Nên để tư nhân xây dựng KCN, KCX
07:33' 31/03/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - "Nếu TP.HCM không có quỹ đất tại các KCN-KCX cho DN thuê thì sẽ mất lợi thế cạnh tranh, đã có khá nhiều DN chọn các KCN ở Long An, Bình Dương, Đồng Nai để đầu tư thay vì TP.HCM". Bà Võ Thị Hiệp - phó Ban quản lý các KCN-KCX TP.HCM (HEPZA) nói vậy tại buổi làm việc với UBND TP.HCM và các sở liên quan vào chiều tối 30/03.

Nhu cầu thuê đất tại các KCN-KCX ở TP.HCM là rất lớn, nhưng hiện quỹ đất tại các KCN-KCX chỉ còn 140ha và 143.000m² nhà xưởng. Thêm vào đó, ở một số KCN chỉ còn đất "da beo" nhỏ lẻ, không thích hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư muốn thuê diện tích lớn. Ngoài ra, hạ tầng cơ sở ở một số KCN còn bất cập nên chưa mấy hấp dẫn DN.

Đất ở KCN Hiệp Phước đang chờ DN thuê. Ảnh Phi Long.

Theo bà Hiệp, nguyên nhân thiếu đất cho DN thuê là do công tác đền bù, giải toả gặp nhiều vướng mắc, nhất là về giá. Giá đền bù cao dẫn đến giá đất cho thuê ở TP.HCM cao hơn khá nhiều so với các KCN ở những tỉnh lận cận, vì thế giảm sức cạnh tranh. Nhiều KCN đã có dự án mở rộng từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa có đất cho DN thuê vì vướng khâu này. Thêm vào đó, những thay đổi bất lợi về thuế thu nhập DN ở các KCN cũng khiến cho DN "phải suy nghĩ" khi đầu tư vào đây.

Được biết, HEPZA đang trình thành phố và Chính phủ phê duyệt dự án mở rộng một số KCN trên địa bàn thành phố với tổng diện tích 1.110ha. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có thêm 2.000ha đất tại các KCN-KCX cho DN thuê. Thành phố quyết tâm phải đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải tỏa để đến cuối năm nay có khoảng 500ha đất cho DN thuê.

Bà Hiệp cho biết, HEPZA sẽ làm việc với ngành điện lực, bưu điện, cấp thoát nước... để hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng phụ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động và nâng sức cạnh tranh với các KCN ở những tỉnh lân cận. HEPZA cũng kiến nghị thành phố xem xét ban hành một cơ chế đền bù riêng đối với đất giải toả dùng phát triển công nghiệp.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân gợi ý có thể cho tư nhân xây dựng KCN, Nhà nước chỉ đóng vai trò quy hoạch và hỗ trợ như Bình Dương đã làm. Nên xem xét tổ chức đấu thầu xây dựng KCN, trong đó có thể mở rộng cho những đối tượng tham gia là DN Việt Nam ở nước ngoài. Còn ông Mai Quốc Bình - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, nên thực hiện phương châm đổi đất bằng cách dành một diện tích nhất định, xây dựng nền nhà ở các KCN để đổi đất cho những hộ thuộc diện đền bù, giải tỏa di dời đến. Trong trường hợp họ không ở thì Nhà nước sẽ mua lại phần đất đó. Ngoài ra, cũng ưu tiên chọn nhận con em những hộ này vào làm việc ở KCN...

  • Phi Long
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cơ hội đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (30/03/2004)
Cho phép đền bù chênh lệch trong các công trình nhà nước (29/03/2004)
Quy hoạch Khu kinh tế mở Chu Lai thành trung tâm kinh tế (29/03/2004)
Cạnh tranh để phát triển - con đường duy nhất để phát triển BCVT ở nước ta (28/03/2004)
TP.HCM: Liên kết với các tỉnh di dời DN gây ô nhiễm (27/03/2004)
Đền bù thu hồi đất ''sát giá thị trường'' (27/03/2004)
Mặt bằng cho sản xuất: DN Nhà nước thừa, DN tư nhân thiếu (25/03/2004)
Tránh lạm dụng đất trang trại thành nhà vườn, biệt thự (25/03/2004)
Khó di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm (25/03/2004)
"Thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người có đất là hiệu quả nhất" (24/03/2004)
Học bổng Fulbright về luật, kinh tế và hoạch định chính sách (23/03/2004)
Tổng cục Thuế ''nhượng bộ'' DN khu chế xuất, khu công nghiệp (19/03/2004)
Bức xúc của DN vẫn chưa được giải quyết (18/03/2004)
Giải ngân ODA chậm vì bị "ngâm" thủ tục (18/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang