,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
683468
Đặng Tiểu Bình& lộ trình tìm kiếm phồn vinh của người TQ
1
Article
null
,

Đặng Tiểu Bình& lộ trình tìm kiếm phồn vinh của người TQ

Cập nhật lúc 08:57, Thứ Ba, 19/07/2005 (GMT+7)
,

Tư tưởng thông thoáng, tự do hoá cho mọi hoạt động kinh tế là chìa khoá giúp Trung Quốc đạt được thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. Và người kiên định với ý tưởng đột phá đó là Đặng Tiểu Bình. Ông cũng là người rất táo bạo và thông minh trong hành trình mở cánh cửa "trông" sang phương Tây mà tiêu biểu là Hoa Kỳ để tìm kiếm sự phồn vinh cho đất nước Trung hoa rộng lớn.

 

Soạn: AM 488470 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Đặng Tiểu Bình tiếp đoàn đại biểu Hongkong, Ma Cao (tháng 5/1984)
 

"Ra mắt" với dư luận thế giới

Ngày 6 tháng 4 năm 1974, Đặng Tiểu Bình dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc sang New York dự Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Tại đây, bài phát biểu ngày 10/4/1974 về chính sách ngoại giao và sự cam kết "không xưng bá" của Trung Quốc do Phó thủ tướng CHND Trung Hoa Đặng Tiểu Bình đọc đã thu hút sự chú ý cao của các nước. Tên tuổi Đặng Tiểu Bình bắt đầu được dư luận thế giới quan tâm.

Cũng tại đây, Đặng đã hội đàm với Kissinger (ngoại trưởng Mỹ thời kỳ đó) về những vấn đề đôi bên cùng quan tâm. "Trong 15 năm tiếp theo, hai người còn gặp nhau nhiều lần và trở thành đôi bạn kính trọng nhau một cách chân thành" (Lời của Mao Mao - con gái Đặng). Trong chuyến đi này, Đặng đã đáp máy bay qua Pháp, tới thăm những nơi mà 50 năm trước ông cùng những thanh niên ưu tú của Trung Quốc đã học tập và làm việc. Quà ông đem về cho những chiến hữu từng học tập ở Phương Tây của mình là 200 chiếc bánh sừng bò mua tại Pháp.

"Thời khắc hoà giải, thời khắc mở lại cánh cửa từ lâu bị đóng kín"

... Đầu năm 1979, mới được rảnh tay trong việc đấu tranh với phái "Phàm là", việc đầu tiên mà Đặng ưu tiên là đi thăm Mỹ. Đây là một chuyến đi mà ông đã ấp ủ từ lâu và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đặng định ngày lên đường thăm Mỹ vào ngày mồng một đầu năm âm lịch, ngày Tết cổ truyền của Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ lúc đó là G. Cater rất cảm động.

Trong bài diễn văn đáp lễ, Cater nói: Thưa ngài Phó Thủ tướng, ngày đầu năm âm lịch là ngày Tết của các ngài, là ngày lễ truyền thống để nhân dân Trung Quốc bắt đầu một lịch trình mới. Tôi nghe nói trong dịp đầu năm này, mọi thần linh từ thiện của các ngài đều mở hết các cửa. Đó là lúc dẹp bỏ xích mích trong gia đình, là lúc đi thăm bạn bè thân thích. Đối với hai nước chúng ta, hôm nay là giờ khắc đoàn tụ và bắt đầu một lịch trình mới. Hôm nay là giờ khắc hoà giải, là giờ khắc mở lại cánh cửa từ lâu đã bị đóng kín..." .

Trong bữa tiệc chiêu đãi ở Washington, Đặng đã đọc lời phát biểu: "Hai nước chúng ta trong ba mươi năm qua đã ở vào trạng thái ngăn cách và đối lập, nay tình hình không bình thường đó đã qua rồi..."

Trong chuyến đi này, Trung Quốc cũng đã ký với Mỹ một loạt các hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật và giao lưu văn hoá. Nội dung gồm: Cùng đặt lãnh sự, cùng phái lưu học sinh, hợp tác trong lĩnh vực khai thác nguồn năng lượng, vật lý năng lượng cao và kỹ thuật không gian...

Tám ngày ở Mỹ, ông đã không hề mệt mỏi hội đàm với các quan chức Mỹ, hội kiến với mấy trăm nghị sỹ, thống đốc bang, thị trưởng và các nhân vật nổi tiếng trong giới kinh doanh. Ông cũng đã từng tham gia diễn thuyết trước hàng trăm ngàn người.

Cũng tại đây, Đặng đã một lần nữa chứng kiến sự phồn vinh của một quốc gia phát triển vượt bậc. Không chỉ người Mỹ gốc Âu, rất nhiều người Mỹ gốc Trung Quốc đều rất thành đạt ở Mỹ. Hệ thống chính sách công ưu việt của nước Mỹ đã tạo cơ hội như nhau cho mọi công dân thành đạt.

