác mới. Đã đến lúc cần đi vào chiều sâu hơn, hướng tới những hành động cụ thể''. 

Ông Tuyển đã đánh giá cao vai trò của ASEM trong việc xác định phương hướng và trọng điểm hợp tác kinh tế thương mại Á - Âu trong tương lai, tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại. Tuy nhiên, ASEM đang phải đối diện với nhiều thách thức đòi hỏi phải có sự chuyển biến trong điều kiện kinh tế thế giới trong thời gian qua có nhiều biến động.

Ngoài ra, thực trạng quan hệ thương mại và sự suy giảm đầu tư trực tiếp giữa hai khu vực trong những năm qua cho thấy quan hệ này chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác.

Trong năm 2002, thị phần nhập khẩu của EU từ ASEAN chỉ chiếm 6,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU và thị phần xuất khẩu của EU sang ASEAN chỉ chiếm 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của EU. Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của EU sang ASEAN trong tổng lượng FDI của EU liên tục giảm qua các năm kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, từ 3,3% năm 1998 giảm xuống 1,8% năm 2001.

Tại diễn đàn này, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận 3 chủ đề lớn: tình hình toàn cầu hóa kinh tế; hợp tác kinh tế thương mại Á - Âu; vòng đàm phán đa phương mới của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các đại biểu cũng tập trung thảo luận về các vấn đề xây dựng khu mậu dịch tự do, tự do hóa mậu dịch và đầu tư, và thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa kinh tế Á - Âu.

(Theo TTXVN)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Việt Nam đón khách du lịch Trung Quốc trở lại (23/07/2003)
Thị trường thép không biến động (23/07/2003)
Sẽ thay đổi màu xăng từ ngày 1/8 (23/07/2003)
Hơn 50% DN dệt may khai khống hạn ngạch phát triển (23/07/2003)
USD lên giá sau cái chết của các con trai Saddam Hussein (23/07/2003)
Vietnam Airlines chuẩn bị thâm nhập thị trường Mỹ (23/07/2003)
Việt Nam phản đối ý đồ áp đặt mức thuế cao của DOC (23/07/2003)
Trung Quốc có 234 triệu người sử dụng điện thoại di động (23/07/2003)
Tìm biện pháp cải thiện đầu tư và sử dụng vốn ODA (23/07/2003)
Giá dầu thô giảm do dự báo OPEC tăng sản lượng (23/07/2003)
Hongkong có nền kinh tế tự do nhất thế giới (23/07/2003)
Tỷ lệ người dùng Internet của Việt Nam đạt gần 2% (23/07/2003)
Giá tiêu dùng tháng 7 tiếp tục giảm (23/07/2003)
Đà Nẵng chuẩn bị xây dựng nhà máy đóng tàu (23/07/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang