221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1268081
Bài 3: Những hùng binh ngư phủ nơi đảo Lý Sơn
0
Article
null
Bài 3: Những hùng binh ngư phủ nơi đảo Lý Sơn
,

- Ít có nơi nào như huyện đảo Lý Sơn, ở đó suốt mấy trăm năm nay, lớp cha trước, lớp con sau như những hùng binh ngày đêm bám nơi vùng biển Hoàng Sa để mưu sinh và canh giữ đất trời của tổ quốc. Mặc dù trong tay không tấc sắt, nhưng họ vẫn can trường như những chiến binh đối mặt với bao hiểm nguy nơi đầu sóng ngọn gió…

Khúc tráng ca của những hùng binh

Từ nhiều thế kỷ trước, những tráng đinh của làng biển Lý Sơn đã vâng mệnh triều đình giong buồm ra Hoàng Sa để bảo vệ chủ quyền thiêng liên của tổ quốc. Trong ký ức thẳm sâu của những con dân làng biển này vẫn còn đó những ảnh hình của Hải đội Hoàng Sa được thành lập ngay trên đất đảo này.

Không biết có phải vì nợ duyên với biển, hay là sứ mệnh lịch sử được giao phó cho những con dân nơi miền đất đảo này, mà suốt mấy trăm nay, lớp cha trước, lớp con sau cứ thế dong thuyền ra Hoàng Sa để mưu sinh và canh giữ đất trời vùng biển Hoàng Sa.

HS 11.JPG
Những hùng binh đảo Lý Sơn đạp sóng lướt gió ra Hoàng sa canh biển

 

Tôi vẫn nhớ như in lời của lão kình ngư Phan Din (75 tuổi) nơi Âm Linh Tự ở đảo Lý Sơn trong một sáng đầu năm khi làm lễ cúng chuẩn bị cho con cháu dong tàu ra Hoàng Sa mở đầu cho vụ đánh bắt đã khẳng khái bảo rằng: Hoàng Sa là đất thiêng của tổ quốc nghìn đời nay, cháu con nào ai dễ quên!

Trong ký ức thẳm sâu của mình, ông vẫn còn nhớ như in từ những năm 40 của thế kỷ trước, lúc đó ông còn là cậu bé sinh ra nơi miền đất đảo này đã theo cha xuống tàu đi Hoàng Sa. Trước khi xuống tàu ra khơi, ông cùng cha mình lên Âm Linh Tự với lễ vật cầu khấn những bậc tiền nhân có công khai khẩn vùng biển đảo Hoàng Sa độ trì cho một mùa biển lặng.

HS 10.JPG
Âm Linh Tự, nơi thờ cúng các bậc tiền nhân bỏ mình nơi đảo Hoàng Sa mấy tră năm trước trên dảo Lý Sơn

 

Những lời cầu khấn của người cha trước Âm Linh Tự ông thuộc nằm lòng. Đó là vùng biển nơi đội tàu đánh bắt của cha ông đến có tên gọi thiêng liêng là Hoàng Sa. Chính nơi đó, những lớp cha ông sinh ra trên đất đảo này đã vâng mệnh triều đình giong buồm ra khơi để khai thác sản vật của biển và làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của nước Đại Việt hàng trăm năm trước.

Ký ức Hoàng Sa trong ông vẫn còn đó với bao câu chuyện bi tráng của những hùng binh mà ông là một trong những chứng nhân. Lần đầu tiên theo cha đặt chân đến đảo Hoàng Sa lúc đó ông mới 15 tuổi đầu. Sức vóc của chàng trai ăn sóng nói gió được thừa hưởng từ giòng máu can trường của người con biển cả. Mà như lời ông bảo là ông ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của hòn đảo nằm giữa biển khơi này với lời kể lại của cha ông như niểm tự hào của con dân đất đảo Lý Sơn.

Ông Din nhớ lại: "Lần đầu tiên đặt chân lên đảo Hoàng Sa, cha tui đưa tay chỉ trước mặt là đảo Phạm Quang Ảnh, người con của đất đảo Lý Sơn, dưới thời triều Nguyễn đã “Vâng mệnh vua ban” giong thuyền buồm ra Hoàng Sa thực hiện việc đo đạc, cắm mốc chủ quyền trên quần đảo này. Hỏi răng không tự hào được…”.

HS.JPG
Những hùng binh can trường lướt sóng đạp gió vừa trở về nơi đảo Hoàng sa sau khi cứu được 17 ngư dân thoát nạn bị tàu lạ đâm chìm nơi biển Hoàng Sa

 

“Chuyến kinh lý ấy, Phạm Quang Ảnh cùng những hùng binh của đất đảo Lý Sơn mãi mãi không về vì thuyền gặp bão tố nhấn chìm nằm lại giữa biển khơi. Từ đó, cái tên đảo gắn liền với cái tên đảo Phạm Quang Ảnh, một đảo nhỏ nằm phía tây đảo Hoàng Sa. Mãi đến sau này, người Pháp xây dựng hai trụ đèn, nên ngư dân đánh bắt khu vực này gọi là đảo Hai Trụ…”Ông Din kể lại.

Trong ký ức mờ xa của mình, ông Din vẫn nhớ như in bao câu chuyện nơi miền hải đảo Hoàng Sa. Bất chợt ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ bi tráng của những hùng binh đất đảo mấy trăm năm trước:”Hoàng sa trời nước mênh mông; Người đi thì có, người về thì không…”

Thời đó, qua những câu chuyện kể mà ông thuộc nằm lòng và cũng chính ông đã từng theo cha xuống thuyền giong buồm ra Hoàng sa mất 5 ngày đêm nếu trời yên biển lặng. Còn nếu gặp bão tố, thì coi như khó có ngày trở về. Nhưng thời đó, như ông bảo, những chàng ngư phủ đất đảo Lý Sơn với con thuyền bé nhỏ, nhưng họ đã can trường đạp sóng, lướt gió không hề biết run sợ.

Những cái tên nơi quần đảo Hoàng Sa đã gắn liền với những cái tên Việt như đảo  Lồi, Tri Tôn, Phạm Quang Ảnh, Bạch Quang, Phú Lâm, Bom Bay, Đá Bắc, Cây Bàng, Xà Cừ…đã trở nên thân quen với bao lớp ngư phủ nơi miền đất đảo Lý Sơn này suốt mấy trăm năm nay.

Máu thịt Hoàng Sa

Trong chuyến ra đảo Lý Sơn, tôi đã tìm gặp những hùng binh can trường ăn sóng nói gió. Nhìn những gương mặt sạm đen nắng gió biển khơi. Dù họ vừa mới đối mặt với bao hiểm nguy rập rình giữa biển khơi xa trở về trong tay trắng. Nhưng tôi đã nhận ra ở họ lòng quả cảm trước hiểm nguy và lòng thành kính với những bậc tiền nhân khai phá vùng đất biển đào Hoàng Sa mấy trăm năm trước của cha ông.

HS 7.JPG
Đêm ngày bám biển Hoàng Sa để mưu sinh

 

Hiểm nguy rập rình, nhưng hàng nghìn lượt tráng đinh nơi vùng đất đảo đã nối tiếp bước chân cha ông ra Hoàng Sa mà như lời lão ngư Dương Út khẳng định với tôi trong buổi sáng đầu năm nơi Âm Linh Tự rằng: Họ là những hùng binh mà niềm tự hào vẫn còn đó với hào khí của đội Hoàng sa được thành lập trên vùng đất đảo này. Cho dù có bị cướp tàu, đánh đập, nhưng những hùng binh của đất đảo Lý Sơn vẫn can trường tiếp tục ra khơi không biết run sợ…

Có mặt nơi miền đất đảo Lý Sơn, tôi đã gặp rất nhiều hùng binh vưà trở về từ Hoàng Sa sau chuyến đánh bắt dài ngày. Lớp trở về, lớp trở ra Hoàng sa cứ nối tiếp nơi bến cảng Lý Sơn.

HS 9.JPG

Những chiến binh của biển lại tiếp tục ra Hoàng Sa

 

Vẫn chưa hết kinh hoàng sau tai nạn bị tàu lạ đâm chìm nơi vùng biển Hoàng sa vào rạng sáng ngày 9-3 vừa mới được cứu thoát trở về hôm ngày 13-3. Thuyền trưởng, kiêm chủ tàu Dương Thanh Phú nén nỗi buồn đau bảo với tôi rằng sẽ tiếp tục vay mượn để đóng tàu mới ra Hoàng sa. Bởi Hoàng Sa với anh và hàng nghìn ngư dân nơi vùng đất đảo này là máu thịt. Cho dù nơi đó vẫn còn lắm tai ương rập rình.

Còn thuyền trưởng kiêm chủ tàu Dương Lúa và Lê Văn Lộc, dẫu bị những kẻ có vũ trang nơi đảo Hoàng sa cướp tàu, đánh đập vào cuối năm ngoái. Dẫu không còn tài sản, nhưng ý chí, lòng quả cảm của những người như anh có thừa, và họ lại tiếp tục lên tàu bạn ra Hoàng Sa.

Với những người như anh Lúa, anh Lộc hay hàng nghìn ngư dân khác, dẫu Hoàng Sa vẫn còn đó những tai ương rập rình. Nhưng mỗi khi ai đó nhắc đến Hoàng Sa là trong ký ức của họ lại hiện về những ngày đạp sóng cưỡi gió. Trong phút trái lòng, nhiều ngư dân tôi gặp, tất cả đều bảo Hoàng Sa gắn với cuộc đời họ như là máu thịt. Những chuyến tàu trở về, ở trên bờ ít ngày là lòng họ lại nhớ Hoàng Sa cồn cào. Thế là lại lên tàu ra khơi.

HS 8.JPG
Những con tàu từ Hoàng sa trở về

 

Câu chuyện 30 năm trước của lão kình ngư Dương Út nơi đất đảo Lý Sơn nhớ lại những chuyến ra khơi kinh hoàng khi gặp bão tố. Mặc dù khi đã giả từ biển lên bờ, nhưng ông vẫn giữ thói quen mỗi chiều ra ngồi bên bờ biển dõi mắt về Hoàng Sa. “Lần đó tui cùng đội tàu 12 chiếc với hơn 40 bạn chài đánh bắt từ vùng biển Hoàng Sa, khi tàu đã đầy cá và sản vật. Cả đoàn tàu kéo nhau nhắm hướng đất liền trở về. Giữa đường, gặp bão tố, cả đoàn tàu bị gió giật đánh chìm. Chỉ duy nhất chiếc tàu của tui bị sóng đánh trôi về tận biển Sa Huỳnh. cả 4 ngư dân trên tàu ông thoát chết trở về…”

Ông Út bảo, sống ở biển, mỗi người ngư dân như những hùng binh ra trận không hề biết run sợ trước bão tố. Giữa cái chết và sống cận kề gan tấc. Nhưng như lời ông kể, ngày trước ra Hoàng sa mặc dù liên tiếp gặp bão tố nhưng rất ít khi gặp nạn. Bởi, những đoàn tàu đánh bắt quanh đảo Hoàng sa. Khi bão tố nổi lên là chạy vào đảo tránh gió, chờ trời yên biển lặng. Đảo Hoàng Sa đối với họ như người mẹ hiền che chở cưu man cho những đứa con của biển.

Còn bây giờ…ông Út, rồi ông Din cũng như hàng trăm lão kình ngư khác nơi vùng biển này thở dài bão: Đảo Hoàng Sa không còn là nơi chốn bình yên cho bà con ngư dân mỗi khi gặp bão tố. Bởi vùng đất máu thịt ấy của tổ quốc đã bị những kẻ bạo tàn cướp giữ cho riêng mình…

HS 1.JPG
Những con dân đất Việt vẫn khát khao một ngày cắm lá cờ tổ quốc lên đảo Hoàng Sa

 

Dẫu rằng, nơi ấy vẫn không còn là chốn bình yên. Nhưng vùng đất thiêng máu thịt của tổ quốc-Hoàng Sa vẫn còn đó, đêm ngày vẫn có mặt những đứa con của đất Việt bám giữ để mưu sinh bất chấp sự đe doạ tính mạng của những kẻ bạo tàn.

Với tôi, được gặp, trò chuyện và nghe những lão kình ngư của vùng biển Hoàng Sa kể về những khúc tráng ca bi thương của những hiểm nguy rập rình. Nhưng dường như với họ, Hoàng Sa là những từ thiêng liêng mà bất kỳ con dân nào của đất Việt đều ghi nhớ tạc lòng.

  • Vũ Trung

Bài 4:  Hoàng Sa trong ký ức của những chiến binh

Ký ức Hoàng Sa vẫn còn tươi nguyên trong trái tim của những chiến binh dưới thời chế độ cũ được cử ra canh giữ vùng đảo Hoàng Sa của tổ quốc những năm 60-70 của thế kỷ trước. Với họ, Hoàng Sa vẫn mãi mãi là máu thịt của đất Việt không dễ gì mất được. Đã hơn 40 năm trôi qua, với những chiến binh một thời canh đảo, vẫn đau đáu một lần được trở lại Hoàng Sa. Với họ, Hoàng Sa là báu vật thiêng liêng ngàn đời cha ông để lại…

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,