TP.HCM: Liên kết với các tỉnh di dời DN gây ô nhiễm
17:36' 27/03/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - TP.HCM sẽ đẩy nhanh công tác đền bù giải tỏa tại các KCN, đồng thời liên kết với các tỉnh lân cận tìm địa điểm di dời cho hàng ngàn cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị sơ kết Chương trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào khu công nghiệp (KCN) và vùng phụ cận, tổ chức ngày 26/3.

Theo Ban chỉ đạo chương trình, sau gần hai năm thực hiện (bắt đầu từ năm 2002), đã phê duyệt 1.119 cơ sở có kế hoạch di dời, đã có 380 cơ sở di dời, ngưng, chuyển đổi ngành nghề hoặc giải thể; đã di dời toàn bộ 260 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ nội thành ra các KCN và vùng phụ cận.

Đã có một số DN di dời đến KCN Hiệp Phước (Nhà Bè). Ảnh: Phi Long

Ban chỉ đạo chương trình cho biết việc thực thi di dời chậm so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn về địa điểm di dời, vốn và chính sách hỗ trợ DN. Hiện thành phố còn 739 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm cần phải di dời, nhưng những khó khăn vừa nêu khiến việc thực thi rất chậm và ách tắc từ phía Nhà nước lẫn DN.

Để giải bài toán về địa điểm di dời, UBND TP.HCM yêu cầu các KCN phải đẩy nhanh công tác đền bù giải tỏa để trong năm nay có trên 500ha đất trong các KCN cho DN thuê. Sở Quy hoạch - Kiến trúc kiến nghị sớm quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các quận huyện như: cụm công nghiệp Đa Phước (Bình Chánh) 80ha, cụm công nghiệp Hữu Phú (Q.9) 100ha, cụm công nghiệp Tam Bình (Thủ Đức) 70ha, KCN Bàu Đưng (Củ Chi) 100ha, KCN Phạm Văn Cội (Củ Chi) 100ha v.v...

Ngoài việc điều chỉnh các KCN trên địa bàn, TP.HCM cũng chủ động liên kết với các tỉnh trong khu vực nhằm đón nhận, bố trí các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm đến các tỉnh, nhất là những ngành phụ thuộc nguồn nguyên liệu ở các tỉnh như sản xuất bột giấy, thuộc da, chế biến than đá... Ban chỉ đạo cũng đã liên hệ với UBND tỉnh Đồng Nai để khảo sát, quy hoạch KCN Đồi Giang Tới (huyện Vĩnh Cửu) với tổng diện tích 2.623ha chia làm 5 cụm công nghiệp, đến năm 2010 có thể đón nhận một số DN của thành phố di dời đến. Cụm công nghiệp tại huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) với tổng diện tích 300ha cũng là nơi có thể tiếp nhận các cơ sở ở TP.HCM di dời đến. Thành phố đang làm việc với tỉnh Long An để lập một KCN chế biến thực phẩm ở Cần Giuộc...

Về chính sách cho DN di dời, Ban chỉ đạo chương trình đã kiến nghị thành phố nhiều giải pháp. Đối với DN cổ phần hóa từ DN nhà nước, ứng cho DN vay tiền để di dời. Định mức cho vay tối đa là 50% giá trị mặt bằng nhà xưởng (của DN đang sản xuất) theo giá thị trường và được các cơ quan chức năng thẩm định với lãi suất được bù 100% trong thời gian 2 năm.

Đối với DN 100% vốn nhà nước, trong thời gian tới nếu chưa bán được mặt bằng nhà xưởng để tạo vốn di dời, sẽ xem xét cho DN vay toàn bộ giá trị của dự án di dời theo tiến độ đầu tư với lãi suất được Nhà nước bù 100% trong 2 năm. Với những cơ sở nhỏ, các KCN cần thực hiện chính sách hai giá cho cơ sở nhỏ thuê đất (trước nay các KCN không "mặn" lắm với đối tượng này) theo hướng tập hợp theo ngành nghề, cùng loại hình ô nhiễm tập trung vào một khu vực.

  • Phi Long 
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đền bù thu hồi đất ''sát giá thị trường'' (27/03/2004)
Mặt bằng cho sản xuất: DN Nhà nước thừa, DN tư nhân thiếu (25/03/2004)
Tránh lạm dụng đất trang trại thành nhà vườn, biệt thự (25/03/2004)
Khó di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm (25/03/2004)
"Thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người có đất là hiệu quả nhất" (24/03/2004)
Học bổng Fulbright về luật, kinh tế và hoạch định chính sách (23/03/2004)
Tổng cục Thuế ''nhượng bộ'' DN khu chế xuất, khu công nghiệp (19/03/2004)
Bức xúc của DN vẫn chưa được giải quyết (18/03/2004)
Giải ngân ODA chậm vì bị "ngâm" thủ tục (18/03/2004)
Nghệ sĩ, nhà báo sẽ bị khấu trừ 10% khi nhận thu nhập (17/03/2004)
TP.HCM ký kết 4 chương trình hợp tác CNTT (16/03/2004)
11.500 tỷ nợ xây dựng cơ bản sẽ được xử lý như thế nào? (16/03/2004)
Kiến nghị giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn gia cầm (15/03/2004)
DN khu chế xuất được ưu đãi thuế theo ''Chương trình thu hoạch sớm'' (15/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang