Đến 2020, cơ cấu công nghiệp TP.HCM:
Công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao chiếm 60-61%
09:21' 10/02/2004 (GMT+7)

Cơ khí chế tạo máy và gia công kim loại sẽ đặc biệt được chú trọng phát triển với tốc độ nhanh.

(VietNamNet) - Đây là quan điểm chiến lược của đề án phát triển công nghiệp TP.HCM, để đến năm 2020 trở thành thành phố công nghiệp ngang bằng các nước trong khu vực. Song song với tăng tỷ trọng ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao là việc giảm tỷ trọng ở các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, trình độ thấp.

Mục tiêu phát triển kinh tế của TP.HCM xác định, đến năm 2020 GDP bình quân đầu người khoảng 4.000USD/năm. Cơ cấu kinh tế sẽ là Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp, trong đó công nghiệp chiếm 39,66%, và chiếm 48,04% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Theo quan điểm quy hoạch, trong những năm tới việc phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố phải gắn với định hướng, quy hoạch phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng bằng Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung - Tây nguyên. 

Nội dung đề án còn chỉ rõ, công nghiệp trên địa bàn thành phố trong giai đoạn tới sẽ chuyển dịch cơ cấu sang các phân ngành công nghiệp công nghệ cao, giá trị sản phẩm lớn, có hàm lượng tri thức..., bao gồm các ngành: cơ khí chế tạo máy và gia công kim loại, công nghiệp điện tử - tin học - phần mềm, công nghiệp hóa chất cao cấp, công nghiệp sản xuất vật liệu mới. Các ngành này sẽ phát triển với tốc độ 17 -18%/năm từ nay đến 2010, và đến năm 2020 sẽ chiếm 60 - 61% trong cơ cấu công nghiệp thành phố, chiếm 37 - 38% toàn ngành công nghiệp cơ bản của cả nước.

Sau năm 2005, các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, trình độ thấp và dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thành phố sẽ bớt đi. Ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, thức uống… sẽ tăng trưởng thấp, tốc độ 5 - 6%/năm và giảm dần trong cơ cấu công nghiệp của thành phố. Nếu như năm 2000 tỉ trọng của phân ngành này trong cơ cấu thành phố khoảng 33% thì đến 2010 sẽ giảm mạnh xuống còn 25 - 25,5%. Ngành công nghiệp dệt may, da giày sau 2005 sẽ không phát triển theo chiều rộng và chỉ đầu tư chiều sâu để nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất kinh doanh; và cơ sở sản xuất chuyển dần sang các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hoặc miền Trung. Đồng thời, từ nay đến 2010 thành phố sẽ không phát triển thêm các khu công nghiệp tổng hợp, nhưng sẽ tập trung xây dựng một số khu công nghiệp chuyên ngành như khu công nghiệp cơ khí chế tạo máy, khu công nghệ cao, khu công nghiệp hóa chất, khu công nghiệp dệt may, da giày…

  • Đặng Vỹ
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cho phép đầu tư vào vịnh Vân Phong. (09/02/2004)
''Giảm bớt đầu mối để nâng cao hiệu quả đăng ký nhãn hiệu'' (09/02/2004)
Hầu hết qua trung gian nước thứ ba (05/02/2004)
80% du khách nước ngoài hủy bỏ tour trong tháng 2 (05/02/2004)
Phát triển dự án công nghệ thông tin 2004 (30/01/2004)
Sẽ xây dựng cầu cảng du lịch đầu tiên tại Q.7 (30/01/2004)
Giám sát chặt việc nuôi tôm thẻ chân trắng (28/01/2004)
TP.HCM hỗ trợ lãi suất 6 tỷ đồng đổi mới công nghệ (28/01/2004)
Phiên điều trần vụ kiện tôm diễn biến thuận lợi (27/01/2004)
Trăn trở lối đi cho trà (27/01/2004)
Năm 2004, dự kiến thu hút 3,3 tỷ USD vốn FDI (26/01/2004)
''20 năm tới, VN sẽ đứng Top 10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới'' (22/01/2004)
Giao thừa Giáp Thân: Điều trần tại Washington D.C. (21/01/2004)
Liên doanh Hồng Thái - S.I.T “xông đất” Nghệ An (17/01/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang