Hội nghị WTO ở Cancun:
''Đụng độ'' nảy lửa trong vấn đề nông nghiệp
08:22' 14/09/2003 (GMT+7)
 
Nông dân biểu tình phản đối chính sách trợ cấp nông nghiệp của Mỹ, EU.

Tại Hội nghị WTO đang diễn ra ở Can cun, Mexicco, nhóm các nước đang phát triển trong WTO mới thành lập bao gồm các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil... (G21) yêu cầu các nước phát triển phải xoá bỏ trợ cấp nông nghiệp, tạo điều kiện cho các nước đang phát triển tiếp cận thị trường thế giới một cách công bằng. 

EU chỉ chấp nhận xóa bỏ trợ cấp nông nghiệp trong một số lĩnh vực liên quan đến lợi ích sống còn của các nước đang phát triển như đường, bông. Ngược lại G21 đòi các nước phát triển phải xoá bỏ trợ cấp đối với tất cả sản phẩm nông nghiệp, đồng thời cho rằng các nước giàu tự ban cho mình những quy chế đặc cách và khác biệt. Nếu các chính sách méo mó trong nông nghiệp của các nước phát triển được xoá bỏ, giá trị xuất khẩu nông nghiệp của các nước nghèo sẽ tăng lên rất nhiều.

Mỹ chia rẽ các ''nước nghèo''?

Tổ chức Action Aid buộc tội đoàn đàm phán của Mỹ ở Cancun đã ép các nước nghèo phải chấp nhận những đề nghị do Mỹ đưa ra. Tuy nhiên Mỹ đã lên tiếng phủ nhận điều này. Action Aid khẳng định Đại diện thương mại Mỹ cố gắng dùng những ưu đãi thương mại để thuyết phục một số nước rút khỏi G21. Bằng chứng cụ thể là Mỹ đề nghị sẽ nâng hạn ngạch thương mại cho Costa Rica, El Salvador và Guatemala nếu họ ra khỏi G21. Phát ngôn viên của đoàn Mỹ phủ nhận, cho đây là một lời buộc tội vô căn cứ.

Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học ở Washington, mỗi năm các nước nghèo thiệt hại tổng cộng 24 tỷ USD do chính sách trợ giá nông sản của các nước giàu.
Cho đến nay G21 vẫn đứng vững và trong vài ngày tới sẽ có một số thành viên mới gia nhập. Vấn đề hiện nay là liệu liên minh này có tiếp tục đoàn kết, hay dần dần từng nước một sẽ bị Mỹ "dụ dỗ" cho dù đã lần đầu tiên chuyển được diễn đàn WTO hướng về các nước nghèo. Nhưng khó khăn của các nước đang phát triển là nếu họ kiên trì đeo đuổi mục tiêu thì 5 ngày đàm phán cũng sẽ chẳng đi tới đâu, và họ sẽ bị kẹt trong hiệp định thương mại hiện tại một vài năm nữa.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2004 sắp bắt đầu, Mỹ khó có thể có những cam kết rộng rãi hơn nếu gây tổn hại đến tình hình chính trị trong nước. Hôm qua, các đại biểu của cả EU và Mỹ đều cố gắng làm suy yếu G21, coi đó như ''một cuộc hôn nhân vụ lợi''? Phó Đại diện thương mại Mỹ Peter Allgeier cho rằng: "Chúng tôi không thể hiểu được đâu là nguyên tắc thống nhất giữa những quốc gia đó. Trong các nước này lại có một số nước tỏ ra đầy tham vọng đối với việc cải cách nông nghiệp".Một quan chức cấp cao khác của Mỹ thì đặt câu hỏi rằng Brazil có điểm gì chung với Ấn Độ, một thành viên G21 vốn là một trong những quốc gia có biểu thuế quan cao nhất thế giới và chẳng mặn mà gì với việc mở cửa thị trường của mình.

Đòi hỏi một phía?

Chuck Grassley, người đứng đầu Uỷ ban tài chính Thượng viện Mỹ nói rằng: "Đây không thể là cố gắng từ một phía, theo đó, Mỹ thì chấp thuận xoá bỏ trợ cấp trong khi phần còn lại của thế giới thì không làm gì cả". Các thành viên EU, những nước tiêu tốn khoảng 100 tỷ USD để hỗ trợ cho các nông dân của mình khẳng định rằng họ không quan tâm đến áp lực của G21. Phát ngôn viên của EU, ông Arancha Gonzalez cho biết:"Chúng tôi không xem G21 là một mối đe doạ nào đó. G21 chỉ là một liên minh tạm thời vốn đang muốn cùng nhau thúc đẩy những lợi ích chung".

Bên ngoài Hội nghị Cancun tình hình cũng căng thẳng không kém.

Ngoài  ra các nước đang phát triển cũng phản đối chính sách của WTO trong lĩnh vực đầu tư xuyên quốc gia, cho rằng những chính sách này chỉ làm lợi cho các công ty đa quốc gia và bắt các ngành công nghiệp của họ phải trả giá mà thôi.

Trong khi Nhật Bản, Canada, EU gây áp lực muốn đưa các vấn đề như các chính sách đầu tư, cạnh tranh, các biện pháp thúc đẩy thương mại và thu mua Chính phủ thì các nước đang phát triển cho rằng đây không phải là thời điểm thích hợp. "Quan trọng nhất bây giờ là Hội nghị Cancun phải đưa ra được những cam kết bảo vệ lợi ích của các nông dân nghèo ở các nước đang phát triển", Bộ trưởng Thương mại Indonexia ông Runi Sumarno Soewandi nói.

Hôm qua không có cuộc đụng độ nào xảy ra như một ngày trước đó gần 5.000 người phản đối bị cảnh sát chống bạo động ngăn cản không cho biểu tình khi cuộc họp diễn ra. Một nông dân Hàn Quốc đã tự đâm mình cho đến chết để biểu thị sự phẫn nộ của mình đối với WTO và các chính sách của tổ chức này. Cái chết của ông được một người bạn gọi là "một hành động hy sinh".

(Cẩm Tú - Tổng hợp)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Luật Phá sản sẽ điều chỉnh cá nhân kinh doanh (13/09/2003)
Hungary miễn đàm phán gia nhập WTO với Việt Nam (13/09/2003)
Khởi công công dự án tổ hợp kim loại màu lớn nhất nước (13/09/2003)
Việt Nam cần đẩy mạnh cổ phần hoá (13/09/2003)
Campuchia và Nepal chính thức là thành viên WTO (13/09/2003)
Wave Alpha lại... "sốt" (13/09/2003)
Có gian lận trong xuất hàng dệt may vào Mỹ (13/09/2003)
Giảm hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư cho một số dự án (13/09/2003)
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn việc mua bán đất trao tay (12/09/2003)
Bãi bỏ việc cấp, đầu tư trở lại từ các khoản thu ngân sách (12/09/2003)
Một số mẫu xe nổi bật tại Triển lãm ôtô Frankfurt 2003 (12/09/2003)
TP.HCM đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng trang web (12/09/2003)
Sống hết mình trong môi trường kinh doanh giả định (12/09/2003)
Sắp có nghị định giám sát kiểu bán hàng đa cấp (12/09/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang