221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1056549
“Bác thằng bần” dưới bóng tre
1
Article
null
“Bác thằng bần” dưới bóng tre
,

Dân trong vùng gọi những bàn cờ, những chiếu bài dưới các lùm tre là cờ bạc “cóc ổi”. Nhưng những trận sát phạt “cóc ổi” ấy không ít người đã tán gia bại sản.

Chuyện cũ mà chưa cũ

Dù con đường đất đỏ quanh co trong xóm Bình Thành, Gò Mây đã biến mất trước ngang dọc những con đường nhựa, khi vùng đất này biến thành khu dân cư mới Vĩnh Lộc (TP.HCM), nhưng ẩn núp trong những rặng tre còn chưa bị cày ủi, có tới gần trăm căn phòng trọ mái tôn, tường gạch không tô. Dân trọ hầu hết là nữ công nhân của khu công nghiệp Vĩnh Lộc.

a
 
Nhưng có một số người dường như không là công nhân, họ lui tới, đi về một cách bí ẩn. Phía trước khu nhà trọ, là quán cà phê của bà Ba T. toạ lạc dưới bóng cây bàng lớn, trông tuềnh toàng, nhưng tối ngày nghẹt khách. Bãi đất trống trước quán lúc nào cũng đậu chật xe máy, không chỉ của khách, bởi đây còn là bến xe ôm.

Trước kia thanh niên vùng này phần lớn đi làm thợ hồ. Nhưng từ ngày có tiền bồi thường đất đai của dự án khu dân cư, cả năm đầu chỉ thấy họ rong chơi, về sau đa số chuyển thành dân xe ôm kiêm… con bạc.

A Lữ cũng ở trong số thanh niên chạy xe ôm. Cha mẹ Lữ đều là người Việt nhưng vì sao cậu ta lại có cái tên như người dân tộc thì không rõ. Sau khi gia nhập vào đội quân xe ôm, A Lữ thành “cư dân” của quán bà Ba T. Quán này ngoài hiên, dưới bóng mát tán bàng, lúc nào cũng thường trực ba, bốn bàn bài.

Cánh xe ôm sát phạt nhau, nhưng không lớn, chủ yếu chầu nhậu hay tới năm, bảy trăm ngàn là cùng. Nhưng thỉnh thoảng có những trận bài rất lớn, là khi có dân nhà trọ tham gia. Những cuộc sát phạt như thế, đám xe ôm nếu không có người mất xe thì cũng có người phải xuống xe đời cũ. A Lữ cũng đã xuống đời xe một lần. Nhưng đám bạc bịp thuê nhà trọ giả làm nai tơ, chẳng bao lâu đã bị đám xe ôm tẩy chay.

Một tối có hai cô em nhà trọ vô quán uống nước rồi mon men tới bàn bài. Mặt mũi tóc tai có vẻ quê mùa, áo quần mỏng manh vì mặc chờ đi ngủ, nhưng hai cô cũng có vẻ biết chơi bài. Từ chỗ đứng xem, chỉ nước, chẳng rõ lúc nào hai cô đã trở thành tay bài trong hai sòng. Đêm đó A Lữ thua đứt chiếc xe đời cũ. Cô gái thắng bài còn nhờ A Lữ dắt giùm chiếc xe về phòng trọ, nói mai mốt có tiền thì đến chuộc.

Sáng hôm sau vẫn thấy hai em trong đồng phục công nhân đi làm. Đêm kế tiếp A Lữ thua tiếp cả ngôi nhà, nhưng đó là căn nhà đã… bán rồi, là bán cho ban dự án, nhưng chủ nhà vẫn còn quyền tháo dỡ, nên A Lữ bán mão cho dân phế liệu. Ngày hôm sau, A Lữ bán tiếp phần nền đất dưới nhà cho đám phế liệu muốn đào bao sâu, chở đi đâu tuỳ ý.

Nhưng những chiều tiếp theo không còn thấy hai cô em “công nhân kia” đâu nữa. A Lữ không xe thành dân thất nghiệp. Mới đây tình cờ tôi đi qua khu dân cư Đại Hải gần chợ Bà Điểm thì thấy A Lữ ngồi ăn mì gói trong một nhà lều công trường.

Chuyện mới nhưng cũ mèm

Thằng Khánh con bà Ba Đ. năm nay đã mười bốn tuổi mà vẫn còn ngồi ở lớp năm. Là năm thứ ba nó “bám trụ” ở cái lớp cuối cấp một này. Cũng là từ cái năm thằng Khánh mua được con gà tre. Con gà tre trống màu lông đỏ tía, lại có bộ lông đuôi cong vút màu xanh nhung.

Ở khu vực xóm Bình Thành cũ này, chuyện đá gà là quanh năm, chỉ trừ những ngày mưa dầm. Người lớn đá gà nòi ăn tiền tính “chai” (triệu đồng), trẻ con đá gà tre, độ cũng vài trăm ngàn. Dù dự án khu dân cư đang được triển khai, nhưng vẫn còn vô khối những lùm tre đủ chỗ cho những trường gà vừa kín đáo, vừa mát mẻ. Lần đầu tiên “ra quân”, con gà thằng Khánh thắng lớn, nhưng thằng Khánh chỉ ăn được mười ngàn, là ăn của thằng bé có con gà thua. Nhưng đám trẻ ngồi coi bắt độ, có đứa ăn cả trăm ngàn đồng.

Biết chuyện thằng Khánh đá gà ăn tiền, bà Ba Đ. có rầy con, nhưng cũng rầy qua loa, lại có ý nói thằng Khánh ngu, gà của mình mà để đứa khác thắng được nhiều hơn. Sau lần đó, con gà thằng Khánh còn ăn dài dài. Lần thắng kế tiếp, thằng Khánh “trúng” được bao nhiêu thì bà Ba Đ. không biết, chỉ thấy nó về nhét vô túi mẹ tờ bạc một trăm ngàn còn mới tinh.

Cũng bắt đầu từ đó là chuỗi năm thằng Khánh ngồi lỳ ở lớp năm. Nhờ nó nhỏ con, nên sự chênh lệch thân xác với những đứa trẻ cùng lớp trong hai năm đầu cũng không đến nỗi khó coi cho lắm. Nhưng năm vừa rồi nó bỗng “nhổ giò” cao vọt lên, tiếng nói lại vỡ ra, nên dù ngồi ở cuối lớp, nhưng cô giáo vẫn vô tình nhìn thấy mà gọi nó khảo bài luôn. Mỗi lần ngắc ngứ vì không thuộc bài với cái giọng “nửa gà nửa vịt”, nó trở thành trò cười cho cả lớp. Thế là chưa hết học kỳ một, nó tự ý bỏ học, theo đám thanh niên trong xóm đi phụ hồ.

Sau tết 2008 vừa rồi, một hôm mãi tới khuya thằng Khánh mới về tới nhà. Nhưng nó không về một mình, có hai thanh niên chở nó về trên chiềc xe Honda, ép nó ngồi giữa. Vừa về tới, đẩy thằng Khánh vô nhà, hai đứa đứng chận cửa. Thằng Khánh bảo mẹ đưa cho hai gã này năm chỉ vàng vì nó thua bài. Một trong hai thằng cố ý cho bà Ba Đ. thấy cây dao giắt ở lưng. Không còn cách nào khác, bà lột đưa cho chúng sợi dây chuyền năm chỉ đang đeo. Tới khi chúng dong xe, bà mới nhớ cái mặt dây chuyền quên lấy lại, trị giá gần một chỉ.

Từ lúc hai gã kia đi cho tới sáng, bà Ba Đ. chửi thằng Khánh không ngớt. Ban đầu nó lặng thinh. Sau đó nó bới tô cơm ra cửa ngồi ăn. Ăn xong nó ngồi tại chỗ bắt đầu trả treo. Nó nói tiền đền bù đất mà mẹ nó còn tích trữ trong ngân hàng gần nửa tỉ đồng, bây giờ chia hai, vì nhà có hai mẹ con. Số tiền của nó, nó muốn làm gì làm. Đến đây thì bà Ba Đ. thành người im lặng. Nhưng hình như ý định chia tiền của thằng Khánh không thành, vì thỉnh thoảng người lân cận vẫn nghe mẹ con nhà này to tiếng về chuyện tiền nong.

  • Theo Nguyễn Hải Tần (SGTT)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,