221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1094400
Kỳ 2: Những bí mật của "thành phố ngầm"
1
Article
null
Bí ẩn "thành phố ngầm" NewYork:
Kỳ 2: Những bí mật của 'thành phố ngầm'
,

 - Chúng tôi chạy đến đoạn cua, kể từ đây tàu điện không hoạt động nữa. Đột nhiên là bóng tối thăm thẳm. Steve đã có lần kể cho tôi nghe rằng kẻ sát nhân hàng loạt David Berkowitz từng lang thang trong con kênh dẫn nước Croton, sau khi hắn cướp đi mạng sống của 6 con người.   

Phòng thí nghiệm hạt nhân

Thành phố ngầm với cư dân của nó chỉ là một trong vô vàn những phát hiện của Steve trong những năm tháng khám phá lòng đất New York.

Steve từng học khoa lịch sử tại Đại học Columbia. Trong một bài giảng, anh được nghe kể về “Dự án Manhattan”. Đó là tên ngụy trang cho một kế hoạch của người Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai. Dưới sự chỉ huy của Robert Oppenheimer, họ nghiên cứu phát triển bom hạt nhân trong lòng đất. Nhà vật lý hạt nhân người Ý Enrico Frmi đã cho chế tạo một máy gia tốc phân tử trong căn hầm của trường đại học. Chính xác là ngay dưới giảng đường mà Steve ngồi.

Steve bắt đầu nghiên cứu lòng New York từ đó. Về sau, anh khám phá ra các bí mật lịch sử, như là một phần căn hầm trước đây vốn thuộc về một trại tâm thần. Đại học Columbia sau này được xây dựng trên nền đất phía trên ấy. Một đêm, Steve đã lên lại mặt đất qua con đường đó.   

Trong hầm trường đại học anh thường xuyên gặp phải những cánh cửa bị cài khóa. Hỏi làm cách nào anh mở được thì chàng trai tóc vàng 28 tuổi im lặng. Có điều, chắc chắn là anh ta đã vượt qua chúng và phát hiện ra một mạng lưới đường ngầm với các phòng bí mật. Trông như thể là các nhà khoa học đã vội vã bỏ lại phòng thí nghiệm và để lại rất nhiều thứ. Khắp nơi sót lại máy móc và tài liệu: các tập giấy phủ bụi, những chai oxi màu đỏ, những thùng màu vàng với kí hiệu “Nasa” và những máy móc kì lạ đều in dòng chữ “Extranuclear Lab” (Phòng thí nghiệm ngoài hạt nhân).

Biểu tượng lịch sử hoen gỉ

Và rồi sau đó, anh lần đầu nhìn thấy cỗ máy gia tốc phân tử, một hộp thép khổng lồ, gỉ sét, trông bề ngoài giống như phi thuyền của người ngoài trái đất hạ cánh xuống. Nhà sử học trẻ tuổi đã khám phá cỗ máy mà có lẽ người ta đã dùng để sản xuất quả bom nguyên tử đầu tiên của nước Mỹ.

Máy gia tốc phân tử dưới hầm trường Đại học Columbia 

Để rồi sau đó, họ đã chế tạo thành công hai quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki của nước Nhật. Một vật chứng lịch sử bí mật, đầy quan trọng, và bị lãng quên trong hoen gỉ. Một khám phá làm Steve ngạt thở.

Steve quả thực là một nhà “sử học du kích” như biệt hiệu anh đặt cho mình. Anh biến mất mỗi đêm trong những nơi bí mật khác nhau ở thành phố ngầm.     

Anh đã từng đi qua con kênh ngầm 40 cây số dẫn nước từ Manhattan tới khu Bronx ở phía đông bắc New York. Ngày xưa, hệ thống này cung cấp nước cho cả thành phố.  

Ngày nay con kênh là nơi sinh sống của bầy dơi đông hàng trăm con. Steve chèo xuồng cao su đưa tôi qua con sông ngầm đen ngòm xuyên qua lòng Manhattan. Trên đường đi, anh tìm thấy 4 bến tàu điện ngầm bỏ hoang. Anh leo lên đoạn ngầm ở đại lộ Atlantic, nơi khởi hành của một trong những chiếc tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới.

Anh bò đến đường ray số 61 của Grand Central Stadion, ga tàu điện trung tâm của New York. Chưa có một chuyến tàu công cộng nào dừng ở ga này. Chỉ duy nhất một chuyến cá nhân. Hành khách: Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt. Trong thế chiến thứ hai, ông đã đi từ đây vào một thang máy bí mật lên thẳng khách sạn “Waldorf Astoria”. Khoang thang máy vẫn còn đó. Steve từng trèo qua đó lên trên và ra ngoài qua cổng khách sạn. 

Cá sấu trong kênh ngầm

Còn nhiều truyền thuyết khác nhưng Steve chưa chứng minh được. Ví dụ như chuyện có cá sấu sống trong những con kênh ngầm. Con bò sát khổng lồ cuối cùng của New York, dài 3 mét, được kéo ra khỏi một bể hứng nước mưa vào năm 1935 và bị đánh chết. Ông trưởng phòng môi trường New York thậm chí vẫn tin là còn cá sấu sống dưới lòng đất. Dù sao thì Steve vẫn luôn cẩn trọng.

Đoạn đường ray này chỉ dành cho một chuyến tàu duy nhất
Trong căn phòng anh ở Brooklyn treo một danh sách dài liệt kê những việc anh phải làm trước khi chết. Nó được lập cách ra đây 2 năm, khi bác sĩ thông báo anh bị bệnh ung thư xương và chỉ còn sống được vài tháng.

Kể từ đó Steve học được cách sống mỗi ngày, như thể ngày mai sẽ là ngày cuối cùng của đời mình. Và anh đã chiến thắng căn bệnh vốn vô phương cứu chữa.

Đó chính là một phần quan trọng trong triết lý sống của anh: người ta không chỉ có thể tìm kiếm cái mới ở khắp mọi nơi, mà còn có thể tận dụng từng ngày sống một để làm điều đó.

Bước nhầm là chết

Trong những đêm sau, chúng tôi lại tiếp tục hành trình ở những đoạn khác của thành phố.

Tôi theo Steve thử một lần liều mạng thâm nhập vào hệ thống đường ray còn hoạt động: đi qua một đoạn đường tàu tới một ga bỏ hoang. Chúng tôi chờ cho đến khuya, khi mà các tuyến đường đã bắt đầu vắng tàu qua lại. Ở bên cạnh hai đường ray thông thường là một đường ray thứ 3 với dòng điện 700 volt. Dẫm nhầm lên đó, chúng tôi sẽ mất mạng.   

Nguy hiểm chết người cho những tay thám hiểm thế giới ngầm - những đoàn tàu đột ngột xuất hiện trong bóng tối
Hy vọng là vào giờ này không ai ngó tới các camera canh gác. “Nếu họ mà bắt được, thì chúng mình đi tù đấy” - Steve nói. Kể từ sau ngày 11/9/2001, tất cả những gì đe dọa tới an ninh cộng đồng đều bị ngăn chặn và trừng phạt bằng các biện pháp chống khủng bố thô thiển. Một lần, Steve đã bị 150 cảnh sát vây bắt và cuối cùng là còng tay giải về đồn. Anh bị ngồi tù một ngày, cho tới khi luật sư tới giải thoát.

Một chiếc tàu đột nhiên xuất hiện từ trong bóng tối. Tiếng rung trầm ở thanh ray báo cho chúng tôi điều đó. Rồi ngay sau đó, là hai ánh đèn pha tiến về phía chúng tôi với vận tốc nhanh chóng mặt. Cảm tưởng, có lẽ người lái còn chưa kịp động vào phanh thì chúng tôi đã nát bét dưới gầm tàu rồi.

Hai thằng nhảy vội vào một cái hốc gần đó và ép chặt thân mình vào tường. Wrummmms! Chiếc tàu vụt qua như một cái bạt tai đau đớn.

Chúng tôi chạy đến đoạn cua, kể từ đây tàu điện không hoạt động nữa. Đột nhiên là bóng tối thăm thẳm. Steve đã có lần kể cho tôi nghe, rằng kẻ sát nhân hàng loạt David Berkowitz từng lang thang trong con kênh dẫn nước Croton, sau khi hắn cướp đi mạng sống của 6 con người.   

“Não của tôi có gì đó không ổn”

Một hình nhân xuất hiện trong bóng tròn chiếc đèn pin của tôi. Tôi và Steve nhìn thấy hai con mắt đàn ông sợ hãi. Ông ta muốn bỏ trốn, nhưng chúng tôi đã kịp trấn tĩnh. Đó là Gray. Trên tấm băng nhựa của bệnh viện mà ông ta vẫn còn đeo ở tay thì lại ghi là “Gregory”. 

Gray ở đây đã được hơn một năm. “Tôi chẳng muốn dây dưa với cảnh sát và những thứ bực mình ở trên kia” - người đàn ông ngớ ngẩn lẩm bẩm. “Tôi thấy ốm lắm, não của tôi có gì đó không ổn. Thế nên tôi phải vào bệnh viện”. Nhưng người ta muốn phẫu thuật. Ông sợ quá nên bỏ trốn xuống dưới này.

Những người như Gray là những kẻ lạc lõng trong thành phố. Ông muốn ở dưới lòng đất. Nhất thiết. Ông gãi gãi vết sẹo trên đầu và nói: “Thực là khó để tìm một nơi yên tĩnh trên thế giới này”.  

  • X.T (theo Focus/Playboy)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;