,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
689728
Vụ cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh -"ai" giám định?
1
Article
null
,

Vụ cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh -'ai' giám định?

Cập nhật lúc 16:41, Thứ Tư, 03/08/2005 (GMT+7)
,

Ở các nước khác, điều cấm kỵ là dùng ngay “người nhà” để giám định cho nhau. Việc giám định như vậy, nếu có, chỉ dùng để xử lý nội bộ mà sẽ không được người ngoài chấp thuận.

Soạn: AM 504801 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Cơ quan kiểm định - mẹ hát con khen

Trong vụ bê bối về điện kế điện tử tại TP.HCM vừa qua, đã có nhiều ý kiến về vai trò độc lập của cơ quan kiểm định, khi người cho ý kiến đánh giá về điện kế lại chính là người nhà. Có nghĩa là có thể xảy ra hiện tượng “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Hai ngày nay, kết luận của cơ quan kiểm định vụ lún sụt cầu chui Văn Thánh (cũng tại TP.HCM) lại làm dậy lên những câu hỏi tương tự về tính chất độc lập của cơ quan kiểm định. Trong vụ này, ngoài chủ đầu tư là một đơn vị thuộc TP.HCM thì bốn đơn vị còn lại: thiết kế, thi công, giám sát, và kiểm định sự cố, tất cả đều thuộc “một giàn” là Bộ Giao thông Vận tải.

Rất có khả năng là chủ đầu tư tại TP.HCM sẽ không thỏa mãn với kết quả kiểm định và sẽ yêu cầu được giám định lại bởi một cơ quan khác.

Nếu như kết quả lại không thống nhất với kết quả hiện nay thì sẽ xử lý ra sao đây?

Dùng "người nhà" - chuyện cấm kỵ!

Khoan hãy bàn về nội dung của kết luận kiểm định. Câu hỏi cần thiết ở đây là cơ quan kiểm định này có vị trí độc lập như thế nào đối với các bên có liên quan. Khi mà một phần của mục đích kiểm định là tìm ra người chịu trách nhiệm trong sự cố, nhưng đơn vị kiểm định là “người nhà” của một bên, thì cả bên kia lẫn dư luận hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi.

Ở các nước khác, điều cấm kỵ là dùng ngay “người nhà” để giám định cho nhau. Việc giám định như vậy, nếu có, chỉ dùng để xử lý nội bộ mà sẽ không được người ngoài chấp thuận. Cho dù kết quả có thể rất khoa học, rất trung thực và rất chính xác, nhưng nếu dư luận xã hội không chấp nhận kết quả và đòi hỏi giám định lại, thì công cuộc giám định chỉ làm tăng thêm lãng phí.

Khi "A" và "B" đồng thuận

Trong mọi hợp đồng kinh tế đều có quy định rõ khi có sự cố xảy ra ai sẽ là cơ quan giải quyết tranh chấp. Việc xác định cơ quan này là cần thiết vì nếu không thỏa thuận được với nhau thì sẽ không ký được hợp đồng. Việc này cũng là dễ dàng vì khi chưa xảy ra sự cố thì các bên đều đang vui vẻ với nhau. Vậy câu hỏi là trong hợp đồng xây dựng đường Nguyễn Hữu Cảnh (trong đó bao gồm cả hầm chui Văn Thánh) thì đơn vị nào được qui định là cơ quan giải quyết tranh chấp?

Nhiều hợp đồng chỉ đề chung chung là “các tranh chấp sẽ được giải quyết bởi tòa án”. Cần phải ghi nhận là tòa án không thể đủ chuyên môn để đi sâu vào mọi chi tiết kỹ thuật. Trong trường hợp này, tòa án sẽ chỉ định một cơ quan kiểm định độc lập để làm cơ sở cho kết luận của tòa. Trường hợp tốt hơn là mỗi bên được quyền chỉ định một giám định riêng của bên mình, và tòa án sẽ dựa vào kết quả tranh luận của hai đơn vị giám định để đưa ra phán quyết.

Tuy nhiên tốt hơn cả là hai bên phải xác định ngay từ đầu một (hay một vài) đơn vị có năng lực, được cả hai bên đồng ý để giải quyết tranh chấp. Khi xảy ra sự cố, nếu hai bên tự nguyện chấp thuận kết luận của cơ quan này thì việc đưa ra tòa án không còn là cần thiết.

Giám định nước ngoài - "dao mổ trâu"

Cần ghi nhận là từ năm 1995, Việt Nam đã tham gia vào công ước New York 1958. Công ước này quy định các nước thành viên phải chấp thuận kết luận của các cơ quan nước ngoài trong việc giải quyết tranh tụng. Đây là một bước đi quan trọng trong việc thu được lòng tin của các đối tác nước ngoài trong quan hệ làm ăn với chúng ta. Nhưng hình như vẫn chưa thấy hợp đồng giữa hai bên Việt Nam lại quy định giải quyết tranh chấp bởi một cơ quan nước ngoài.

Ở đây khoan hãy bàn đến năng lực của các cơ quan giám định quốc tế có truyền thống hàng trăm năm, có lực lượng chuyên môn hàng đầu trên thế giới, có uy tín được chấp nhận trên hàng trăm quốc gia. Điều cần bàn là những cơ quan này không bị phụ thuộc vào chỉ đạo hành chính hay áp lực chính trị của một cấp trên nào. Họ làm việc vì lợi nhuận của chính họ. Và lợi nhuận của họ lại phụ thuộc vào uy tín của họ. Một ví dụ là trong vụ sụp đổ của công ty Enron ở Mỹ, công ty tư vấn và kiểm toán cho Enron (là nhà tư vấn khổng lồ Anderson trị giá hàng tỉ đô la) đã chỉ vì một lần mất uy tín mà sụp đổ hoàn toàn.

Có thể có ý kiến là vụ việc nhỏ sao lại cần đến “dao mổ trâu” là giám định nước ngoài. Tổn thất của bên A cũng là của dân, tổn thất của bên B cũng là của dân (tất nhiên là chẳng có cá nhân nào bỏ tiền ra đền thiệt hại đâu), vậy thì chi phí giám định nước ngoài cũng là của dân. Vậy liệu có nên chi phí tốn kém?

Câu trả lời là dù mất chi phí cao nhưng giữ được lòng tin của nhân dân thì vẫn cần phải làm. Tổn thất lớn nhất không phải là mất tiền bạc mà là mất lòng tin của dân.

  • Bùi Văn

 

Theo dòng sự kiện

VietNamNet

Cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh (TP.HCM): ''hai chưa"

Các công trình giao thông thất thoát 7%

Thanh Niên

“Đại gia đình” giao thông vận tải

Công trình đường Nguyễn Hữu Cảnh (TP.HCM): Lún, nứt... là do “hạn chế về kinh nghiệm”?!

Kiểm định cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh, TP Hồ Chí Minh: Bù lún đến bao giờ ?

Tuổi trẻ

Kết quả giám định cầu Văn Thánh 2: Huề cả làng ?

Sau hầm, đườn g lún, đến... cầu sụt?

Cầu Văn Thánh 2 sụt lún: ai chịu trách nhiệm?

Đường Nguyễn Hữu Cảnh bao giờ hết ngập?

Người lao động

Bao giờ “sự cố” đường Nguyễn Hữu Cảnh được xử lý?

Lại xuất hiện thêm nhiều vết nứt ở cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh

 

Ý kiến của bạn

,
,