221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1275989
Hàng hiệu rởm vào shop "xịn", thượng đế nhắm mắt chi tiền
1
Article
null
Bài 3:
Hàng hiệu rởm vào shop 'xịn', thượng đế nhắm mắt chi tiền
,

– Trong khi các thương hiệu lớn “thờ ơ” với tình trạng hàng giả, hàng nhái đang tràn lan (ngay cả trong trung tâm thương mại), cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng đều không đủ khả năng và thiếu các kênh thông tin để kiểm chứng nguồn gốc hàng hóa thì có một thực tế là người Việt có tâm lý “sính ngoại” quá lớn, thậm chí biết là hàng giả, hàng nhái nhưng vẫn chấp nhận mua.

Tất cả những điều này song song tồn tại và ngẫu nhiên “kích thích” hàng hiệu rởm sinh sôi nảy nở như “nấm mọc sau mưa”.

Bài 1: "Hàng hiệu" giá rẻ "chềnh ềnh" giữa trung tâm thương mại
Bài 2: Tìm nguồn gốc hàng hiệu, mời "thượng đế"... lên trời!

[video(15685)]

Biết hàng giả, hàng nhái 100% nhưng... vẫn thích

Đoạn ngã tư giao giữa phố Hai Bà Trưng và Thợ Nhuộm là thiên đường của các loại quần áo nhập từ Trung Quốc về. Giá cả quần áo ở đây rất mềm, nhưng quần áo thì luôn mang các thương hiệu rất lớn kiểu: D&G, Gucci…

Mặc một chiếc áo, đeo một túi xách hàng hiệu thật sự, thậm chí “trải thảm” từ đầu đến chân toàn hàng hiệu cũng chưa đủ để làm nên một con người sành điệu. Nhưng tại đây, PV VietNamNet đã chứng kiến nhiều người mua hàng cứ cố lùng sục cho được một sản phẩm phải gắn tên các thương hiệu nổi tiếng vào (như Gucci, Boss, …) để khi mặc vào “nó mới sang”!

Tại các shop thời trang từ mức trung bình đến khá có bán các loại quần áo Esprit, Lascote, Guess, chỉ cần nhìn vào độ tấp nập ra vào của khách là cũng đủ biết người Việt mê thương hiệu ngoại như thế nào.

Mô tả ảnh.
Áo Lacoste bán tại shop Anh Trần chỉ có giá trên dưới 200.000 đồng/sản phẩm

Tại Shop Anh Trần (28 Ấu Triệu, Hà Nội), từ Lascote cho đến áo Louis Vuitton, tất cả các loại áo đều có giá từ hơn một trăm nghìn cho đến vài trăm nghìn đồng. Với giá như vậy, không thể mua nổi bất cứ một sản phẩm nào ở các cửa hàng chính hãng.

Tuy nhiên, người mua vẫn cứ tin tưởng chọn lấy cho mình một cái áo D&G giá hơn 100.000 đồng. Thậm chí, có người ưng ý cả hai chiếc áo nhưng cuối cùng chọn chiếc áo nào có gắn thương hiệu nổi tiếng hơn!

Không như ở shop Anh Trần, hàng hóa ở shop S”sister tại số 76 Hàng Gà, một địa chỉ mua sắm thuộc loại “khá” ở Hà Nội, không có giá dưới 1 triệu đồng. Từ quần áo, túi xách cho đến giầy dép, tất cả đều mang thương hiệu nổi tiếng và có giá tiền triệu trở lên!

Túi hãng Bebe được nhân viên chào bán với giá 4 triệu đồng, hàng nhập từ Mỹ. Nhưng khi được hỏi tại sao túi Bebe đựơc quảng cáo là “hàng chính hãng” mà lại có mác Made in China, nhân viên của shop liến thoắng: “100% hàng Bebe mang từ Mỹ về đều có mác Made in China?!”.

Thấy khách hàng có vẻ chưa tin, cô này còn cung cấp thêm: “Nếu sang Trung Quốc cũng không có hàng này, bởi hàng này chỉ có ở Mỹ. Viết Made in China là vì người sản xuất là người … China. Nhưng xưởng lại nằm ở Mỹ. Đồ Mỹ mà mang thương hiệu Bebe, bán ở Mỹ cũng toàn Made in China cả”.

Những lời giải thích có phần ngô nghê này đã thuyết phục được không ít khách hàng mắc bệnh sính ngoại, bởi theo nhân viên bán hàng thì túi Bebe này về cái nào là hết cái đó!

Mô tả ảnh.

Túi Louis Vuitton rởm được bán tại shop S’’sisters. Dù biết là hàng rởm nhưng chủ cửa hàng cho biết vẫn có đông khách mua, bởi trên vỏ túi có thương hiệu của một trong những sản phẩm thời trang cao cấp nhất thế giới

Không thừa nhận túi xách Bebe là hàng giả nhưng khi cầm một chiếc túi thương hiệu Louis Vuiton lên với giá 1,7 triệu và thắc mắc tại sao túi Louis Vuitton ở cửa hàng chính hãng chỉ có giá từ 1000$ trở lên thì nhân viên bán hàng thừa nhận đây là hàng nhái, nhưng là “nhái nước một”.

Chị Nhật, chủ shop S”sister cho biết loại túi nhái Louis Vuitton này có rất nhiều người dùng và rất được ưa chuộng, bởi giá chỉ bằng 1/10 giá túi thật nhưng giống hàng thật đến nỗi nếu chỉ nhìn thì không ai có thể phân biệt thật giả.

“Chỉ có điểm duy nhất là da túi hơi cứng hơn một chút và màu túi bên trong tươi hơn màu của túi thật, nhưng dùng một thời gian da sẽ mềm đi và màu sẽ nhạt bớt. Đến lúc đó thì đặt cạnh hàng thật, đến dân chơi hàng hiệu cũng khó mà biết được. Hơn nữa, không phải một mình mình dùng hàng này nên không phải lo”, chị Nhật cho hay.

Chị H, một ”tín đồ” của hàng nhái cho rằng: “Không việc gì phải bỏ cả nghìn đô ra để mua một chiếc túi Louis Vuitton xịn. Bởi với 1.000$ đó có thể có đựơc cả chục chiếc túi Louis Vuitton khác mà không ai biết đó là hàng nhái. Chỉ có dân phải sành điệu lắm mới có thể nhận ra hàng hiệu xịn và hàng nhái loại 1”.

Tâm lý này đã kích thích các nhà kinh doanh làm nhái hàng hiệu bằng mọi cách. Nhiều chị em thích hàng hiệu mà không có kinh tế khá giả thường chọn các giải pháp mua hàng rẻ mà vẫn có nhãn mác là hàng xịn để mặc, vừa thể hiện được độ ăn chơi sành điệu, lại vừa không tốn tiền.

Bệnh “sính ngoại” và cú lừa dễ dàng

Ngày 19/4, tại một trong những trung tâm mua sắm vào loại lớn nhất ở Hà Nội, Tràng Tiền Plaza, tại gian hàng ở bán đồ túi xách, đồ chơi… ở tầng 4, phóng viên VietNamNet cũng được mời mua một cặp túi Louis Vuitton kèm ví giá 1,8 triệu.

Người bán hàng này quảng cáo: “Hàng này là hàng xách tay từ Quảng Châu về”. Khi chúng tôi tỏ ý nghi ngờ vì hàng xách tay cũng không thể rẻ như thế thì chị này cho biết: “Tuy là hàng nhái nhưng không ai nhận ra được. Vừa có cả túi, cả ví đi kèm, đúng kiểu Louis Vuitton xịn thật”.

Khi hỏi hàng này có đăng ký nguồn gốc không, chị lắc đầu: “Không có”!

Mô tả ảnh.

Túi Louis Vuitton không có giấy tờ và nguồn gốc bán trong Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza (Ảnh chụp ngày 19/4)

Ông Nguyễn Đắc Lộc (Phó Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội) khẳng định: “Trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái của các thương hiệu lớn nói riêng và hàng hóa nói chung, nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng là rất quan trọng. Bởi xuất phát từ nhu cầu cao và thói quen xấu, hàng giả, hàng nhái mới có đất để sinh sôi”.

Phải lấy hóa đơn VAT

Theo ông Nguyễn Đắc Lộc, người Việt sính ngoại nặng nề, sẵn sàng chi nhiều tiền mua hàng hiệu nhưng lại không hề có thói quen đảm bảo an toàn cho quyền lợi của mình, chỉ miễn sao được sở hữu hàng hóa có thương hiệu là được.

Để hạn chế khả năng thấp nhất mua phải hàng giả và có căn cứ để kiện lại cửa hàng bán hàng giả, khi mua sản phẩm hàng hiệu, người mua phải bắt buộc lấy hóa đơn VAT, trong đó ghi thật chi tiết các thông số về sản phẩm mình đã mua.

Ông Lộc thuật lại một câu chuyện khi ông có dịp được sang Pháp vào dịp Giáng sinh năm ngoái: “Đi cùng tôi có một đoàn, khi thấy áo quần Lacoste treo biển hạ giá là tất cả đổ xô vào nhặt. Chỉ sau một lúc, tất cả các loại áo Lacoste size 42 và các loại quần Lacoste size 33 trở xuống đều hết sạch”.

Còn tại Việt Nam, để tránh mua phải hàng giả, người tiêu dùng không lựa chọn các trung tâm thương mại vì không tin tưởng nhưng đã tìm mọi cách để sục sạo hàng hiệu trên mạng, song không phải ai cũng gặp may.

Đánh trúng tâm lý thích xài hàng hiệu của một bộ phận người dân Việt Nam, các trang web đã rao bán dày đặc thông tin về sản phẩm của các hãng nổi tiếng với tên gọi “hàng xách tay chính hãng”.

Cũng vì thế, cách đây không lâu, đã có trường hợp mua 2 chiếc túi và 1 chiếc khăn quàng cổ nhãn hiệu Burberry với giá là 17 triệu đồng qua thông tin chào hàng trên mạng. Nhưng sau khi kiểm tra trên trang web chuyên dùng để phân biệt hàng giả, hàng xịn, vị khách này đã “nếm trái đắng” khi phát hiện cả chiếc khăn và 2 chiếc túi đều là Burberry “rởm”.

Khi mang đến cửa hàng chính hãng Burberry để xác nhận, vị khách này thực sự “ngớ người” vì nhận được câu trả lời tương tự.

  • Nhóm PV Điều tra
    (Còn nữa)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,