Ủy ban Tôm VN: "Lại thêm một vụ kiện tồi tệ"
07:17' 02/01/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Ủy ban Tôm (VSC) thuộc VASEP chiều tối 1/1/12004 đã ra thông cáo cho rằng, sau vụ kiện cá tra, basa, việc Liên minh Tôm Miền Nam của Mỹ (SSA) kiện 6 quốc gia, trong đó có Việt Nam, bán phá giá tôm vào thị trường này là vụ kiện tồi tệ thứ hai của DN Hoa Kỳ đối với DN Việt Nam.

Mặt hàng tôm đông lạnh Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ trong 10 tháng đầu năm 2003.

Trước đó, trưa 31/12/2003 theo giờ Washington D.C. (tức đêm 31/12/2003 giờ Hà Nội), SSA đã chính thức nộp đơn khởi kiện "chống bán phá giá tôm" lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC). Đơn này tách riêng cho từng nước, gồm Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador và Brazil.

Theo đó, mặt hàng bị khởi kiện là hầu hết các loại sản phẩm tôm nước ấm, cả đông lạnh và đóng hộp. Theo số liệu của DOC, năm 2002, 6 nước bị kiện bán phá giá tôm đã sản xuất khoảng 2 tỷ pound tôm (tương đương 900 triệu kg), gấp đôi so với năm 1990. SSA đề xuất, để giảm lượng tôm xuất khẩu sang thị trường này, thuế nhập khẩu tôm sẽ được nâng lên 40-230% đối với Brazil, 119-267% đối với Trung Quốc, 104-107% đối với Ecuador, 102-130% đối với Ấn Độ, 57% đối với Thái Lan và 30-99% đối với Việt Nam.

Theo Luật chống bán phá giá của Mỹ, DOC sẽ có quyết định vào 20/1 về việc tiến hành điều tra, và USITC sẽ bắt đầu xác định về “mức độ thiệt hại” vào ngày 17/2. Tuy nhiên, trao đổi với PV. VietNamNet cách đây ít phút, ông Nguyễn Văn Kịch, Chủ tịch Ủy ban Tôm, cho biết, các DN chế biến - xuất khẩu tôm Việt Nam hiện vẫn chưa chính thức quyết định công ty luật nào làm đại diện, do cần phải xem xét kỹ trước khi quyết định. Việc chọn công ty luật nào sẽ được Ủy ban Tôm công bố trong vài ngày tới.

Như vậy, mức thuế yêu cầu áp đặt từ 30% đến 267% riêng cho từng nước, và Việt Nam là 30-99%.

Ủy ban Tôm thuộc VASEP cho rằng, vụ kiện này một lần nữa chứng tỏ sự lợi dụng chính sách bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng tại Mỹ. SSA đã cố tình tiến hành vụ kiện "chống bán phá giá tôm" phi lý nhằm cứu vãn ngành công nghiệp khai thác tôm nội địa đang đi đến bờ vực phá sản do công nghệ thấp, chi phí cao và cạnh trạnh kém. Đây là vụ kiện tồi tệ thứ hai của phía DN Hoa Kỳ đối với Việt Nam.

VSC khẳng định, các DN chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam hoàn toàn không bán phá giá tôm vào thị trường Hoa Kỳ. Giá tôm Việt Nam thấp, sản lượng bán tăng nhanh là do chi phí nhân công thấp, môi trường nuôi và điều kiện tự nhiên thuận lợi. Bên cạnh đó, nông ngư dân và các DN Việt Nam tích cực cải tiến công nghệ, giảm chi phí, hạ giá thành, nên sản phẩm tôm Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao so với sản phẩm cùng loại tại các thị trường, trong đó có Hoa Kỳ.

Cũng như các DN sản xuất cá tra, cá basa, DN chế biến tôm Việt Nam sản xuất, kinh doanh hoàn toàn độc lập theo cơ chế thị trường, chấp nhận cạnh tranh ngày càng tăng tại thị trường nội địa và ở các thị trường xuất khẩu để tồn tại và phát triển. Họ cũng không nhận bất cứ sự tài trợ nào từ chính phủ.

