,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
685249
Hai mặt của quyền miễn trừ
1
Article
null
,

Hai mặt của quyền miễn trừ

Cập nhật lúc 15:40, Thứ Sáu, 22/07/2005 (GMT+7)
,

Vừa qua, Tổng công ty điện lực Việt Nam đã muốn cho ông Lê Minh Hoàng, giám đốc Công ty điện lực TP HCM thôi chức vì rất nhiều "lình xình" liên quan đến việc mua bán, lắp đặt những chiếc điện kế điện tử song vẫn chưa làm được. Bởi, ông Lê Minh Hoàng vừa là giám đốc cũng vừa là đại biểu Quốc hội. Với tư cách là đại biểu Quốc hội, ông có quyền miễn trừ.

Soạn: AM 493270 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trên 75% các vị đại biểu QH hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm

Đại biểu Quốc hội thì có quyền miễn trừ. Và đây là lý do tại sao Tổng công ty điện lực Việt Nam muốn cho ông Lê Minh Hoàng, giám đốc Công ty điện lực TP HCM thôi chức vì rất nhiều "lình xình" liên quan đến việc mua bán, lắp đặt những chiếc điện kế điện tử vừa qua thì vẫn chưa làm được. Cụ thể, ông Lê Minh Hoàng vừa là giám đốc cũng vừa là đại biểu Quốc hội. Với tư cách là đại biểu Quốc hội, ông có quyền miễn trừ.

Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội ở nước ta là quyền hiến định. Điều 99 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội. Nếu vi phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét và quyết định ".

Cụ thể hơn,  một bước quy định của Hiến pháp, Điều 51 Luật tổ chức Quốc hội bổ sung ba ý quan trọng sau đây:

- Không được khám xét  nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội ;
- Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao mới là cấp có quyền đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội;
- Không được cách chức hoặc buộc đại biểu Quốc hội thôi việc nếu không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Điều cụ thể hoá thứ 3 nói trên chính là nguyên nhân làm cho việc cách chức (hoặc là cho thôi chức theo một cách diễn đạt tế nhị hơn) không thể thực hiện ngay được. Tuy nhiên, quyền miễn trừ trong trường hợp thứ 3 này cũng chỉ là tương đối. Vì nếu Uỷ ban thường vụ Quốc hội đồng ý thì việc cách chức vẫn cứ có thể xảy ra.

Quyền miễn trừ được sinh ra là để tạo điều kiện cho các vị đại biểu Quốc hội có thể hoạt động một cách độc lập và hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi tấm huy chương đều có hai mặt. Quyền miễn trừ của các vị đại biểu Quốc hội cũng vậy. Điều này đặc biệt đúng đối với trường hợp của Quốc hội nước ta.

Các vị đại biểu Quốc hội nước ta có đến trên 75%  hoạt đông theo chế độ kiêm nhiệm. Những đại biểu kiêm nhiệm thì lại chỉ dành 30% thời gian cho hoạt động của Quốc hội. Thời gian còn lại họ làm những công việc khác. Và nếu 70% thời gian họ làm công việc khác thì làm đại biểu mới thật sự là việc kiêm nhiệm. Tuy nhiên, quyền miễn trừ để tạo điều kiện cho hoạt động của họ trong 30% thời gian lại được trùm lên cho cả 70% thời gian kia. Điều này, thật sự ảnh hưởng đến việc xác lập chế độ trách nhiệm đối với 70% thời gian làm các công việc chẳng liên quan gì đến Quốc hội.

Quyền miễn trừ cho các vị dân biểu được quy định trong pháp luật của rất nhiều nước. Tuy nhiên, xu thế chung là phạm vi áp dụng của quyền này đang được thiết kế theo hướng ngày càng thu hẹp dần. Ví dụ quyền miễn trừ chỉ được bảo đảm khi đang hoạt động với tư cách là dân biểu, hoặc quyền miễn trừ chỉ được bảo đảm trong phạm vi khuôn viên của nhà quốc hội.

Tuy nhiên, đã nói đến quyền thì điều đương nhiên  là các vị đại biểu có thể chấp nhận, mà cũng có thể từ bỏ quyền miễn trừ của mình. Rất nhiều vị dân biểu trên thế giới thường công khai từ bỏ quyền miễn trừ của mình để công tác thanh tra, điều tra được tiến hành dễ dàng hơn.

Những quy định trên xác lập địa vị pháp lý đặc biệt của đại biểu Quốc hội trong xã hội ta. Đây cũng là đảm bảo quan trọng cho hoạt động của đại biểu Quốc hội.

  • TS.Nguyễn Sĩ Dũng

Theo dòng sự kiện

VietNamNet

"Ông Lê Minh Hoàng nên từ chức!"

Tạm đình chỉ Giám đốc Công ty Điện lực TP.HCM

Vụ "điện kế điện tử": UBND TP.HCM quyết không bao che!

Lao động

Văn hoá từ chức
Tuổi trẻ

Vụ điện kế điện tử: Ông Lê Minh Hoàng  trả lời chất vấn đại biểu HĐND như thế nào?

Đừng lấy giấy gói lửa

Đại biểu của dân, trách nhiệm càng lớn

Thanh Niên

Vụ “điện kế điện tử”: Người dân đang chờ đợi thái độ của chính quyền TP.HCM!

Làm sao tăng hiệu lực giám sát của Quốc hội?

Tiền phong

Các đại biểu quốc hội nói gì về vụ gian lận điện kế điện tử?

"Miễn nhiệm"

 

Ý kiến của bạn về vấn đề này?


 

,
,