,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
730358
Đấu thầu: Ngăn kẻ xấu nhưng đừng hại người tốt
1
Article
null
,

Đấu thầu: Ngăn kẻ xấu nhưng đừng hại người tốt

Cập nhật lúc 17:09, Thứ Năm, 10/11/2005 (GMT+7)
,

Hiệu quả của đồng vốn phải do người lãnh đạo doanh nghiệp quyết định, không phải do luật quyết định. Tiếc rằng khi chúng ta còn có nhu cầu trói kẻ tiêu cực, rất nhiều khi người tốt cũng bị vạ lây. Họ chỉ biết mong đợi vào sự thấu hiểu của cơ quan làm luật.

Soạn: AM 615159 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Dự luật Đấu thầu hiện đang được thảo luận với một bối cảnh khá đặc biệt. Hàng loạt các vụ tiêu cực lớn nhỏ được phanh phui trong thời gian gần đây, từ các dự án xây dựng dân dụng, vụ án tiêu cực của ngành dầu khí, vụ án tiêu cực của Công ty Điện lực TP.HCM… tất cả, dù ít hay nhiều đều liên quan đến đấu thầu.

Chính trong bối cảnh đó mà chúng ta thấy các ý kiến thảo luận đều tập trung vào chống tiêu cực trong đấu thầu. Trong khi quá nghiêng về “chống”, các ý kiến dường như có phần coi nhẹ mặt “xây” của luật. Một dự luật quá thiên về mặt này và coi nhẹ mặt kia thì không tránh khỏi những tác động bất lợi, đặc biệt là cho các doanh nghiệp.

Ngăn kẻ xấu nhưng đừng hại người tốt

Vào giai đoạn 1999-2000, khi ngành công nghệ tin học ở thung lũng Silicon lâm vào khủng hoảng, một chuyên gia tư vấn đã mách cho một công ty truyền thông non trẻ của VN: các công ty ở thung lũng Silicon đang thanh lý hàng loạt các thiết bị máy tính và truyền thông cao cấp, giá trị sử dụng còn 80-90% nhưng giá thanh lý chỉ là 10-20%. Vị giám đốc VN thành thực thú nhận: chúng tôi cũng có những thông tin đó, nhưng thủ tục đầu tư và nhập thiết bị đã qua sử dụng quá khó khăn phức tạp. Đến khi được phép nhập về thì cơ hội đã qua. Đối với chúng tôi, cơ hội là tiền bạc và thời gian cũng là tiền bạc.

Nay nhớ lại, bối cảnh trước đó là hàng loạt các vụ tiêu cực xảy ra trong mua sắm thiết bị cũ. Quy chế đầu tư được siết chặt lại và người tốt cũng bị thiệt.

Luật Đấu thầu: người tốt có thể bị thiệt

Chúng ta đang thảo luận những mô hình tập đoàn đa ngành và mô hình công ty mẹ - con. Một số n) 7;i đã bắt đầu khởi động những mô hình này. Khoan hãy nói đến tương lai của các mô hình, hãy bàn về khía cạnh luật Đấu thầu. Một trong những nguyên tắc của mô hình là các công ty trong một gia đình sẽ tạo điều kiện nâng đỡ nhau. Ông em làm dịch vụ cho bà chị, hay đầu vào em là đầu ra của anh. Nhưng điều gì xảy ra nếu anh em trong gia đình không được phép làm ăn với nhau? Mô hình sẽ mất đi ý nghĩa của nó.

Mặt khác, trong kinh doanh có những yếu tố không thể đơn thuần dựa vào luật. Đó là uy tín trong quan hệ, đó là sự tin tưởng và bảo vệ bí mật cho nhau, đó là sự chia xẻ cơ hội kinh doanh hay bí quyết công nghệ v.v… Những yếu tố này, nếu không đặt lên bàn cân đấu thầu thì doanh nghiệp có thể mất đi đối tác tốt nhất. Nhưng nếu đặt lên bàn cân thì sao? Tùy thuộc cách gán trọng lượng cho những yếu tố vô hình này, một doanh nghiệp hoàn toàn có thể chọn trước đối tác. Cuộc đấu thầu trở thành một thủ tục tốn kém và vô nghĩa.