Theo Ủy ban Tôm, ở mặt nào đó, DN Việt Nam còn chịu thiệt thòi hơn, do là quốc gia đang phát triển, cơ sở hạ tầng, dịch vụ cung ứng chưa đầy đủ như các nước phát triển. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), vụ kiện này rất có thể sẽ đe dọa đến sinh kế của hơn 700.000 người Việt Nam hiện đang tham gia nuôi, chế biến và xuất khẩu tôm.

Việc SSA kiện các quốc gia khác cũng bán phá tôm, VSC rất bất bình và cực lực phản đối hành động này - một sự cố tình vu khống. "Chúng tôi xem đây là hành động thiếu bình tĩnh, thiếu sáng suốt, không tôn trọng sự công bằng và quyền tự do thương mại. Vì vậy, DOC và USITC cần tiếp nhận xem xét, xử lý vụ kiện phi lý trên, đảm bảo công bằng cho các bên, tránh gây thiệt hại không đáng có cho nông ngư dân, DN chế biến - xuất khẩu tôm Việt Nam và quan tâm nhiều hơn đối với người tiêu dùng tại Hoa Kỳ'', Ủy ban Tôm kiến nghị.

Tính đến tháng 10/2003, đứng đầu các quốc gia xuất khẩu tôm sang Mỹ là Thái Lan, với kim ngạch 774 triệu USD, tiếp sau đó là Việt Nam 476 triệu USD, Trung Quốc 326 triệu USD, Ấn Độ 342 triệu USD, Ecuador 185 triệu USD, Indonesia 148 triệu USD và Brazil là 91 triệu USD.

  • Hà Yên

Tin liên quan

Cá tới hồi kết, tôm lại mở đầu cuộc đấu pháp lý mới?
6,5 triệu USD cho hai vụ kiện tôm
Quyên từng xu đi kiện
"Vụ kiện tôm sú" có dấu hiệu thuận lợi hơn
10 quốc gia ASEAN hợp lực đối phó vụ kiện tôm
Mỹ tiến dần đến vụ kiện bán phá giá tôm
VASEP thành lập Ủy ban Tôm
Tôm Mỹ đã chọn được luật sư
Tôm ''Tàu'' đi thuê thầy cãi
Thủ tướng Thái Lan sẽ thương lượng với Tổng thống Mỹ về tôm
DN chế biến tôm "học" luật chống bán phá giá
Mỹ có thể khởi kiện bán phá tôm vào 15/12
Vụ kiện tôm có thể xảy ra vào 30/12/2003
Rắc rối thời điểm khởi kiện tôm

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Việt Nam có thể an tâm về bệnh bò điên (31/12/2003)
Thông xe đại lộ Nguyễn Văn Linh (30/12/2003)
Đà Nẵng với cơ hội từ Hành lang kinh tế Đông - Tây (29/12/2003)
Tôm Việt Nam chuẩn bị ''hầu kiện'' (29/12/2003)
Đến năm 2010 phát triển 550.000 - 600.000 ha cao su (29/12/2003)
Vietsovpetro khai thác trên 13 triệu tấn dầu (28/12/2003)
Thông xe cầu Tân An (27/12/2003)
DN khai thác cơ hội từ Tết Giáp Thân (26/12/2003)
DN được phép khai thác cảng biển có thể mở cảng biển (26/12/2003)
Thu 5.000 tỷ đồng/năm từ kinh tế VAC (26/12/2003)
Sẽ có dữ liệu để ĐBSCL phòng chống lụt bão (25/12/2003)
Xuất khẩu thủy sản sắp về đích (25/12/2003)
Quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Hàng không (24/12/2003)
Phải trả phí thông tin tài nguyên nước (24/12/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang