,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
695720
Lãng phí chất xám Việt Kiều? Không chỉ là chuyện hiện tại!
1
Article
null
,

Lãng phí chất xám Việt Kiều? Không chỉ là chuyện hiện tại!

Cập nhật lúc 16:36, Thứ Tư, 17/08/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet Nhận định) - Nếu không kết nối được với thế hệ trí thức Việt Kiều tóc bạc thì khi họ không còn nữa, chúng ta sẽ mất mối dây liên hệ với thế hệ hai, ba... Đáng tiếc là tinh thần, chính sách tốt đẹp của cấp cao lại chưa được quán triệt thực sự ở cấp dưới - những cơ quan trực tiếp thực thi.

Cốt lõi vấn đề vẫn nằm ở tư duy sử dụng người tài.

Soạn: AM 519121 gửi đến 996 để nhận ảnh này
 
Lãng phí nguồn chất xám không mất tiền đào tạo?

Có nhiều thứ lãng phí, nhưng lãng phí trí tuệ, lãng phí chất xám quả là điều đáng sợ!

Lãng phí cơ hội & tiềm năng là lãng phí lớn nhất

Lâu nay, chúng ta đã "phê" nhiều về lãng phí, đã bàn nhiều về những cách thức để tiết kiệm. Nhưng có vẻ như chưa có một cuộc thảo luận ráo riết về chủ đề: "Đâu là lãng phí lớn nhất và nên tiết kiệm như thế nào để đem lại hiệu quả thiết thực". Nhân việc Quảng Nam "Tuyên chiến với lãng phí", chúng tôi xin chia sẻ trăn trở của mình với độc giả qua thảo luận đầu tiên được thực hiện với TS Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright...

Những năm đầu 90, khi Nhà nước VN mới công bố dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, bao nhiêu chuyên gia hoá dầu người Việt gửi hồ sơ xin việc không công. Nhiệt tình của họ rơi vào thinh không. Trong khi đó, chúng ta lại phải vời đến các chuyên gia người Pháp với mức lương cực cao!

Cùng lúc đó, hàng năm, Nhà nước dành ngân sách hàng tỷ để gửi người ra nước ngoài đào tạo. Mất hai năm để có một ông thạc sỹ. Mất 4 năm để cho ra lò một ông Tiến sỹ. Nhưng mới chỉ là chuyên gia về lý thuyết. Lại phải mất nhiều năm nữa, để những thạc sỹ, tiến sỹ được đào tạo ấy cọ sát với thực tế, trau dồi kinh nghiệm.

Thế nên, trong số 300.000 người Việt có trình độ đại học trở lên, mới chỉ có 200 người trở về.

Lãng phí một nhịp cầu nối với chuyên gia thế hệ hai, ba

"Chúng tôi, những người mấy chục năm qua vẫn canh cánh nỗi niềm với quê hương, nay gặp lại nhau thế này, thấy vừa vui lại vừa buồn. Buồn vì chợt nhận ra, mái tóc mình đã điểm sương cả rồi. Nếu còn chờ đợi nữa, thì một thời gian tới, những người vẫn canh cánh với đất nước như cánh chúng tôi không còn nữa". Lời tâm sự của GS Nguyễn Đăng Hưng tại buổi tổng kết hội thảo khiến không ít người giật mình.

Nhìn lại, hơn 60 trí thức Việt kiều có mặt tại Hội thảo "Trí thức người Việt ở nước ngoài với sự nghiệp xây dựng quê hương" không có ai ở tuổi U40. Hầu hết mái tóc đã điểm bạc.

Bác sỹ Bùi Kim Hải (Bỉ): Thế hệ thứ hai cũng bắt đầu trở thành những bác sỹ, kỹ sư, tiến sỹ trong đủ mọi ngành nghề. Để họ tiếp tục giữ mối liên hệ với Việt Nam, cha mẹ chính là cầu nối. Việc chúng ta trở về giúp VN qua các dự án cũng là dịp đưa các cháu cùng về, giúp các cháu hiểu nguồn gốc của mình, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

Họ được gọi tên là thế hệ Việt kiều một hoặc một rưỡi, tức là những người đã sinh ra, lớn lên ở VN. Tâm hồn, nhân cách của họ đã được hun đúc từ mảnh đất quê hương. Dễ hiểu vì sao, hàng chục năm lăn lộn xứ người để vươn lên, thành đạt, những trí thức xa xứ này vẫn canh cánh, nặng lòng với quê nhà. "Chừng nào dòng máu Việt còn chảy trong tim, chúng tôi còn nhớ về VN, còn thấy mình có trách nhiệm với đất nước".

Thế nhưng, không phải 300.000 trí thức, chuyên gia người Việt hải ngoại đều cảm nhận được sợi dây nối kết họ với quê nhà.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh kể câu chuyện khi bà cùng đoàn cán bộ đối ngoại VN sang thăm nước Mỹ. Một anh chuyên gia người Việt làm cho Bộ Lao động Hoa Kỳ đã nói rất thẳng với đoàn VN bằng Tiếng Anh: "Xin lỗi, chúng tôi là người Mỹ gốc Việt".

Câu chuyện trên làm tôi nhớ lại nhận xét của một trí thức Việt kiều nổi tiếng. Trong một cuộc đàm đạo bên bàn trà, ông bày tỏ nỗi lo lắng khi những thế hệ Việt kiều thứ hai, thứ ba ngày càng xa rời với cố hương. Ông bảo: "Nếu chúng ta cứ chần chờ, không có chính sách hay giải pháp tác động gì thì đám trẻ đó lại quên đất nước. Chính vì vậy, tôi nghĩ nếu ký ức chiến tranh càng đẩy lùi thì càng tạo điều kiện để đám trẻ giao lưu. Bố nó tuy thế vẫn còn nói Tiếng Việt, vẫn còn mở đài, coi TV, tức là vẫn dính líu tới VN. Nếu nó không nói tiếng Việt, về VN thì nó mất tiếng nói, coi như người xa lạ". 

Cần một sự đột phá trong tư duy sử dụng nhân tài

Làm thế nào để sử dụng nguồn chất xám kiều bào một cách hiệu quả nhất? Đãi ngộ vật chất chăng? Câu trả lời được nhiều trí thức trong và ngoài nước, cũng như những nhà chức trách khẳng định: sự đổi mới thực sự về tư duy, ở mọi ngành, mọi cấp trong việc sử dụng người tài mới là quan trọng nhất.

Câu trả lời không mới, nhưng lại đúng bản chất vấn đề. Nói cách khác, liệu rằng chúng ta đã thực sự trọng dụng họ, dám đặt họ vào đúng vị trí mà họ có thể cống hiến tối đa khả năng của mình, vượt qua những e ngại, những định kiến để lại từ quá khứ?

Trí thức là kiểu người đặc biệt, chỉ có thể làm việc tối đa công suất khi họ cảm thấy mình được tôn trọng.

Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt ở nước ngoài được đánh giá là một sự đổi mới tư duy thực sự trong vấn đề thu hút nguồn lực kiều bào. Nhưng, như những nhà quản lý VN thừa nhận, tinh thần, chính sách hết sức rõ ràng của cấp cao lại chưa được quán triệt thực sự ở cấp dưới, những cơ quan trực tiếp thực thi.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh thì nói thẳng vào vấn đề. Lấy dẫn chứng từ hành xử của các cơ quan đại diện ngoại giao VN ở nước ngoài - đầu mối đưa trí thức Việt kiều về nước, bà Ninh nói "tư duy hành chính thời bình vẫn còn ngự trị ở quá nhiều cơ quan đại diện. Phải thay đổi cách nhìn, cách ứng xử của chúng ta về vấn đề này".

Không "mở thoáng" về mặt tư duy, thì ngay cả những vấn đề tưởng chừng đơn giản nhất như thủ tục xuất nhập cảnh, chuyện mua nhà ở cho người Việt hải ngoại sẽ vẫn cứ vướng víu khâu này, khâu kia.

Có một nhà khoa học người Hàn Quốc từng nói với người viết rằng, một trong những chìa khoá của "sự thần kỳ Hàn Quốc", từ một nước nông nghiệp lạc hậu vươn lên Top thế giới là biết sử dụng nguồn nhân lực, nhất là chất xám của các Hàn kiều. Ông này nói vui, Tổng thống Park Chung Hee  tỏ ra cực kỳ cởi mở trong chính sách kêu gọi các trí thức Hàn kiều về nước làm việc.

Chuyện tương tự với Trung Quốc. Người ta thấy trong sự trỗi dậy của đất nước Trung Hoa có đóng góp rất lớn của lực lượng trí thức Hoa kiều, nhờ chính sách thông thoáng của chính phủ.

Sáu mươi năm trước, Bác Hồ đã từng đưa hàng trăm trí thức Việt kiều về nước. Những tên tuổi trí thức như Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngữ, Lương Định Của, ...đã góp sức mình vào chiến thắng của dân tộc.

Nếu bây giờ không để lỡ nhịp, sáu mươi năm sau, có thể chúng ta sẽ có nhiều "huyền thoại" tương tự.
  • Việt Lâm

Theo dòng sự kiện

VietNamNet

"Cần cơ chế thoáng thu hút chất xám tri thức kiều bào"

"Từng xin làm việc không lương mà không được sử dụng"

Cơ chế nào để huy động chất xám kiều bào?

Mỗi Việt kiều là một “đại sứ” kinh tế?

Tôn vinh những hạt giống Việt nở hoa trên đất người

Tuổi trẻ

Nhiều con tim đã vui trở lại

Trọng dụng hơn nguồn lực kiều bào

Tiền phong

Trí thức Việt kiều bàn việc xây dựng đất nước

Thanh Niên

Trí thức Việt kiều với sự nghiệp xây dựng đất nước

Thu hút chất xám Việt kiều: Khơi thông "nội lực" bên ngoài

 

Ý kiến của bạn:

 

,
,