Đâu là chìa khoá cho sự tăng trưởng? Câu hỏi này đã được thực tiễn nước Mỹ giải đáp được phần nào. Với ý thức thực sự cầu thị, Đặng cho rằng không nên mâu thuẫn với Chủ nghĩa tư bản, vì Chủ nghĩa tư bản là một yếu tố bổ sung cho Chủ nghĩa xã hội về mặt kinh tế.

Cách nhìn nhận độ lượng thực sự cầu thị của Đặng đã được người Mỹ hoan nghênh. Trung Quốc không coi Mỹ là kẻ thù thì cũng chẳng có lý do gì để Mỹ thù địch với Trung Quốc. Đây là một thời điểm rất quan trọng để hai nước mở ra một kỷ nguyên mới về hợp tác kinh tế, thúc đẩy đầu tư, thương mại. Không những thế, một lực lượng Hoa Kiều khá lớn được coi là thành đạt về mọi lĩnh vực trên đất Mỹ cũng được trút bỏ mặc cảm, yên tâm đầu tư về Đại Lục.

Sau chuyến đi thăm lịch sử đầu năm 1979 của Đặng, quan hệ Trung - Mỹ được đẩy lên một bước dài. Mỹ dành cho Trung Quốc hầu hết những ưu đãi về thương mại và đầu tư mà Mỹ có thể. Trung Quốc thì mở hết cửa để cho hàng hoá và tư bản của Mỹ chảy vào. Đây là một trong những động lực quan trọng nhất để kinh tế Trung Quốc giữ được tốc độ tăng trưởng cao trong hơn ¼ thế kỷ qua.

Người "vẽ" lại bản đồ nước Trung Hoa mới

Tháng 6 năm 1981, Hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ 6, khoá XI Đảng cộng sản Trung Quốc đã thông qua bản "Nghị quyết về những vấn đề lịch sử của Đảng từ khi thành lập nước Trung Hoa đến nay". Bản nghị quyết đó đã phân tích và phê bình một cách khoa học những sai lầm tả khuynh nhiều năm trước đây. Đặng đã chỉ đạo Đảng công tâm đánh giá lại Mao, đặc biệt là những sai lầm mà Mao đã mắc phải vào cuối đời. Việc làm công tâm này của Đặng không phải nhằm mục đích cá nhân mà chủ yếu là để giải phóng tư tưởng. Đặng nói: "Giải phóng tư tưởng chính là để làm cho tư tưởng phù hợp với thực tế, chủ quan phù hợp với khách quan, chính là thực sự cầu thị".

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khoá XI (1979) của Đảng cộng sản Trung Quốc, Đặng đã triệt để vứt bỏ khẩu hiệu: "Lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh", khẩu hiệu đã tồn tại nhiều năm dưới triều đại Mao. Thay vào đó, Đặng đưa ra khẩu hiệu: Xây dựng hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm.

Sau khi thăm Mỹ, Đặng rất chú ý đến hình thức tổ chức Liên bang của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Năm mươi bang, có năm mươi Chính phủ khác nhau, luật pháp có hai cấp, Luật pháp liên bang, mỗi bang lại có luật riêng của mình, tất cả đều chung sống hoà bình. Đây là nền tảng để Đặng phát triển học thuyết "Một đất nước hai chế độ". Điều này cũng thể hiện rõ quan điểm thông thoáng của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng: Sẵn sàng cùng chung sống hoà bình, vượt qua những khác biệt về chế độ xã hội và hình thái ý thức giữa các quốc gia.

Đặng lý giải: Chủ nghĩa tư bản là một sự bổ sung rất cần thiết của Chủ nghĩa xã hội. Cái mà Chủ nghĩa xã hội chưa làm được là xây dựng nền kinh tế vững mạnh thì Chủ nghĩa tư bản đã làm được. Chúng tôi xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc riêng của Trung Quốc.

Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc đã dung nạp mấy đặc khu kinh tế và hơn 20 thành phố mở cửa. Những nơi đó đã cho phép các công ty của tư bản làm ăn, kinh doanh, phát triển sản xuất mà vẫn không ảnh hưởng gì tới chế độ ở đó. Từ Đặc khu kinh tế đến "Khu hành chính đặc biệt" chỉ là sự mở rộng hợp lô gích. Theo logic đó Trung Quốc đã thu hồi Hồng Kông, Ma Cao trong hoà bình. Sau khi về với Đại lục, hai đặc khu này đã không phải thay đổi quan hệ sản xuất của mình, chẳng qua chỉ là thêm vào trong bản đồ nước Cộng hoà mấy vùng có chữ  "Đặc biệt" mà thôi.

Gần 10 năm đã qua từ khi Đặng Tiểu Bình qua đời, nhưng tư tưởng chính thống của ông: Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý đã trở thành hiện thực.

Tư tưởng thông thoáng, tự do hoá cho mọi hoạt động kinh tế là chìa khoá giúp Trung Quốc đạt được thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển dân tộc.

  • Hải Lan
,
,