Giày da VN vào Thụy Điển:
Hầu hết qua trung gian nước thứ ba
18:25' 05/02/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Nhiều mặt hàng Thụy Điển không sản xuất trong nước, phải nhập khẩu 100%  lại là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Đây là cơ hội để hàng Việt Nam xuất vào thị trường Bắc Âu nhiều hơn.

Ông Borje Risinggard: "Thụy Điển nhập khẩu nhiều như xuất khẩu". Ảnh: MQ.

Đó là nhận định của các chuyên gia Thụy Điển và Việt Nam được đề cập trong cuộc giao lưu thương mại giữa hai nước, được tổ chức tại TP.HCM vào sáng 5/2, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua và Hoàng Hậu Thụy Điển.

Ông Borje Risinggard, Giám đốc Hiệp hội Nhập khẩu Liên đoàn Thương mại Thụy Điển, cho biết hàng năm quốc gia này nhập khẩu rất nhiều hàng hóa phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất và tiêu dùng. Trung bình có trên 50% hàng hóa dùng cho ngành công nghiệp xuất khẩu của Thụy Điển là hàng nhập khẩu.

Một số hàng tiêu dùng như dệt may, cà phê - trà, radio - tivi, giày dép và trò chơi trẻ em... Thụy Điển phải nhập gần như hoàn toàn từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; bên cạnh đó trái cây tươi, hàng gỗ trang trí nội thất... cũng phải phụ thuộc trên 60% lượng hàng từ các nước. Mặt hàng ít được nhập vào quốc gia này là sữa, bơ, bánh mì và thịt.

Thụy Điển là quốc gia không lớn với diện tích 450.000m2, bằng khoảng 16% diện tích của châu Âu và dân số chỉ bằng 2% dân số châu Âu. Quốc gia này có nền kinh tế khá phát triển và cũng có hệ thống phân phối hàng hóa tương đối hiệu quả, nhưng lại thiếu nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất. Vì vậy, nhập khẩu là hoạt động quan trọng trong chương trình phát triển thương mại, được Chính phủ nước này ưu tiên không kém hoạt động xuất khẩu.

Mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu của Thụy Điển là máy móc với tỷ lệ 14% và điện tử 18%, còn quần áo 8%, hàng furniture (gỗ trang trí nội thất) 2%. Trên 65% kim ngạch nhập khẩu từ các nước trong khối EU, kế đến là châu Á  9,8% , châu Mỹ 7% và còn lại từ khu vực khác.

Ông Risinggard nói rằng người dân Thụy Điển quen và sử dụng thường xuyên hàng hóa nhập khẩu với mức chi tiêu cũng khá lớn. Cũng như những quốc gia khác, người Thụy Điển chú ý đến chất lượng sản phẩm, độ an toàn và vệ sinh hơn giá cả.

Đại diện thương mại Việt Nam và Thụy Điển trong buổi giao lưu thương mại tại TP.HCM. Ảnh: MQ.

Thụy Điển có quan hệ ngoại thương với Việt Nam đã lâu năm. Hàng Việt Nam xuất khẩu vào Thụy Điển nhiều hơn là theo chiều ngược lại. Giày da, dệt may, hàng trang trí nội thất là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Ông Diệp Thành Kiệt, Tổng Thư ký Hội Dệt may Thêu Đan TP.HCM, cho biết năm 2002 sản phẩm giày da của Việt Nam xuất vào thị trường Thụy Điển trị giá khoảng 27 triệu USD; đến năm 2003 tăng thêm 10% và chiếm khoảng 10% thị trường giày da của Thụy Điển. "Tuy nhiên, qua cuộc khảo sát của SIDA thì rất nhiều sản phẩm giày da của Việt Nam đi theo con đường của nước thứ ba vào Thụy Điển và người tiêu dùng không biết đó là sản phẩm của Việt Nam", ông Kiệt phát biểu.

Theo ông Kiệt, các DN nên thông qua các thương vụ Thụy Điển ở Việt Nam để nhờ giúp đỡ đưa hàng của mình trực tiếp vào thị trường đang còn rất tiềm năng này.

  • Minh Quang

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
80% du khách nước ngoài hủy bỏ tour trong tháng 2 (05/02/2004)
Phát triển dự án công nghệ thông tin 2004 (30/01/2004)
Sẽ xây dựng cầu cảng du lịch đầu tiên tại Q.7 (30/01/2004)
Giám sát chặt việc nuôi tôm thẻ chân trắng (28/01/2004)
TP.HCM hỗ trợ lãi suất 6 tỷ đồng đổi mới công nghệ (28/01/2004)
Phiên điều trần vụ kiện tôm diễn biến thuận lợi (27/01/2004)
Trăn trở lối đi cho trà (27/01/2004)
Năm 2004, dự kiến thu hút 3,3 tỷ USD vốn FDI (26/01/2004)
''20 năm tới, VN sẽ đứng Top 10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới'' (22/01/2004)
Giao thừa Giáp Thân: Điều trần tại Washington D.C. (21/01/2004)
Liên doanh Hồng Thái - S.I.T “xông đất” Nghệ An (17/01/2004)
Con tôm Việt Nam chuẩn bị điều trần tại Mỹ (17/01/2004)
Sẽ đề bạt Việt kiều giữ chức vụ tương xứng khả năng (16/01/2004)
Gần 37.000 tỷ đồng cho dự án Thuỷ điện Sơn La (15/01/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang