58 năm sau Cách mạng tháng Tám 1945:
Việt Nam đã vươn đến tầm cao mới
11:24' 19/08/2003 (GMT+7)
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhì trên thế giới.

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Công hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đến nay sau 58 năm, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn lao trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, đời sống...

Từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, không có tên trên bản đồ thế giới, ngày nay, Việt Nam đã trở thành một nước độc lập có chủ quyền, có quyền dân tộc tự quyết, quyền lựa chọn quyết định thể chế chính trị của mình. Trên cơ sở đó, Việt Nam, gia nhập nhiều tổ chức quốc tế và khu vực như: LHQ, APEC, ASEAN, đã ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, đang thương lượng gia nhập WTO...

Về kinh tế, từ chỗ là một trong mấy nước ngèo nhất thế giới, thì đến năm 2002 GDP bình quân đầu người đã đạt 439 USD, vượt lên đứng thứ 8/10 nước khu vực, thứ 39/50 nước ở châu Á và thứ 142/201 nước trên thế giới; nếu tính theo tỷ giá sức mua tương đương thì đạt hơn 2.000 USD, tương ứng đứng thứ 7, thứ 36 và thứ 113. Việt Nam hiện có quan hệ buôn bán với gần 200 nước với tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu ước trên 43 tỷ USD, gấp 35 lần năm 1976, trong đó xuất khẩu ước tính trên 19 tỷ USD, gấp trên 83 lần.

Tính đến hết tháng 7/2003, đã có 73 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp (FDI) và Việt Nam, với tổng số gần 4.800 dự án, trên 50 tỷ USD đăng ký và gần 25 tỷ USD vốn thực hiện; có 30 tổ chức tài trợ song phương, 19 tổ chức phi chính phủ đang hoạt động, qua 10 hội nghị đã cam kết hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên 23,6 tỷ USD và đã giải ngân đạt gần 12 tỷ USD. Tổng cộng vốn đầu tư nước ngoài (cả FDI và ODA) đã thực hiện trên 36 tỷ USD.

Công nghiệp trước cách mạng còn sơ khai. Cả nước chỉ có 200 xí nghiệp, với 90.000 công nhân, chủ yếu phục vụ mục đích bóc lột nhân công rẻ mạt và vơ vét tài nguyên của thực dân. Đến năm 2002, cả nước đã có 755.000 cơ sở công nghiệp đang hoạt động (gồm 2.367 DN nhà nước, 1.923 DN tập thể, 18.421 DN tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, 2.495 DN có vốn đầu tư nước ngoài), gần 730.000 cơ sở công nghiệp cá thể, với tổng số 3.755,4 nghìn lao động. Tổng số vốn sản xuất 362,4 nghìn tỷ đồng, tài sản cố định 220,5 nghìn tỷ đồng. Ước năm 2003 so với năm 1939, giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá so sánh) gấp khoảng 95,7 lần. GDP do công nghiệp sản xuất ra từ chỗ chiếm tỷ trọng không đáng kể, nhưng đến năm 2002 đã chiếm trên 1/3, trong đó công nghiệp chế biến chiếm trên 1/5 và đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp đạt được sự phát triển thần kỳ. Trước năm 1945, quan hệ ruộng đất mang nặng tính chất phong kiến, thuộc địa, Hệ thống đê điều hàng năm không được tu bổ nên trong 40 năm đã có tới 16 lần vỡ đê lớn. Hệ thống thuỷ nông chỉ tưới được cho 15% diện tích, còn 85 phụ thuộc nước trời. Lương thực hàng năm không năm nào không có người chết đói, đặc biệt năm 1945 lên đến 2 triệu người... Năm 2002 so với năm 1939, giá trị sản xuất nông nghiệp gấp 9,7 lần, năng suất lúa gấp 3,6 lần, sản lượng lúa gấp 5,8 lần... nhiều nông sản không những đủ dùng trong nước mà còn xuất khẩu với khối lượng lớn, đứng thứ hạng cao trên thế giới như gạo, cà phê, hồ tiêu...

Trước cách mạng, trên 90% dân số mù chữ. Bình quân 10.000 dân năm 1939 chỉ có 283,5 người đi học, nhưng có tới 40% là vỡ lòng và phần lớn số còn lại chỉ là tiểu học, chỉ có 2.900 người học trung học và đại học, riêng đại học chỉ có 600 người; cả nước chỉ có 4.037 trường phổ thông (trong đó cấp 2, cấp 3 chỉ có 86 trường, 4 trường trung học, cả Đông Dương chỉ có 3 trường đại học). Đến nay, cả nước có trên 23 triệu người đi học, gấp 413 lần năm 1939 (phổ thông gấp 323,1 lần, trung học chuyên nghiệp gấp 87 lần, đại học, cao đẳng gấp 1.326 lần); số người đi học bình quân 10.000 dân gấp 10,5 lần; số trường phổ thông gấp 6,2 lần, số trường đại học, cao đẳng, gấp gần 60 lần.

Phát triển sự nghiệp y tế là một trong những thành tựu nổi bật. Năm 2002 so với năm 1940, số cơ sở y tế gấp 17,7 lần, trong đó trạm xá 40,3 lần; số giường bệnh gấp 15 lần; số y bác sĩ gấp 156,9 lần; số y tá gấp 29,1 lần, số nữ hộ sinh gấp 30,6 lần; số dược sĩ cao cấp gấp 497 lần. Bình quân 10.000 dân, về giường bệnh gấp 3,8 lần, y - bác sĩ gấp 39,4 lần.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế là sự phát triển về xã hội. Tổng quát nhất là sự gia tăng của chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ số này đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên 3 mặt: Thứ nhất, tăng khá nhanh, nếu năm 1995 mới đạt 0,560 thì năm 2002 đã đạt 0,688. Hai là xếp hạng HDI của Việt Nam nếu năm 1995 mới đứng thứ 7/10 trong khu vực, thứ 32/50 ở châu Á và thứ 122/201 đã vượt lên đứng tương ứng thứ 6, thứ 28 và thứ 109. Ba là xếp hạng về HDI cao hơn GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương, Việt Nam còn đứng ở tốp cuối trong nhóm các nước phát triển thì về HDI, Việt Nam đã đứng ở mức trung bình trong các nhóm nước này. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt đến phát triển xã hội.

(Theo Thanh Niên)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thủ tướng Malaysia chỉ trích Mỹ về vụ kiện cá basa (19/08/2003)
Giá tính thuế mới chưa hết bấp cập! (19/08/2003)
Quy định khung giá đất tại đảo Phú Quốc (18/08/2003)
Liên hoan Du lịch quốc tế Hà Nội 2003 sẽ là một lễ hội lớn (18/08/2003)
Sẽ thành lập Học viện bảo hiểm ASEAN (18/08/2003)
Giá điện đang đi 'ngược dòng'! (18/08/2003)
Cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù cho TP.HCM (18/08/2003)
Cuối tháng 8, đấu giá 3.970m2 đất tại khu đô thị Đền Lừ (18/08/2003)
Hai quan niệm trái ngược nhau về doanh nghiệp (18/08/2003)
Nhà nước bán quyền khai thác cảng cho doanh nghiệp (18/08/2003)
Giá đường tăng 200 đồng/kg (18/08/2003)
Giao dịch nhà đất Hà Nội tăng mạnh (17/08/2003)
Đầu tư khu du lịch: Chủ ăn xổi, khách ở thì! (17/08/2003)
DN trong nước ''bỏ quên'' thị trường nội địa? (17/08/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang