,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
664526
Chống bán phá giá trên sân nhà: Chuyện không đơn giản?
1
Article
null
,

Chống bán phá giá trên sân nhà: Chuyện không đơn giản?

Cập nhật lúc 15:42, Thứ Tư, 15/06/2005 (GMT+7)
,

Tìm đủ bằng chứng "buộc tội" Trung Quốc bán phá giá là không đơn giản? Sẽ tốn rất nhiều nguồn lực và tài chính để theo kiện. Kể cả thành công thì... nước nhỏ vẫn bị thiệt thòi. Nếu khai thác được thị trường thế giới một cách đầy đủ, chúng ta hoàn toàn có thể đối phó với hành vi bán phá giá. Ngoài ra, các DN phải xem lại giá thành của chúng ta đã hợp lý chưa? Từ giá đất để đầu tư nhà xưởng, chi phí vận tải, đến các chi phí “phi chính thức”... Thế giới không thể "công bằng tuyệt đối", và kiện phá giá với một nước lớn như Trung Quốc liệu có phải cách khôn ngoan?

Soạn: AM 443905 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Chính quyền TPHCM kết hợp với các DN đang xem xét kiện bán phá giá một số mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam để bảo vệ nhng doanh nghiệp trong nước. Cụ thể là mặt hàng may mặc của Trung Quốc đang được bán ở thị trường Việt Nam với giá rất thấp, ví dụ như 25.000 – 30.000 đồng một chiếc áo sơ mi.

Khái niệm bán phá giá mới được biết đến ở VN không lâu, và chúng ta mới có một số kinh nghiệm trong vị trí bị đơn của các vụ kiện chứ chưa bao giờ là nguyên đơn. Để khởi kiện các DN nước ngoài bán phá giá, có nhiều yếu tố mới cần xem xét.

Xác định hành vi bán phá giá   

Thông lệ quốc tế định nghĩa hành động bán phá giá là bán sang nước khác với giá thấp hơn thị trường trong nước. Liệu chúng ta có bằng chứng cho thấy hàng may mặc của Trung Quốc bán trên trị trường Trung Quốc với giá thấp hơn giá xuất sang Việt Nam không? "Than phiền" chỉ là theo cảm tính, còn để khởi kiện thì phải tìm bằng chứng có tính thuyết phục, và điều này thường không đơn giản. 

Bằng chứng thứ hai của hành động bán phá giá là căn cứ vào giá bán cao nhất của sản phẩm sang một nước thứ ba, hay chi phí sản xuất của DN tại nước xuất khẩu cộng thêm chi phí bán hàng và lợi nhuận nhất định. Đây là trường hợp mà Mỹ đã áp dụng trong vụ kiện cá basa của VN bán phá giá vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, để tìm được chi phí sản xuất hợp lý của DN Trung Quốc cũng hoàn toàn không đơn giản. Nhất là, các mặt hàng vào Việt Nam thường theo con đường tiểu ngạch hay thậm chí buôn lậu. Chúng ta còn chưa biết các nhà sản xuất Trung Quốc là ai, làm sao biết được chi phí sản xuất của họ?

Một bằng chứng khác để kiện bán phá giá là việc chính phủ trợ cấp cho DN sản xuất hàng xuất khẩu. Phía Mỹ cùng một số nước khác đã cố gắng tìm bằng chứng này trong các vụ kiện bán phá giá đối với VN nhưng đều thất bại. Trên thực tế rất khó tìm được bằng chng này, và dù việc trợ giá là có thật thì ngày nay người ta cũng đủ khéo léo để giấu dưới những hình thức mà bên nguyên không thể buộc lỗi.  
 

Việt Nam đối phó với các vụ kiện bán phá giá

VietNamNet:
Chủ động đối phó các vụ kiện quốc tế

Cuộc “đọ sức” giữa vải Ấn Độ và vải TQ ở chợ VN!

EC áp dụng thuế phá giá sản phẩm chốt cài của VN

Hủy vụ kiện Việt Nam bán phá giá bật lửa gas vào EU

Chúng tôi không bán phá giá tôm!

Xe đạp và nỗi lo kiện phá giá từ EU
Thanh Niên:

Bộ Thương mại: Việt Nam không bán phá giá xe đạp vào EU

Tiền phong:
Mỹ sẽ kiện Việt Nam bán phá giá hàng dệt may?

Người lao động:
Tập sống chung với kiện... bán phá giá!

