,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
693774
Hiệp sĩ CNTT 2005: không... "đánh cối xay gió"
1
Article
null
,

Hiệp sĩ CNTT 2005: không... 'đánh cối xay gió'

Cập nhật lúc 17:46, Thứ Sáu, 12/08/2005 (GMT+7)
,

Rất ngạc nhiên là TS Nguyễn Sĩ Dũng lại có thể làm một dấu nối thú vị về những hành vi thiện nguyện của Hiệp sĩ CNTT thời nay tại Việt Nam với  tinh thần "sẵn sàng vì quý bà" của các gã Donkihote ở xứ sở của "cối xay gió" cách đây mấy thế kỷ.

Soạn: AM 514517 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Khi "quý bà"  không cần phải... bảo vệ thì Hiệp sĩ hi sinh vì cộng đồng

Hai yếu tố "cấu thành" tước hiệu Hiệp sĩ là tư chất đạo đức và những kỳ tích. Mỗi thời đại sẽ có những Hiệp sĩ - những tấm gương được đông đảo quần chúng công nhận, yêu mến và muốn noi theo. Hiệp sĩ sẽ luôn là những người trung thực, dũng cảm, quân tử...

Ngày xưa, chiến đấu bảo vệ quyền lợi của các "quý bà" là một trong những phẩm chất quan trọng của tước hiệu Hiệp sĩ. Còn bây giờ, Hiệp sĩ không bị đòi hỏi phải "sẵn sàng chết vì quý bà" nữa, bởi không biết "ai" cần bảo vệ "ai"?

Ngày nay, CNTT và truyền thông đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Chọn Hiệp sĩ CNTT là nắm bắt tất cả những tinh thần thời đại, và các Hiệp sĩ CNTT - vì thế - dễ thành những "biểu tượng" của xã hội. Tinh thần vì cộng đồng sẽ là giá trị quan trọng nhất, và Hiệp sĩ là những người xem "cống hiến" là lẽ sống.

Ý tưởng của Hiệp sĩ cũng cần được đăng ký bản quyền

Những "giá trị" của tước hiệu Hiệp sĩ thay đổi theo thời gian, điều sẽ còn lại chính là những kỳ tích mà các Hiệp sĩ đã làm được. Với những Hiệp sĩ CNTT 2005, họ sẽ phải củng cố và nâng cao thành tích để thật sự có những kỳ tích như thế.

Và sẽ thiết thực hơn nếu các Hiệp sĩ tập trung nỗ lực vào những yêu cầu lớn nhất của cộng đồng để khai thác, để cống hiến, thay vì "cho những gì mình có". "Đánh cối xay gió" là hành vi cao thượng nhưng chỉ mang giá trị xã hội "vừa phải".

Hành vi hào hiệp của các Hiệp sĩ rất cần tính bền vững. Không ai có thể phủ nhận Bill Gates là Hiệp sĩ CNTT số 1 của thế giới. Chỉ Bill Gates mới đóng góp 25 tỷ USD cho những chương trình nhân đạo trên phạm vi toàn cầu: xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục... Ông cũng quyết định sẽ dành toàn bộ tài sản cho mục đích từ thiện. Bill Gates hào hiệp, ông có đủ điều kiện để hào hiệp, và những cống hiến của ông được sự đón nhận của cả thế giới.

Nhắc đến Bill Gates để nói rằng, sự hào hiệp sẽ thật sự bền vững, có giá trị khi đi theo đúng quy luật kinh tế: Lấy tiền của người trả được và chia cho những người không trả được, "lấy của người giàu chia cho người nghèo".

Với sản phẩm CNTT, cần có sự đầu tư lớn, lâu dài mới tạo ra những sản phẩm thật sự tiện ích và thân thiện. Những ý tưởng của các Hiệp sĩ hôm nay chỉ là bước đầu, là sự lóe lên của những "trí tuệ" mang tinh thần thiện nguyện. Nhưng chỉ tấm lòng thì chưa đủ. Rất cần sự đầu tư, hỗ trợ để những ý tưởng của các Hiệp sĩ được đăng ký bản quyền, được thật sự thành "tài sản" có giá trị, mang lại sự giàu có cho cộng đồng và cho bản thân Hiệp sĩ.

Nên thổi hồn trước cho tượng

Hiệp sĩ không thể là Hiệp sĩ nếu không được phát hiện. E-Chip đã có công rất lớn trong việc tìm ra những Hiệp sĩ. Nhưng đó chỉ là bước bắt đầu. Hiệp sĩ sẽ chịu sự thử thách của cộng đồng. Có thật sự là Hiệp sĩ trong lòng công chúng thì tước hiệu Hiệp sĩ ấy mới thật sự là bền lâu. Như Robin Hood là Hiệp sĩ của nhân dân qua biết bao thời đại. Các Hiệp sĩ của chúng ta với tinh thần hào hiệp thật sự, với mục đích cao cả đóng góp cho cộng đồng, hy vọng sẽ được xã hội thật sự công nhận.

Điều quan trọng hơn là sau chương trình này, tinh thần Hiệp sĩ sẽ lan tỏa, nhân rộng trong xã hội, tạo thành những tấm gương thôi thúc cho hàng ngàn, hàng vạn Hiệp sĩ khác. Đó sẽ là giá trị đích thực của lễ tôn vinh: Từ một người tốt sẽ khích lệ nghìn người tốt.

Nhưng, sẽ có một thách thức lớn nếu tấm gương kia không đủ sức khơi dậy tinh thần thiện nguyện, vì cộng đồng của xã hội. Và sẽ rất tiếc nếu chúng ta không "thổi hồn cho tượng", không có những chương trình truyền thông để những hình tượng Hiệp sĩ CNTT được biết đến rộng rãi, được sự đồng cảm của xã hội. Chỉ khi đó, họ mới có điều kiện để thành những biểu tượng thật sự đủ sức lay động, đủ sức lan tỏa xa hơn, mạnh mẽ hơn.

  • TS Nguyễn Sĩ Dũng

Theo dòng sự kiện

ĐD Phạm Việt Thanh: "Nối chiếc máy tính với những triền đê"

Tôn vinh Hiệp sĩ để thiện nguyện thành lẽ sống!

Để tinh thần Hiệp sĩ CNTT được lan toả, truyền tiếp...

"Lập trình" cuộc sống với trái tim Hiệp sĩ

Lê Nguyên Bình: "Tiến bộ để hòa nhập với cuộc đời!"

Trịnh Công Thanh: Con người lạc quan và tinh thần thiện nguyện

Nguyễn Công Hùng - Người truyền lửa

Phạm Sơn Hà và những người bạn khiếm thị

Hành trình đi tìm “phép màu” của một người khuyết tật

  • Khánh Linh (thực hiện)

Bạn có đồng cảm với những ý tưởng của TS Nguyễn Sĩ Dũng không?

 

,
,