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tự chủ trong mọi quyết định kinh doanh, trong khi doanh nghiệp nhà nước đã phải chịu rất nhiều ràng buộc về cơ chế kiểm soát, nay lại thêm ràng buộc về Luật Đấu thầu dù không cần và không muốn. Trong cạnh tranh thị trường, dường như một người bị trói chân trói tay đang phải đấu với người kia tự do bay nhảy.

Tại sao lại phải trói?

Câu trả lời là các vụ tiêu cực đã nêu. Nếu không trói thì sẽ tạo điều kiện cho người ta làm bậy. Các chùm “doanh nghiệp gia đình” sẽ nở rộ thêm. Bên A và bên B sẽ chung nhau hái chùm khế ngọt là tiền nhà nước.

Chính vì thế mà nhiều người kỳ vọng vào Luật Đấu thầu như một chiếc đũa thần để vung lên là biến mất hết tiêu cực. Đài truyền hình Việt Nam cũng trích dẫn kỳ vọng của một lãnh đạo là "Luật này phải đưa ra được những quy định sao cho có muốn tham ô, lãng phí, rút ruột công trình... cũng không được".

Nhưng chỉ trói được bề mặt

Soạn: AM 615149 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ảnh: i-guard.net.

Nhiều điều khoản ràng buộc của Luật Đầu tư rõ ràng là để chống tiêu cực bề ngoài. Ví dụ, Luật cấm hành vi “cố tình sắp đặt để cha mẹ đẻ, vợ hoặc chồng rồi cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, con đẻ, anh, chị em ruột tham gia các gói thầu…” Hành vi sắp đặt này bị cấm vì cho là có mục tiêu trục lợi cá nhân. Nhưng nếu để trục lợi cá nhân thì chẳng cần phải có tình cảm gia đình mới làm được. Nếu một người sắp đặt cho cháu hay cho bạn thì sao?

Trong khi xử lý bề mặt, thì nguyên nhân sâu xa của vấn đề vẫn còn nguyên: vẫn còn những cá nhân hay tập thể đã nằm trong tổ chức nhưng lại có động cơ chia xẻ lợi ích của tổ chức cho người ngoài. Khi đó, một bộ luật dù trói chặt đến đâu thì người ta vẫn khai thác ra kẽ hở. Và nếu tiếp tục siết chặt nữa thì người tốt cũng hết cơ hội phát huy.

Để giải quyết vấn đề sâu hơn là cơ chế sở hữu doanh nghiệp, thì lại nằm ngoài phạm vi của luật. Vì vậy mà nhiều điều khoản của luật cũng phải đề ra thời hạn chờ 3 năm, dựa vào quyết tâm và… hy vọng.

Thời gian không chờ doanh nghiệp

Luật đã trói là không phân biệt ai có động cơ xấu, ai có động cơ tốt. Một doanh nghiệp cầm đồng vốn trên tay, để đầu tư được phải qua bao công đoạn, tốn bao nhiêu thời gian, giải trình bao nhiêu cửa. Để khi đến nơi thì đối thủ cạnh tranh của mình đã chiếm mất cơ hội rồi.

Hiệu quả của đồng vốn không chỉ dựa vào mua hàng rẻ, mà còn là nhanh chóng chớp thời cơ, bảo vệ bí mật kinh doanh, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, và nhiều yếu tố khác.

Vì vậy mà ở khắp nơi trên thế giới, hiệu quả của đồng vốn phải do người lãnh đạo doanh nghiệp quyết định, không phải do luật quyết định

Tiếc rằng khi chúng ta còn có nhu cầu trói kẻ tiêu cực, rất nhiều khi người tốt cũng bị trói lây. Họ chỉ biết mong đợi vào sự thấu hiểu của cơ quan làm luật.

  • Bùi Văn

Ý kiến của bạn:

,
,