Đối phó với các vụ kiện chống phá giá

Tuổi trẻ:
Canada điều tra chống  bán phá giá đối với xe đạp Việt Nam

Lao động:
Sản phẩm gỗ VN có khả năng bị kiện bán phá giá
 


Chi phí kiện bán phá giá

Để khởi kiện và xét xử một vụ bán phá giá, như vụ kiện cá basa, phía Mỹ đã phải huy động một lực lượng hùng hậu các luật sư kinh nghiệm đầy mình, cũng như mọi lý lẽ từ kinh tế đến chính trị. Bộ Thương mại Mỹ cũng phải cử các đoàn điều tra sang VN nhiều lần để "xem" qui trình sản xuất của từng DN cụ thể. Vụ kiện bán phá giá đó đã phải kéo dài 14 tháng và kết quả cũng mang tính áp đặt hơn là thuyết phục. Liệu chúng ta có sẵn sàng cho những chi phí lớn như vậy không?

Thi hành án và trả đũa

Nếu một mặt hàng bị buộc là bán phá giá, nước nhập khẩu có thể áp một loại thuế bán phá giá với hai mục đích: để nâng giá bán tại thị trường nhập khẩu - bảo vệ các DN của mình, và để trừng phạt các DN ở nước xuất khẩu. Khi đó, phản ứng của phía bị đơn thường như thế nào?

Nếu một nước không công nhận kết quả vụ kiện vì cho là bất hợp lý, họ có thể tuyên bố trả đũa thương mại bằng việc tăng thuế nhập khẩu với nước kia, kết quả là các nước nhỏ sẽ bị thiệt nhiều hơn.

Các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có thể khiếu nại kết quả vụ kiện lên WTO để hy vọng có kết quả công bằng hơn. Nhưng ngay cả khi kết luận một nước sai mà không thuyết phục được chính phủ nước đó, WTO cũng chỉ có thể cho phép nước kia trả đũa thương mại “một cách hợp pháp”. Thế giới không thể "công bằng tuyệt đối", và kiện phá giá với một nước lớn như Trung Quốc liệu có phải cách khôn ngoan?

Đối phó với bán phá giá

Hành động bán phá giá thường được xem là để hủy diệt các đối thủ cạnh tranh, sau đó chiếm vị trí độc quyền và bắt đầu nâng giá để thu hồi siêu lợi nhuận. Cần phải xét là các DN Trung Quốc có thể làm điều này ở VN không?

Các DN VN chỉ có thể bị phá sản nếu thị trường trong nước là duy nhất với họ. Điều này không thực tế. Ví dụ như hàng dệt may, VN đang xuất khẩu sang hầu hết các thị trường lớn trên thế giới. Giả định Trung Quốc bán giá thấp vào thị trường VN và tăng giá ở các thị trường khác để bù lỗ, thì các DN VN cần phải tìm ra và xâm nhập vào thị trường đó.

Còn giả định DN Trung Quốc chịu lỗ để chiếm lĩnh thị trường VN, thfì khi chiếm được thị trường họ sẽ phải tăng giá để bù lại khoản lỗ phát sinh trong thời kỳ phá giá. Các DN VN có thể khai thác thị trường nước ngoài và sẵn sàng phản công lại khi đối phương bắt đầu phải tăng giá.

   

Các điều kiện để thắng trong cuộc chơi

Thứ nhất, khi các DN đơn lẻ của chúng ta không đủ nguồn lực để tìm hiểu thị trường và thông tin về đối thủ, không đủ khả năng tài chính để tham gia vụ kiện, thì vai trò của các hiệp hội là hết sức quan trọng. Vậy các hiệp hội của VN đã đủ mạnh và đủ gắn bó với DN chưa?

Thứ hai, chúng ta càng sớm tham gia vào WTO thì càng sớm được hưởng một luật chơi tương đối công bằng. Phải hiểu nghĩa tương đối để không nên kỳ vọng một cách tuyệt đối vào quyền lực của WTO. Nước Mỹ đã từng bị cộng đồng Châu Âu kiện về nâng thuế mặt hàng thép, và kết quả WTO cũng chỉ có thể cho phép Châu Âu trả đũa.

Th ba, không ai có thể bán phá giá trên phạm vi toàn cầu. Nếu khai thác được thị trường thế giới một cách đầy đủ, chúng ta hoàn toàn có thể đối phó với hành vi bán phá giá. Đặc biệt, các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc cũng tương đồng với các mặt hàng xuất khẩu của VN.

Thứ tư, tất cả các DN phải xem lại giá thành của chúng ta đã hợp lý chưa? Từ giá đất để đầu tư nhà xưởng, chi phí vận tải, đến các chi phí “phi chính thức”, nếu chúng ta có giá hợp lý, chúng ta không thể thua trận.

  • Bùi Văn 

,
,