221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1268749
Quảng Ninh cho thuê đất rừng không nhằm tăng thu ngân sách?
1
Article
null
Bài 6:
Quảng Ninh cho thuê đất rừng không nhằm tăng thu ngân sách?
,

LTS: Ngày 10/3/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo "Ủy ban nhân dân các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đợi Chính phủ rà soát", xung quanh việc một số địa phương cho nước ngoài thuê đất rừng.

Trước đó Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT rà soát và báo cáo. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đã có 10 tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng diện tích dự kiến là 305.353 ha.

Thực tế đến nay, các tỉnh mới chỉ quyết định cho thuê và cho phép liên doanh, liên kết được 33.824 ha (bằng 11,1% so diện tích dự kiến được cấp giấy chứng nhận đầu tư);. Diện tích đã cho thuê là 15.664 ha (5,2%) và diện tích cấp phép liên doanh, liên kết giữa các nhà đầu tư với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước là 18.160 ha (bằng 5,7%).

Theo Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cho biết, diện tích rừng được giao cho các nhà đầu tư nước ngoài có cả rừng phóng hộ, rừng đầu nguồn, rừng tại các vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng.

Phóng viên VietNamNet đã có cuộc hành trình dài qua các địa phương Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam… để tận mắt xem các dự án đã được cho thuê đất như thế nào? Nghe tiếng nói của các địa phương đã cho thuê đất và hỏi những người dân sở tại xem họ đã được hưởng những lợi gì từ các dự án này?

Điều dễ nhận thấy rằng, nếu Thủ tướng không kịp thời yêu cầu các bộ ngành kiểm tra và báo cáo đầy đủ rồi ra chỉ đạo dứt điểm, kiên quyết không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, không ký hợp đồng cho thuê đất mới, chờ Chính phủ rà soát lại toàn bộ các dự án đã cấp phép, thì hệ quả chưa biết sẽ dẫn tới đâu?

VietNamNet đăng tải loạt bài về việc giao đất rừng cho công ty nước ngoài để Chính phủ có thêm một kênh thông tin từ thực tiễn tại các địa phương.

- Tại Quảng Ninh, Công ty Innov Green cũng đã được tỉnh này cấp phép đầu tư với diện tích dự kiến là 100.000ha và đã tiến hành trồng trên 2.000ha cây bạch đàn trong tổng sổ 3.300ha đất rừng được giao.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh khẳng định, việc cho nước ngoài thuê đất trồng rừng không phải vì tăng nguồn thu ngân sách mà là để tăng độ che phủ rừng (?!) Và việc cấp phép đầu tư không quan niệm yếu tố trong hay ngoài nước.

  • Thủ tướng: Không cấp phép mới cho dự án thuê rừng
    >> Tướng Đồng Sỹ Nguyên cảnh báo việc cho nước ngoài thuê rừng
    >>
    Bài 1: Tận mắt chứng kiến việc giao đất rừng cho người nước ngoài
    >> Bài 2: Chưa có giấy phép, công ty nước ngoài hối hả trồng rừng
    >> Bài 3: ’Giật mình’ khi nghe thông tin cho nước ngoài thuê đất
    >> Bài 4: Thuê đất rừng: “50 năm nữa, ai làm người đó kiểm soát”?
    >> Bài 5: Kiên quyết không giao đất rừng cho người nước ngoài


    Không như Lạng Sơn, tỉnh Quảng Ninh có sự phát triển kinh tế rất mạnh trong những năm qua. Vậy thì mục đích lớn nhất trong việc cho nước ngoài thuê đất trồng rừng lâu năm của tỉnh này là gì? Phóng viên VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Đọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.


    Người dân đã thoả mãn nhu cầu về đất rừng (?)

    - Thưa ông, Quảng Ninh là tỉnh có sự phát triển khá mạnh mẽ về kinh tế, tại sao tỉnh không huy động các nguồn vốn trong nước cũng như là ngân sách địa phương để phát triển rừng mà lại cho công ty nước ngoài thuê với diện tích lớn và lâu năm như vậy? Biến những người dân từ chỗ giữ rừng, bảo vệ rừng trở thành người làm thuê?

  • Mô tả ảnh.

    Ông Nguyễn Văn Đọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Vũ Điệp

    - Năm 2005 công ty này (Công ty TNHH MTV Innov Green Quảng Ninh) vào khảo sát, chọn địa điểm, đến năm 2006 thì chính thức được cấp giấy phép đầu tư.

    Trên cơ sở đó thì năm 2007 tiến hành. Khu đất giao trồng rừng là đất trống đồi núi trọc, không lấy đất của dân, thứ ba là khảo sát kỹ từng vị trí mới giao. Hiện nay dự án này có mặt 4 huyện, 6 xã.

    Đầu tiên thì giao trồng thử tại huyện Hải Hà, cây là giống bạch đàn Cự Vỹ đã được Bộ NN&PTNT thẩm định và cho nhập.

    Trước đây, người dân ta thường hay ngại trồng loại cây này vì nó hại đất. Đây là giống mới, trồng thâm canh. Trên cơ sở kiểm tra sự phát triển của loại giống này mới cho tiếp tục trồng.

    Hiện mới giao 3.300ha cho công ty này, trong đó 2.800ha để trồng và 500ha là rừng khoanh nuôi, bảo vệ. Những khu vực rừng tự nhiên thì không cho chặt.

    - Thế tại sao tỉnh Quảng Ninh không tiếp tục phát triển mô hình trong nước như vậy mà lại cho công ty nước ngoài thuê?

    Công ty Innov Green đang tiến hành dự án thuê đất trồng rừng tại tỉnh Quảng Ninh trên địa bàn 6 huyện, gồm Hoành Bồ, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà và thành phố Móng Cái.

    Trong đó có huyện Bình Liêu và thành phố Móng Cái giáp với đường biên giới Việt Trung, huyện Tiên Yên tiếp giáp với huyện Đình Lập (Lạng Sơn, nơi cũng có dự án của công ty này).

    Trong giấy chứng nhận đầu tư, diện tích được ghi là 100.000 ha (chiếm gần ¼ tổng diện tích đất rừng toàn tỉnh).

    - Một trong những khuyến khích đầu tư của nước ta hiện nay là khuyến khích trồng rừng mà chương trình lớn nhất là 5 triệu ha rừng, càng phủ nhanh càng tốt. Quan điểm của tỉnh là huy động mọi nguồn lực, cả dân và các tổ chức trong ngoài nước, trong đó có công ty Innov Green.

    Bây giờ các vị trí mà trồng dễ thì đã giao cho dân và các tổ chức rồi, còn lại là những vùng sâu vùng xa, đất trống đồi núi trọc, phải khuyến khích đầu tư những chỗ đấy. Cách đây 7-8 năm thì giao cho dân họ không nhận.

    Bây giờ, dân đủ để xoá đói rồi thì phải tính tới hiệu quả của trồng rừng cao hơn, muốn vậy thì phải có kỹ thuật, con giống, vốn. Cơ bản hiện nay là chúng ta trồng gỗ dăm, tiến tới phải trồng cây gỗ ván và cao hơn là gỗ thành phí.

    Chỉ có những doanh nghiệp có năng lực thực sự thì mới đầu tư được vào những vùng khó khăn mà chắc chắn dân không trồng được.

    - Vậy dự án này vào có cam kết công ăn việc làm cho người dân như thế nào?

    - Anh này (Cty Innov Green) có một số ưu điểm so với các doanh nghiệp khác là có vốn đầu tư, năng lực tài chính, đất giao đến đâu thì trồng rừng đến đấy. Một diện tích lớn cty muốn đầu tư thì phải hợp tác với dân, dân trồng, chăm sóc bảo vệ cho họ.

    Dự án này làm đường vào khu trồng rừng thì cũng là đường dân sinh. Có cam kết những nơi tập trung đông dân cư thì có thể làm thêm những dự án nhỏ khác nữa để nâng cao đời sống, xây dựng cơ sở hạ tầng, làm phúc lợi xã hội.

    - Có việc xen lẫn rừng tự nhiên, rừng phòng hộ trong việc giao cho họ thuê trồng rừng không? Thưa ông?

    - Khi chúng tôi bàn giao có xen lẫn rừng tự nhiên (rừng khoanh nuôi bảo vệ) còn tốt thì dứt khoát không cho chặt rừng cũ, có lực lượng kiểm lâm giám sát chặt chẽ chỗ nào không được chặt. Không có việc giao rừng phòng hộ.

    - Giữa tỉnh và công ty có thoả thuận gì về việc sử dụng lao động? Bởi trong 50 năm họ có thể đưa người của họ sang đây hay không và chúng ta có thể quản lý như thế nào? Việc kiểm soát dự án?

    - Cái này đã có luật quy định rồi, phải được cấp phép thì mới được vào. Cái này Bộ LĐTB&XH đã có Nghị định 84 về việc cấp phép cho lao động nước ngoài. Hai là những người vào đây thì phải có chứng thực có tay nghề trình độ gì.

    Hiện nay mới có 9 người làm kỹ thuật. Không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không được phép làm nhà cửa trên đất cho thuê. Những cái này hoàn toàn trong tầm kiểm soát của Việt Nam.

    Mô tả ảnh.

    Tại xã Hà Lâu (huyện Tiên Yên), phần lớn bà con dân tộc thiểu số có nghề chăn thả gia súc quảng canh trên các sườn đồi, cánh rừng. Khi dự án của công ty nước ngoài vào, một bộ phận người dân đã kiên quyết không giao rừng bởi đối với họ, mất rừng cũng đồng nghĩa với cuộc sống khó khăn, việc làm thuê cho công ty nước ngoài thì tiền công rất ít ỏi. Ảnh: Duy Tuấn

    Không vì mục đích tăng nguồn thu (?!)

    - Thưa ông, trước và sau khi Cty Innov Green đầu tư trồng rừng tại tỉnh thì nguồn thu từ các dự án này đã tăng ngân sach cho tỉnh Qảng Ninh như thế nào?

    - Cái này thì nhỏ quá. Thời gian còn mới, khi đủ điều kiện thì công ty này sẽ xây dựng nhà máy, khi hết một chu kỳ kinh doanh, chặt cây đem đi bán thì mình mới thu được chứ giờ mới tiến hành trồng thôi.

    Ngân sách tăng từ dự án này một là quá nhỏ, hai là chưa có gì và hiện đang miễn thuế theo quy định. Từ năm 2009 thì chúng tôi đã cho dừng lại việc cho thuê thêm đất trồng rừng để làm lại quy chế. Bây giờ dự án treo nhiều quá. Họ vẫn trồng trên diện tích đã được giao.

    - Quảng Ninh không phải là tỉnh nghèo, vậy thì mục đích lớn nhất trong việc cho người nước ngoài thuê đất rừng là vì cái gì?

    Ở đây chúng tôi không quan điểm người nước ngoài. Mục đích lớn nhất của Quảng Ninh trong việc này đó là tăng độ che phủ rừng theo một chỉ tiêu theo chương trình của Chính phủ trồng 5 triệu ha rừng càng nhanh càng tốt. Huy động mọi nguồn lực để trồng rừng, bao gồm người dân các tổ chức xã hội, tài trợ của nước ngoài và các doanh nghiệp vào đầu tư.

    Hơn nữa mục đích chính là môi trường chứ không phải là nguồn thu.

    Mô tả ảnh.

    Trẻ con người dân tộc Dao ở Bản Danh (xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên) được giáo dục ý thức bảo vệ rừng từ nhỏ. Bởi, cả cuộc sống của gia đình các em bao đời nay gắn bó mật thiết với núi rừng. Ảnh: Duy Tuấn

    - Thưa ông, vị trí đất rừng giao cho công ty này gần đường biên giới nhất là vị trí nào? Cách đường bao nhiêu km?

    Đó là xã Hải Sơn thuộc thành phố Móng Cái. Cái này đã có hỏi ý kiến cơ quan an ninh quốc phòng, có thẩm định của Huyện đội và Tỉnh đội. Người ta gọi đấy là xã biên giới, cách đường biên khoảng 10-15km. Tất cả đường biên đã được dự án 327 quản lý hết rồi, vành đai quân đội quản lý hết rồi.

    - Đấy là vị trí sát biên giới, còn tổng thể dự án của Innov Green thì có sự tham gia của cơ quan an ninh quốc phòng không, thưa ông?

    - Có đấy, cả tổng thể dự án cũng có ý kiến của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, có văn bản.

    Xin cám ơn ông!

    Ông Lê Đình Trầm, Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ninh: "Chủ trương trước đây cũng như hiện tại là ưu tiên giao đất giao rừng cho dân. Hiện tại theo báo cáo của Ban dân tộc tỉnh Quảng Ninh là giao đất cho dân cao gấp đôi trung bình của cả nước. Hiện nay hầu hết các hộ dân đều thoả mãn nhu cầu. Trong cơ chế mới chúng tôi tiếp tục giao đất cho các thành phần kinh tế khác, là những nhà đầu tư có kinh nghiệm, có vốn, quan tâm đến hợp tác với dân, xây dựng cơ sở hạ tầng cho dân.

    Phương châm là quỹ đất còn ở các vùng sâu vùng xa mà dân và các tổ chức không nhận. Hai là doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, có kỹ thuật, có tài chính. Hướng dẫn người dân làm, người dân sẽ được đầu tư trên chính mảnh đất của mình và hiệu quả đầu tư cao hơn. Lúc đó đất trống đồi núi trọc rất là nhiều và đang kêu gọi các nhà đầu tư vào.

    Chính vì lý do đó nên Innov Green mới được tỉnh chấp thuận đầu tư. Quan điểm của chúng tôi là thành phần đầu tư thì bình đẳng, anh nào phủ xanh đất trống đồi núi trọc, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì cho anh ta làm chứ không quan niệm trong hay ngoài nước".

    • Nhóm PV Điều tra
  • ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,