221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1057615
Kỳ 6: Có tật giật mình…!
1
Article
null
Khám phá "kỹ nghệ cai" ăn xin HN:
Kỳ 6: Có tật giật mình…!
,

 - Ngoài sự tinh xảo trong các mánh khóe hành nghề, bọn "cai" còn có nhiều "chiêu bài" đặc biệt hữu dụng trong việc đối phó, luồn lách để không bị sa lưới như nhiều đường dây cai ăn mày từng bị phá tại TP.HCM.

Tung hỏa mù, đánh lạc hướng!

Đóng một bộ dạng lôi thôi, lếch thếch, ánh mắt thừa “đểu cáng”, gương mặt đủ bất cần, xấc xược song cánh phóng viên chúng tôi vẫn phải chật vật bước qua “cổng sát hạch” khi vào xóm trọ có nhiều "cai" ăn mày bên bờ sông Tô Lịch.

Những đôi mắt gườm gườm đầy soi mói, đưa đẩy ám hiệu cho nhau rất có “nghề” của những “cư dân ruột” trong xóm chỉ chực muốn "ăn tươi nuốt sống” những người lạ mặt lảng vảng, thâm nhập. Không khí rộn rạo bởi những lời bàn tán xỉa xói cảnh giác từ những nhóm người ngồi la liệt "sinh hoạt tập thể" hai bên đường dẫn vào xóm trọ. 

Nhưng những câu nói cũng đầy chất giang hồ từ nhóm người lạ mặt dường như làm không khí “thông” hơn.

“Bà chị, còn chỗ trống không?” - "Hết, làm gì?". Bà Hương, chủ nhà trọ chứa gần 50 người hành nghề ngoài đường phố, trong đó có rất nhiều dân "cái bang", trả lời và hỏi lại sau khi đã “soi” một cách trơ trẽn từ đầu tới chân, nhăm nhe nhìn thẳng vào mặt những người mới đến. “Xe ôm”.

Nhìn kỹ chúng tôi một lần nữa, chắc thấy cũng ra dáng xe ôm, bà Hương tiếp chuyện đỡ nhạt hơn với một lô câu hỏi: Quê chỗ nào? Làm ở Hà Nội bao lâu rồi? Trước đây ở đâu? Sao phải chuyển đi? Sao biết xóm này mà tới?... 

“Hỏi lắm thế! Không có chỗ thì thôi, đi tìm chỗ khác!”. Bà ta phân trần: "Không phải, em ở thì phải hỏi chứ. Ở xóm này hỏi nhà ai cũng thế thôi, dạo này nhiều nhà báo lắm, có người viết bài, công an vào quét thì bọn chị toi à?”. 

h
Với kiểu xưng quê quán "đánh tráo" tên thôn - xã theo chỉ đạo của "cai", em Lý đã khiến chúng tôi rất vất vả mới tìm được nhà em tại Quảng Xương. 
Bà ta vẫn cảnh giác: “Chị thì hết chỗ nhưng giới thiệu cho mấy nhà bên kia, em sang hỏi”. “Khổ thế, mấy hôm nay vạ vật rồi, thôi bà chị cho em một chỗ trong góc cũng được. Em nằm tạm mấy đêm rồi sang bến xe Gia Lâm”.

Nì nèo, kêu ca, trình bày mãi chúng tôi cũng thuê được một khoảng rộng bằng đúng tấm lưng trong góc tường và nằm chung với gần 50 người.

Quá 10h đêm, những “đứa con đường phố” rũ rượi trở về xóm trọ như một đoàn quân. Già, trẻ, gái, trai đủ cả, đông nhất là “đội quân ăn xin” trên 30 người, quá nửa là trẻ con được “cai” chăn dắt.

Sau một đêm ngủ chung với cư dân xóm trọ Cầu Mới, chúng tôi khoanh vùng được các đối tượng. Nhắm vào một số “trùm cai” lân la nói chuyện, sau dăm ba lần “chén anh chén chú” đã "tây tây" nhưng sự cảnh giác vẫn còn dai dẳng. Hỏi trẻ ăn xin thì được trả lời những câu i xì nhau: “Không biết, cháu mới đến, đi mà hỏi những người kia”. Tìm hiểu từ người lớn thì: “Chú em uống đi, hỏi gì, cứ ở đây mấy ngày là hiểu bọn anh. Xóm này đông vui, anh em tình nghĩa lắm…”.

Dường như, những ai đã là cư dân ruột của xóm trọ đều có một điểm chung như bản năng là biết nói những câu giống nhau “dè chừng”, đặc biệt với những ai đặt câu hỏi về xóm. Sự cảnh giác đó, như một bản năng để sinh tồn.

Khi đã hành nghề chăn dắt ăn mày, những tay “trùm cai” luôn thực hiện nghiêm túc nguyên tắc “giấu mặt” để tránh sự chú ý của công an, nhà báo.

Sau khi các kỳ về "kỹ nghệ cai" ăn xin được đăng tải, nhóm PV VietNamNet tiếp tục đặt những câu hỏi về trách nhiệm quản lý địa bàn của các cơ quan chức năng nơi có nhiều tên "cai" ăn mày đang hoạt động. Nhưng câu trả lời vẫn chỉ là sự đùn đẩy cho nhau. Và phường Thượng Đình chính là nơi có cô bé Bình bị vợ chồng bán phở đánh đập dã man. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi những ý kiến của các cấp chính quyền trên VietNamNet...
Những tay "trùm cai” thì vậy, còn đội quân “đi xin thuê” thì đều được huấn luyện nằm lòng bài "học ăn, học nói, học gói, học mở” trước khi học... đi xin. Nếu hỏi các em bất cứ điều gì về gia đình, người dẫn và nghề “xin thuê” của chúng, tất cả đều trả lời giống nhau “đi với ông bà, bố mẹ, chú bác…" hoặc "cháu đi bán kẹo không phải đi xin”. 

Đặc biệt, một điều khó hiểu với người thường nhưng hợp lý với bọn trẻ, đó là khi hỏi 10 em thì chúng đều bảo tên quê quán giống nhau, trong khi mỗi đứa một quê.

"Cai" Dùng - Tìm chỉ đạo các em nhỏ ăn xin như em Lý, em Thuyết, em Nam “xin thuê” có “bài” khai quê quán hơi quái đản: tên thôn tráo sang tên xã. Với cách đánh tráo này, chúng tôi đã như "mò kim đáy bể" tại huyện Quảng Xương, mãi mới lần ra được địa chỉ nhà các em...

Em Lý nói nhà ở thôn 4 (xã Quảng Nham - huyện Quảng Xương - Thanh Hóa) trong khi các xã thuộc huyện Quảng Xương chỉ có xã Quảng Nhân mới có thôn 4. Em Nam nói nhà ở thôn Tiên Thắng, xã Quảng Nham trong khi Tiên Thắng là một thôn thuộc xã Quảng Lợi.

Phao "tin vịt"!

Trong khi chúng tôi tìm về Quảng Xương lần mò địa chỉ của một số “trùm cai” và một số người “đi xin thuê” tại xóm trọ Cầu Mới thì nguồn thông tin cơ sở tại xóm báo về: Xóm đã bị đánh động, dân "cai" đã đánh hơi thấy "sự bất bình thường"...

a
Nhà trọ Dùng - Tìm đã đóng cửa im ỉm
Và đúng như vậy, "hang ổ" của nhà Dùng - Tìm đã dọn đi khỏi xóm trong im lặng. Hôm đó là ngày 3/4/2008.

Không ai biết hang ổ "trùm cai" này chuyển đi đâu, hàng xóm xung quanh lao xao, khó hiểu vì gần đây đội quân “xin thuê” hùng hậu nhà Dùng - Tìm "làm ăn" rất khá.

Một nguồn thông tin từ những người gần gũi các em bé ăn xin trong đường dây nhà Dùng - Tìm cho biết: "Nhung, con gái bà Dùng nói dạo này công an rà soát kinh quá, nên không làm nghề này nữa, về quê làm ruộng!”.

Đây là sự cảnh tỉnh, rút lui kịp thời hay chỉ là phao “tin vịt”…?

Kịch bản cũ!

Trở về Hà Nội, nhóm PV bí mật vào xóm ăn mày trong đêm để xác minh. Và chuyện một số cai thực hiện phương án "vườn không nhà trống” là đúng.

Nhưng sự thật về sự biến mất của "đại bản doanh" Dùng - Tìm vẫn nằm trong chiêu thức “tung hỏa mù" nhằm đánh lạc hướng nhóm PV khi chúng đã phát hiện ra.

f

Bao giờ hết cảnh người già vừa vất vả đi xin lòng tốt của thiên hạ, vừa bị "cai" đánh đập như thế này?

Chúng không bỏ nghề để "về quê làm ruộng", mà chuyển sang địa bàn hoạt động mới. 

Trong gần một tuần lễ, từ những mối quan hệ với “cư dân đường phố” trước đây, nhóm PV mở một cuộc rà soát khắp hang cùng ngõ hẻm ở Hà Nội và Hà Đông. Những nơi mà trẻ em thường xuyên lui tới ăn xin được chú ý đặc biệt, hy vọng bất giác thấy được một gương mặt quen quen.

Và "hang ổ" mới mà "trùm cai" Dùng - Tìm đang trú ngụ cuối cùng cũng bị phát hiện.

Đó là một ngôi nhà không có số, trong một con hẻm hun hút và nhiều ổ gà ở phường Bồ Đề (Long Biên), ngay phía sau nhà nghỉ Hẹn Hò II.

Chắc chắn sự thay đổi địa điểm trú ngụ của nhiều "trùm cai" sẽ không ổn định. Hầu hết bọn chúng đều đã bị truy quét tại TP.HCM, đã quá lọc lõi trong cách đối phó, tránh bị phát hiện. Và những em bé lang thang, những cụ già khốn khổ sẽ vẫn phải ngày ngày lầm lụi kiếm tiền về cho "cai", nếu không có sự vào cuộc nghiêm túc từ các cơ quan chức năng...

  • Cẩm Thơ - Ngọc Thu - Thông Chí - Vũ Điệp

     

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,