,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
794492
Kịch bản nào cho hậu hội nhập?
1
Article
null
,

Kịch bản nào cho hậu hội nhập?

Cập nhật lúc 15:09, Thứ Tư, 10/05/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Phiên đàm phán WTO mới giữa Việt Nam với đối tác cuối cùng là Mỹ đang diễn ra tại Washington. Có nhiều dấu hiệu cho thấy hai phía có thể đạt được thỏa thuận tại vòng đàm phán này. Vấn đề đặt ra: Việt Nam đã có phương án gì để đối phó với giai đoạn mở cửa hậu WTO?

Ba kịch bản gia nhập

1. Việt Nam và Mỹ kết thúc được đàm phán tại vòng này. Quốc hội Mỹ sẽ thông qua Quy chế Thương mại Bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam vào kỳ họp mùa hè. Từ nay đến cuối năm, Ban Thư ký WTO sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam hoàn chỉnh báo cáo đồng thời vận động để Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới trong năm 2006.

Ngành ngân hàng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn sau khi VN gia nhập WTO

Đây là kịch bản tối ưu mà Việt Nam đang hy vọng. Cuối tuần trước, một Liên minh hành động ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO và hưởng Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) bao gồm gần 10 tổ chức nghiệp đoàn thương mại Mỹ và khoảng 30 công ty hàng đầu Hoa Kỳ đã được thành lập.

Liên minh này sẽ có tiếng nói hết sức quan trọng trong việc vận động cho Việt Nam được hưởng PNTR.

"Liên minh hành động này sẽ không trực tiếp ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán nhưng có thể có tác động quan trọng trong việc vận động Quốc hội bỏ phiếu thông qua PNTR cho Việt Nam trong năm nay để Việt Nam có được cơ hội hoàn tất các thoả thuận song phương cho phép họ gia nhập WTO trước khi kết thúc năm 2006", Thomas O'Dore, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, một thành viên của Liên minh giải thích với VietNamNet.

Ông Tom bày tỏ lạc quan rằng nếu Việt Nam và Hoa Kỳ hoàn thành thương lượng trong vòng đàm phán này thì "ngay trong nội bộ Washington sẽ có đủ sự ủng hộ để bỏ phiếu thông qua tại Quốc hội trong năm nay".

Thế nhưng, con đường để đạt được PNTR xem ra cũng sẽ gập ghềnh không kém so với đường tới thỏa thuận khi mà việc trao quy chế này cho Việt Nam có thể gắn với những vấn đề chính trị phức tạp và nhạy cảm trong quan hệ hai nước như tự do tôn giáo, nhân quyền.

Trong bối cảnh Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục xếp Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo, việc bỏ phiếu trao PNTR cho Việt Nam tại Quốc hội Mỹ sẽ gặp những khó dễ bởi sự đa dạng của các nhóm lợi ích mà các ông nghị đại diện, trong đó có những nhóm chống Việt Nam.

Chỉ vài ngày trước khi hai bên bước vào bàn đàm phán, Ủy ban Mỹ về Tự do Tôn giáo Quốc tế đề nghị Ngoại trưởng Condoleezza Rice đưa Việt Nam cùng 10 nước khác vào danh sách CPC năm nay.

Mặt khác, việc bỏ phiếu cho Việt Nam diễn ra trùng với thời điểm Quốc hội Mỹ đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Việc này đồng nghĩa: Việt Nam không nằm trong diện ưu tiên cao của nghị trình họp Quốc hội.

Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 3, Chủ tịch Hạ viện Dennis Hastert đã thừa nhận khả năng bỏ phiếu cho PNTR là tại Quốc hội Hoa Kỳ là việc khó "vì đây là thời điểm mà các Hạ nghị sỹ Hoa Kỳ nêu lên các vấn đề của họ về các vấn đề như lợi ích kinh tế, tự do dân chủ".

2. Gia nhập trước, PNTR sau

Nếu Việt Nam và Hoa Kỳ ký được thoả thuận nhưng Quốc hội Hoa Kỳ chưa trao PNTR cho Việt Nam thì VN vẫn có cơ hội trở thành thành viên của WTO trong năm 2006 với điều kiện: phía Hoa Kỳ phải bật đèn xanh. Phương án này đã từng có nhiều tiền lệ.

Trong quá khứ, đã có một số nước SNG được hưởng quy chế này. Thậm chí, Moldova được kết nạp vào WTO năm 2001 nhưng cho đến nay vẫn chưa được Quốc hội Hoa Kỳ chuẩn y PNTR.

Ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán BTA cho rằng, nếu Việt Nam chưa đạt được PNTR "cũng không gây ra vấn đề lớn vì hàng năm Quốc hội Mỹ vẫn bỏ phiếu trao quy chế thương mại bình thường cho Việt Nam".

3. Biên bản kết thúc đàm phán Việt - Mỹ được ký nhân dịp Tổng thống Bush sang Hà Nội. Trong trường hợp đó, phải đến giữa năm 2007 Việt Nam mới có thể gia nhập WTO. Đây rõ ràng là kịch bản kém vui nhất cho Việt Nam.

Trong ba kịch bản trên, phương án hai đang tỏ ra khả thi hơn cả. Nói cách khác, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để kết thúc đàm phán với Mỹ ngay tại vòng này.

Trước hết, đó là quyết tâm cao độ của phía Việt Nam muốn hoàn thành đàm phán với Mỹ để trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới ngay trong năm 2006.

Trong những ngày diễn ra đàm phán, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã bay sang Washington nhằm vận động các giới chức Mỹ tiến đến thoả thuận với Việt Nam như lời ông nói. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là ông có thể trực tiếp chỉ đạo đoàn đàm phán và ứng phó với các tình huống phát sinh.

Giới quan sát cho rằng, sự hiện diện của ông Tuyển là một dấu hiệu cho thấy, Việt Nam đã hạ quyết tâm phải hoàn tất cho bằng được đàm phán với Mỹ.

Trong chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Dennis Hastert, Thủ tướng Phan Văn Khải đã bày tỏ mong muốn hai bên kết thúc đàm phán vào tháng 5 này để Việt Nam kịp gia nhập WTO trong năm nay.

Đặt trong bối cảnh, tiến trình đàm phán WTO được khởi động từ đầu nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, có thể hiểu rằng, phía Việt Nam đã muốn hoàn tất một chặng đường đi khá dài trước khi quyền lãnh đạo Chính phủ được chuyển giao cho người kế nhiệm.

Mặt khác, theo ý kiến các chuyên gia, đây là cơ hội cuối cùng và là thời điểm tốt nhất để VN gia nhập WTO trước khi Hội nghị Cấp cao APEC diễn ra vào tháng 11.

Về phía Mỹ, tuy không phát biểu công khai nhưng Mỹ cũng ngầm hiểu: nếu không đi tới thoả thuận với Việt Nam, chuyến thăm Hà Nội lần đầu tiên của Tổng thống Bush nhân Hội nghị Cấp cao APEC sẽ bị phủ bóng mờ. Giới quan sát vẫn gọi thoả thuận WTO với Việt Nam chính là "món quà" mà ông Bush có thể mang tới Hà Nội.

Trò chơi lợi ích

Thế nhưng, trong những ngày đàm phán đang diễn ra, phát biểu trên báo chí, giới chức Mỹ lại nói cuộc thương lượng để VN vào WTO không nên "vội vàng" vì còn một số điểm chưa giải quyết như bảo hộ và khả năng tiếp cận thị trường của thiết bị xây dựng, xe hơi, môtô...

Hãng AFP dẫn lời một quan chức giấu tên nói Mỹ "thận trọng hơn một số nước khác... và quyền lợi cũng đa dạng hơn nhiều".

Quan chức này cho biết thêm Mỹ không muốn rơi vào tình huống mà "tin tốt là có được mức thuế rất thấp và tin xấu là sản phẩm vẫn bị cấm".

Trong trò chơi mặc cả, khi một bên đứng trước sức ép về thời gian và quyết tâm vào gần như bằng mọi giá, bên kia sẽ tìm cách tận dụng lợi thế để tranh thủ lợi ích tối đa. Người Mỹ cũng không là ngoại lệ, thậm chí, họ đang sử dụng rất tốt những kỹ sảo này.

Vì thế, Việt Nam có ký được thoả thuận với Mỹ trong tháng này hay không không phải là điều cần bàn cãi. Vấn đề là chúng ta đã có những phương án chuẩn bị nào để nền kinh tế không bị cuốn trôi trong cơn lốc mở cửa giai đoạn hậu WTO.

Mà điều này, dường như vẫn chưa được đặt lên cao trong nghị trình của các nhà hoạch định chính sách.

  • Việt Lâm

 

,
,