,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
649506
Làm sao đủ điện? Nhập khẩu!
1
Article
null
,

Làm sao đủ điện? Nhập khẩu!

Cập nhật lúc 15:00, Thứ Tư, 25/05/2005 (GMT+7)
,

Suốt tuần qua, mất điện luôn là đề tài nóng nhất của các báo, nóng hơn cả ... kỳ họp Quốc hội. Ngay khi bài viết của chuyên gia Bùi Văn (Chương trình kinh tế Fulbright Việt Nam) đến với chúng tôi, VietNamNet cũng đang trong tình trạng mất điện nên bài viết đã không thể xuất hiện sớm như mong muốn. Và vì thế, chúng tôi càng tâm đắc với ý kiến của tác giả: giải pháp để có điện nhanh và hợp lý nhất trong thời buổi hội nhập là: nhập khẩu (thay vì chờ đợi các phản ứng khác của nền kinh tế theo kiểu tự cung, tự cấp).

Điện, công nghệ, và hội nhập

Việc mất điện có lẽ đã trở thành ký ức xa xưa của người Hà Nội. Dường như đã xa lắm rồi, khi đèn điện phụt tắt thì mọi người thản nhiên đi thắp ngọn đèn dầu. Và khi nghe một tiếng reo “A a a...” kéo dài ngoài phố, tự nhiên mọi người hiểu là điện đã có trở lại.

Nhưng câu chuyện đã quay trở lại từ tuần qua. Có hai điều làm cho việc cắt điện được đặc biệt chú ý hơn so với trước đây. Thứ nhất, lịch cắt điện được công khai minh bạch. Lý do cắt điện được giải thích rõ ràng. Biện pháp giải quyết cũng được công bố: tăng cường tải điện từ miền Nam, đàm phán mua điện của Trung Quốc, và chờ... mưa lũ. Thứ hai, cuộc sống người dân ngày nay đã gắn quá chặt với điện, từ ngọn đèn chiếu sáng đến chiếc máy bơm nước lên tầng cao, từ cái nồi cơm điện đến chiếc điện thoại “mẹ bồng con” mà mất điện trở nên vô dụng, từ chiếc ti-vi để xem bóng đá quốc tế đến dàn máy lạnh để được ngủ đắp chăn giữa mùa hè. Quan trọng hơn nữa là công việc kinh doanh và việc làm của bao người đang gắn chặt vào điện.

Bản chất của công nghệ

Công nghệ và kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về điện càng tăng. Ước tính năm 2003 bình quân mỗi người dân Việt Nam sử dụng 500 kWh. Con số này ở Trung Quốc là 1250 kWh, và ở Thái Lan là 1650 kWh. Có lẽ chẳng cần bàn đến các con số của Singapore, Nhật Bản hay ở Âu – Mỹ, cũng đủ thấy nhu cầu của ta còn tăng nhiều nữa.

Thiếu điện cũng thể hiện bản chất của công nghệ. Thứ nhất, lương thực hay sắt thép có thể dự trữ trong kho được, nhưng điện thì không thể. Thứ hai, để bổ sung cho công suất điện thiếu hụt thì phải mất hàng năm trời xây dựng (tất nhiên có cách nhanh hơn là ra chợ mua ngay một chiếc máy phát mi-ni, nhưng rõ ràng đây không phải là cách giải quyết hệ thống). Thứ ba, nhiệt điện thì điều hòa quanh năm nhưng phải đốt dầu hay than đắt đỏ, thuỷ điện chỉ dùng nước trời cho nhưng phải lệ thuộc vào thời vụ và tính tình của ông trời. Không may là mùa nước cạn của ta lại chính là mùa nóng bức nhất và nhu cầu dùng điện lên cao nhất.

Ngành điện đã hết sức nỗ lực trong việc tăng phạm vi bao phủ của mạng lưới cấp điện, trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong sản xuất và tiêu dùng. Đây là một bài toán rất khó với nhiều biến số: huy động vốn, cân đối năng lực sản xuất điện và truyền tải điện, dự báo nhu cầu, và cả dự báo... thời tiết.

Hiện nay thủy điện chiếm 46% sản lượng điện của Việt Nam. Nghĩa là, gần một nửa sản lượng điện của ta phải tùy thuộc vào tính nết của ông trời. Nếu xét đến các biện pháp điều hòa lượng nước dự trữ cho thủy điện, tính đến mùa khô vẫn còn khoảng một phần tư đến một phần ba nhu cầu điện của ta phải chịu rủi ro thời tiết.

Nếu đầu tư nhiệt điện để cung cấp bù cho thuỷ điện khi nước cạn, chúng ta sẽ mất một phần tư công suất phát điện (tương đương hàng tỉ đô la đầu tư) chỉ để hoạt động trong một tháng khô hạn và nằm chơi không trong những tháng còn lại. Một tháng hoạt động nhưng phải chịu khấu hao mười hai tháng sẽ đẩy giá thành lên quá mức có thể chấp nhận được.

Tác động của hội nhập

Một yếu tố nữa nên được sớm đưa vào bài toán. Đó là yếu tố hội nhập.

Theo thống kê chưa đầy đủ, thế giới này có 85 nước đang xuất khẩu điện, 99 nước đang nhập khẩu điện, trong đó có 75 nước vừa xuất vừa nhập. Ngay cạnh chúng ta, Trung Quốc hàng năm xuất khẩu 11 tỉ kWh điện và nhập khẩu 2,5 tỉ kWh, Thái Lan hàng năm xuất khẩu 200 triệu kWh và nhập khẩu 600 triệu kWh. Người ta đã sử dụng hội nhập để giải bài toán mất cân đối cung cầu theo không gian và theo thời gian. Đối với ta, việc nhập khẩu điện đã được đề ra trong chiến lược phát triển điện, nhưng đến nay vẫn ở mức đang... thương lượng. Dù cho giá nhập khẩu có thể cao, vẫn không thể cao hơn giá thành của một nhà máy mà mỗi năm chỉ vận hành một tháng.

Mở rộng ra, nhiều vấn đề kinh tế nên được xem lại trên quan điểm hội nhập. Đến nay tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 140% tổng thu nhập quốc dân. Xét theo con số này, chúng ta thuộc hàng hội nhập cao trên thế giới. Nhưng dường như ở vài lĩnh vực đâu đó vẫn còn quan điểm tự cung tự cấp. Nếu nước nào cũng tự chủ về điện, Trung Quốc xuất khẩu điện cho ai? Nếu ai cũng nhất định t chủ về lương thực, Việt Nam chẳng thể nào xuất khẩu gạo nhiều như hiện nay. Tự cung tự cấp để bảo đảm an ninh cũng là một lập luận, nhưng nên xét tỉ lệ bao nhiêu là hợp lý. Cái giá phải trả cho tự cấp 100% thường là rất cao.   

  • Bùi Văn

,
,