,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
913928
Thiếu điện tại Thượng đế
1
Article
null
,

Thiếu điện tại Thượng đế

Cập nhật lúc 14:30, Thứ Ba, 27/03/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Với đặc điểm thời tiết và thiếu vốn của Việt Nam, các nguồn điện có thể kết hợp với nhau một cách lý tưởng theo thế ba chân. Vậy tại sao cái chân thứ ba chỉ mới là 2% tổng tiêu dùng, để mỗi khi mùa khô đến thì Thượng đế dưới đất lại thấp thỏm với cắt điện luân phiên?

Mấy năm nay, cứ đến mùa khô thì câu chuyện thiếu điện lại nổi lên. Cắt điện luân phiên, cụm từ trong thời bao cấp đang thành quen thuộc trở lại.

Cắt điện, công nhân mất sản lượng và làm tăng ca bù lại. Nhân viên văn phòng lang thang ngoài quán nước vì chẳng biết làm gì trong văn phòng khi thiếu máy tính (và máy lạnh). Máy phát điện và đèn sạc các loại dù tăng giá vẫn bán chạy như tôm tươi.

Chắc phải có ai đó để trách móc. Và đã có Thượng đế.

Chủ trương mua điện

Chủ trương mua điện của Trung Quốc đã đề ra từ năm 2004, nhưng đến nay mới chỉ đạt 2% tổng lượng điện cung cấp. (Ảnh: www.laocai.gov.vn)

Thượng đế trên trời

Gần 50% công suất điện của Việt Nam dựa vào thủy điện. Ấy thế mà cứ đến mùa nóng nhất, tiêu thụ điện mạnh nhất, thì lại là mùa khô hạn nhất, để cho các hồ thủy điện cạn khô. Chẳng phải lỗi Thượng đế thì lỗi tại ai?

Mưa nắng chẳng điều hòa. Đúng vào năm nay khi hàng loạt các dự án điện bị chậm tiến độ (vì các lý do khách quan!) thì lượng nước lại về ít hơn mọi năm. Rõ ràng là lỗi Thượng đế.

Thượng đế dưới đất

Ngành điện đã dự trù tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện giai đoạn 2006-2007 là 11,5 – 12%, sau đó điều chỉnh lên 15%. Nhưng chỉ riêng mấy tháng đầu năm 2007 tốc độ tăng đã là 17% và trong năm 2007 có thể tăng đến 20%. Khách hàng, dù là Thượng đế, nhưng đã tự ý tiêu dùng nhiều hơn mức mà ngành điện đã tính toán. Rõ ràng là Thượng đế có lỗi.

Đối với những công ty như Coca-Cola hay Samsung, khách hàng là Thượng đế. Nhưng với ngành điện, khách hàng còn hơn cả Thượng đế. Tập đoàn Điện lực là doanh nghiệp Nhà nước, nghĩa là sở hữu toàn dân. Mỗi người dân không chỉ là khách hàng mà còn là chủ sở hữu.

Giống như một bà nội trợ được chủ nhà trả công để nấu ăn. Bà để cho chủ nhà đói dài và vô tư: “Không ngờ chủ nhà ăn khỏe thế".

Thượng đế hỏi lại

Phải chăng điện lực là mặt hàng an ninh chiến lược mà nhất thiết phải tự cung tự cấp? Chúng ta đã có thời cố gắng tự cung tự cấp tất cả mọi thứ, nhưng danh mục hàng “an ninh chiến lược” đã giảm dần.

Hãy xem các nước phải nhập điện có mất an ninh quốc gia hay không? Trong năm 2005, Trung Quốc đã xuất khẩu 11,2 tỉ kWh điện và cũng nhập khẩu 5 tỉ kWh. Xuất khẩu sang phía Đông và Nam (Hồng Kông, Lào…) và nhập khẩu chủ yếu ở phía Tây và Bắc (từ Nga, Ukraina, Kyrgyzstan…). Bản thân những nước bán điện cho Trung Quốc cũng có thời điểm và có vùng nhập khẩu điện. Ví dụ như Nga tuy bán điện cho Trung Quốc, nhưng trong năm 2005 cũng nhập khẩu 10 tỉ kWh.

Từ năm 2004 Chính phủ đã có chủ trương mua điện của Trung Quốc để điều hòa thiếu điện mùa khô. Nhưng đến năm 2006-2007, lượng điện nhập khẩu chỉ vỏn vẹn 2% tổng lượng điện tiêu dùng. Trong khi với các mặt hàng khác, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 160% GDP.

Thủy điện, nhiệt điện, hay mau điện đầu phải đầu tư đường truyền tải (Ảnh minh họa: đường dây 110KV Vính Bảo - nguồn:
Thủy điện, nhiệt điện, hay mua điện đều phải đầu tư đường truyền tải (Ảnh minh họa: trạm biến áp 110KV Vĩnh Bảo. Nguồn: Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp)
Các nguồn điện: bên trọng bên khinh?

Thứ nhất, thủy điện có chi phí thường xuyên thấp nhất (nước sông chẳng bao giờ phải bỏ tiền mua) nhưng chi phí đầu tư ban đầu cao nhất. Thủy điện cũng là nguồn bị động nhất: lượng nước từng năm và từng mùa do Thượng đế trên trời quyết định.

Thứ hai, nhiệt điện có chi phí thường xuyên cao hơn (phải đốt than, dầu, hay khí) nhưng chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn thủy điện. Nhiệt điện là nguồn tương đối ổn định không phụ thuộc vào mùa vụ hay thời tiết.

Thứ ba, mua điện có chi phí thường xuyên cao nhất. Theo ông Nguyễn Phúc Vinh, Giám đốc Công ty Điện lực 1, Trung Quốc bán điện cho Việt Nam với giá 0,043 USD/kWh (khoảng 688 đồng). Nhưng mua điện thì chi phí đầu tư thấp nhất (chỉ là trạm biến áp và đường truyền, những thứ mà với thủy điện và nhiệt điện đương nhiên cũng phải đầu tư.) Việc mua điện cũng rất chủ động theo mùa vụ: mùa thiếu điện thì mua, mùa đủ điện thì không mua.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải cũng từng nói: Cắt điện làm thiệt hại khoảng 0,5USD/kWh. Nếu so với mua điện, gọi là đắt thì cũng chỉ 0,043USD/kWh.

Với đặc điểm thời tiết và thiếu vốn của Việt Nam, các nguồn điện trên có thể kết hợp với nhau một cách lý tưởng theo thế ba chân. Vậy tại sao cái chân thứ ba chỉ mới là 2% tổng tiêu dùng, để mỗi khi mùa khô đến thì Thượng đế dưới đất lại thấp thỏm với cắt điện luân phiên?

Phải chăng tâm lý tự cung tự cấp vẫn còn đó. Hay phải chăng vẫn có tâm lý ưu tiên những dự án đầu tư càng lớn càng tốt?

  • Bùi Văn

Ý kiến của bạn:


 

,
,