221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1056025
Kỳ 2: “Quái chước” của "cái bang"
1
Article
null
Khám phá "kỹ nghệ cai" ăn xin HN:
Kỳ 2: “Quái chước” của 'cái bang'
,

 - Các "trùm ăn mày" có rất nhiều "chiến thuật": một kèm một, luân phiên "cái bang", hạn chế giờ đi lại, mở rộng và thay đổi liên tục địa bàn… Hà thành đang là “miền đất hứa” và là nơi thể hiện các "quái chước" của nhiều "trùm" lẫn "cái bang" sau khi bị truy quét dữ dội tại TP.HCM vào năm ngoái...

Theo chân… “cái bang”

Không lâu sau đợt bị truy quét gắt gao tại TP.HCM, những "cai" mới và "cái bang" lần mò ra thủ đô làm ăn. Những địa điểm thường tập trung nhiều dân "cái bang" là các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai. Chỉ cần đứng ở chân Cầu Mới (Thanh Xuân) khoảng 30 phút vào buổi sáng, có thể đếm đuợc khoảng chục chiếc xe chở bà già, con nít hoặc cặp đôi bà già - con nít xuất quân. Hầu hết, những người trong số đều bị tật, què cụt... 

h
2 xe máy chở của "cai" chở "cái bang" đến các điểm làm ăn.
Tại xóm Cầu Mới, tập trung khoảng hơn 70 cái bang, cả già lẫn trẻ. "Lịch làm việc" hàng ngày của dân ăn xin bắt đầu từ 6h sáng đến 12h trưa và chiều từ 15h đến khoảng 22h.

Chúng tôi lần theo địa điểm ăn xin của bà cụ Tình "chèo" do một "cai" tên Huơng chở đi. Chiếc xe Wave màu xanh mang biển số 36F7 6015 len lỏi trong từng góc phố rồi đỗ ngay tại Chùa Hà (Cầu Giấy).

Vào những ngày rằm và ngày đầu tháng, cụ Tình ngồi sát ngay cổng chùa, chỉ việc cầm chiếc nón rách đưa ngang, đưa dọc. Chưa đầy một tiếng sau, chiếc nón rách tươm đã "đong đầy" những đồng bạc lẻ…

Tại một góc phố khác gần bến xe Hà Đông, vào giữa trưa, một nhóm trẻ ăn xin khoảng 5 đứa chia thành 2 tốp "đổ bộ" vào 2 quán bia đang giờ cao điểm. Bé Dậu xông vào đám khách Tây có dáng bộ sang trọng. Một người Việt đi cùng e ngại rút tờ tiền 20.000 polime xanh rì bỏ vội vào chiếc ca cáu bẩn của Dậu. Thoáng cười đắc chí, Dậu phẩy tay cho đồng bọn tiếp tục ùa vào…

Chỉ chưa đầy 10 phút sau, 5 đứa trẻ hả hê rút lui khỏi quán bia. Khoảng 12h, chúng tụ tập tại quán cơm bình dân sát chợ Phùng Khoang (Thanh Xuân) gọi thức ăn hả hê. Truớc khi ra về, lũ nhóc không quên dúi vào tay chủ quán những tờ tiền mới coóng 10 nghìn, 20 nghìn và bảo: "Cất hộ em!". Mối ngày, những đứa trẻ này được giao "chỉ tiêu" phải "làm" được 200 nghìn. Nhưng trên thực tế nhóm phóng viên theo dõi, chỉ cần một buổi sáng, có "tiểu cái bang" đã xin được hơn 100 nghìn. 

Buổi chiều, vào lúc chạng vạng tối là khoảng thời gian “hái ra tiền” của dân ăn xin có "cai" dẫn dắt. Địa bàn lúc này chủ yếu vần là các quán ăn, nhà hàng lớn. Tại một quán ăn lớn trên đuờng Trần Hưng Đạo, 2 đứa trẻ đứng ở đầu cột đèn giao thông, mắt dõi theo 2 nguời khách Tây sang trọng đang đi vào. Khi họ đi gần đến cửa quán, 2 đứa trẻ vội quỳ sụp xuống sát gấu quần "con mồi".

Sau 1-2 phút, khi bảo vệ quán chưa kịp chạy ra can thiệp thì hai đứa trẻ đã bỏ gọn 2 tờ 20 nghìn vào túi và nhanh chân chạy thằng. Vài phút truớc đấy, chúng vẫn đang trong vai què quặt và lê lết tới vài mét...

Tìm và dùng… người!

4 ông bà già và 5 đứa trẻ con là “đội quân xin thuê” của các “cai” Dùng - Tìm. Sau vài năm mải miết hành nghề “cai” ăn mày ở Sài Gòn, nay “băng đảng” có chung huyết thống này phiêu dạt ra Bắc, lấy Hà thành làm đất “dụng võ” để tiếp tục nghề “chăn dắt ăn xin”.

Dường như, “số trời đã định” nên ngay cả tên quê quán (xã Quảng Lợi - huyện Quảng Xương - Thanh Hóa, một địa phương có “tiền sử” về nghề chăn dắt ăn xin) và tên "cai" đều đúng với nghề nghiệp như lời dân "xóm ăn mày" nói: “Tìm” là tìm người, “Dùng” là dùng người (đi ăn xin).

g h
Trên đường "đi làm"
Theo điều tra của PV, cả đại gia đình này có hơn chục người. Có tới 2 thế hệ đều làm nghề “cai” ăn mày. Trùm sỏ là vợ chồng Lê Thị Dùng và Trần Phí Tìm. Gia đình con gái lớn Trần Thị Nhung và Lê Văn Thành là cánh tay phải đắc lực trong việc “chăn dắt”. Một đứa con trai của vợ chồng Dùng - Tìm cũng phụ trợ cho gia đình trong vai “cò” tìm người vào đường dây ăn mày này. Đứa con út mới 16 tuổi nhưng hiện cũng đang trong thời gian được “truyền nghề” và “học nghề” từ thế hệ đi trước.

số lượng “đội quân xin thuê” quá đông, nên hình thức quản lý của “trùm cai” Dùng Tìm là “cai theo phiên”. Tức là, cùng một “đội quân” và sào huyệt nhưng những thành viên trong gia đình chia đội ra, thay nhau quản lý. Tại thời điểm PV VietNamNet “nằm vùng” tại "xóm cái bang" thì vợ chồng Dùng - Tìm đang lánh về quê, nhường lại cho 2 con gái ở lại Hà Nội cai quản “đại bản doanh”.

Hình thức này được coi như một trong những "ngón hiểm” của nghề “chăn dắt”, tránh được sự chú ý của công an. 

a
"Cai" Nhung đang đánh ông Vinh vì định bỏ trốn.
Hình thức quản lý vốn đã tinh xảo, nhưng mánh khóe “chăn dắt” của các "cai" lại độc đáo vô cùng. Không phải ngẫu nhiên mà “trùm cai” Dùng - Tìm thuê cả người già và trẻ em. Công việc “tuyển” người cũng rất gắt gao. Người già phải chọn những người đã nghễnh ngãng, hoặc què cụt, mắt mù tai điếc. Trẻ con phải thuộc diện "vừa đao vừa đần", hoặc gia đình luôn trong tình thế “cái khó bó cái khôn”. Rất nhiều gia đình ở Thanh Hóa đã đồng ý giao con cho "cai" mà chỉ nhận được số "tiền lương" rẻ mạt 4 -5 trăm nghìn/tháng. Đội quân trẻ em này lại dễ dàng sai bảo và không tự tiện bỏ trốn giữa chừng.

4 ông bà già mà "trùm cai" Dùng - Tìm vất vả kiếm được đều quê huyện Quảng Xương. Ông già tên Sừ thì không nơi nương tựa, ông già tên Vinh thì mất trí nhớ, bà già tên Năm bệnh tật liên miên, bà già còn lại thì vừa đui vừa què. Những đứa trẻ như Cúc, Nam đều mồ côi, em Lý, Thuyết thì “đi xin” để kiếm tiền về cho bố mẹ... trả nợ, em Tuấn Anh thì gia đình khó khăn không nuôi nổi.

Tất cả những con người bất hạnh này được ghép vào thành “đội quân xin thuê” hết sức hùng hậu. Tuy mỗi người mỗi khác nhưng đưới sự cai quản của “trùm cai” nhà Dùng - Tìm, mỗi ngày, bất cứ một đứa trẻ này và ông bà già kia đều được ghép vào thành ông bà con cháu ruột thịt để thu hút lòng nhân ái và tiền của thiên hạ. 

Đánh hộc máu mũi để… sáng mắt ra?!

“Không biết thì đừng sủa…” - hệ quả của câu nói này là sống mũi em Lý lãnh trọn một chiếc đế dép cứng ngắc của Nhung - con gái lớn "cai" Dùng - Tìm.

h
Những nụ cười hiếm hoi trên khuôn mặt "đội quân ăn xin" nhỏ tuổi tại "xóm ăn mày"
Một dòng máu tươi nhanh chóng lăn xuống môi, cằm, cổ, áo em Lý. Đứa trẻ ăn xin hoảng loạn, mặt xanh mét vì đau. Nước mắt Lý lã chã rơi. 

Tối hôm em Lý bị đánh, 2 PV vào vai cô giáo tình nguyện ở lớp học tại xóm Cầu Mới đã tìm cách vào tận hang ổ trùm cai Dùng Tìm. Sau khi hỏi Nhung nguyên nhân việc đánh em Lý, Nhung trả lời đầy trách nhiệm: “Đưa tiền cho bố mẹ nó, mình thuê nó thì mình phải có trách nhiệm. Nó láo quá, mắng không được thì phải đánh! Mình đánh để nó sáng mắt ra chứ không phải vì nó xin được nhiều hay ít...”.

"Cai" Nhung còn phân trần: “Mũi con này bị bệnh... hay chảy máu, tôi mới gõ thôi, trẻ con thấy máu thường sợ nên hét toáng lên như thế. Không làm sao cả!”. Phóng viên “phủ đầu”: “Nghe hàng xóm nói chị lấy cán dao đánh vào mũi em Lý”. Nhung quên cả việc cảnh giác, chối đây đẩy: “Công nhận em đánh, nhưng lấy đế dép đánh, chứ không phải cán dao như người ta nói...”. 

Chung số phận với Lý, Nam và Cúc cũng thường xuyên bị mắng chửi, đánh vì những lí do mà theo bọn "cai" là “thương cho roi cho vọt”. Những đứa trẻ ăn xin thường bị đánh vì nguyên nhân: xin "không đủ" chỉ tiêu, không đủ giờ, dấu tiền để ăn quà vặt…

h
Hang ổ của trùm cai Dùng - Tìm
Trên khuôn mặt của Nam còn in hằn nham nhở hàng loạt vết cào cấu đã thành sẹo và cả những đường xước tấy máu chồng chéo lên nhau. Đó là hậu quả của những trận đòn do những hôm Nam xin không đủ "chỉ tiêu" đề ra của "cai".

Quan sát lịch làm việc của trẻ ăn xin thấy còn dày đặc hơn cả người lớn lao động chân tay bình thường. Giờ xuất phát từ tờ mờ sáng, "giờ giới nghiêm" điểm lúc 11h. Cứ như vậy, "làm việc" hơn 10 tiếng một ngày ngòai đầu đường xó chợ, đứa trẻ nào không đủ "chỉ tiêu" coi như hôm đó “ăn không ngon, ngủ không yên” với "cai".

  • Cẩm Thơ - Thông Chí - Ngọc Thu - Vũ Điệp

    Kỳ 3: "Ăn mày" - món hàng siêu lợi nhuận!

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,