221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1278485
Clip 1: Trắng đêm theo ngựa thồ quặng lậu vượt biên
1
Movie
null
Clip 1: Trắng đêm theo ngựa thồ quặng lậu vượt biên
,

- Con đường dẫn vào xã Tri Phương, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng là nơi mà người ta vẫn đồn thổi là có một cung đường vận chuyển quặng lậu sang biên giới Trung Quốc. Thế nhưng, để lần tìm được con đường đó là điều không dễ đối với những người mới đến.

[video(16004)]


Lần tìm mãi nhưng vẫn không tìm được địa chỉ mà mình cần đến, chúng tôi quyết định bám theo một chiếc xe máy chở vài bao tải cáu bẩn chạy trên con đường liên huyện từ Trùng Khánh sang huyện Trà Lĩnh. Linh tính mách bảo, đó là chiếc xe chở quặng lậu đang đi tới điểm tập kết!

Vượt quãng đường dài gần 20km sang đến địa phận huyện Trà Lĩnh, chiếc xe máy rẽ theo hướng vào xã Tri Phương.

Tri Phương là xã vùng sâu – xa nhất của huyện Trà Lĩnh nằm tiếp giáp với huyện Trùng Khánh. Đây cũng là hai xã có đường biên tương đối dài, địa hình núi đá rất thuận tiện cho dân buôn quặng trái phép khai phá những đường mòn để đưa quặng lậu vượt biên

Sau khi chắc chắn Tri Phương là địa điểm “tuồn” quặng thô bằng hàng ngàn lượt ngựa mỗi đêm sang biên giới Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, chúng tôi quyết định lên phương án thâm nhập vào đường dây tải quặng bằng ngựa thồ và được biết, chừng 19h tối là thời điểm đường dây chở quặng bắt đầu hoạt động.

Địa điểm tập kết quặng có tên Nà Dốc, cách trụ sở UBND xã Tri Phương chừng hai cây số. Từ đây, quặng được đưa lên ngựa sau khi đóng vào các bao tải, mỗi bao ngót nghét một tạ. Số quặng này được các tư thương vận chuyển từ các điểm thu gom nhỏ lẻ bằng xe máy, hoặc thuê xe tải Jiulong 3 – 4 tấn chở quặng đến.

Ngựa thồ quặng lậu qua biên giới ở xã Tri Phương, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
20h, có hàng chục con ngựa chờ sẵn ở các điểm tập kết quặng. Những đống quặng to như những đống đá ban ngày được phủ bạt kín, bây giờ được kéo bạt ra và người ta xúc vào bao tải. Con ngựa thồ khỏe được 4 bao, trên dưới hai tạ. Con yếu hơn chừng một tạ rưỡi. Tiền công vận chuyển chủ quặng trả cho chủ ngựa là 20 đồng (tệ) cho một tạ quặng.

Sau khi đã xếp các bao tải quặng lên lưng ngựa, đàn ngựa cứ vậy men theo con đường tiểu ngạch, cắt núi sang đổ hàng tại phía bên kia Trung Quốc. Quãng đường từ điểm tập kết quặng tại xã Tri Phương sang Trung Quốc chỉ cỡ khoảng 2-3 km.

Điều lạ lùng nhất, đấy là buổi sáng hôm sau chúng tôi quay ngược lại con đường chở quặng nhộn nhịp đêm qua mới nhận thấy cách đó không xa là trụ sở UBND xã Tri Phương, cũng nằm ở phía mặt đường.

Không hiểu, con đường vận chuyển quặng lậu bằng ngựa thồ sôi động suốt đêm, và có thể hoạt động công khai trong nhiều ngày tháng qua, chả lẽ chính quyền xã không hề biết?

Ước tính, mỗi đêm Tri Phương đưa sang biên giới hàng chục tấn quặng thô bằng đường tiểu ngạch. Vì sao con đường xuất quặng này ngang nhiên tồn tại? Nguồn quặng thô này từ đâu ra, khi Nhà nước đã có chủ trương cấm xuất quặng thô để khai thác tối đa hiệu quả kinh tế của những tài nguyên khoáng sản quý giá nhưng có hạn này...?

Câu trả lời này xin nhường cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền tỉnh Cao Bằng.

  • Nhóm PV Điều tra
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,