221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1279368
Sân golf treo đất, nông dân treo niêu
1
Article
null
Kỳ 4:
Sân golf treo đất, nông dân treo niêu
,

– Cùng với việc khảo sát giá đất đang leo thang từng ngày ở các huyện Quốc Oai, Ba Vì, thị xã Sơn Tây..., phóng viên VietNamNet trở lại "thăm" các dự án sân golf đã bị Hà Nội thu hồi để chứng kiến tình cảnh đời sống người dân tại những vùng dự án "treo" lơ lửng này.

Xã Phụng Châu có gần tới 90% người dân sống bằng nghề nông, nên nếu phải nhường đất nông nghiệp làm sân golf thì dân chúng tôi biết làm gì để sống. Vì làm sân golf sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh và không tạo được công ăn việc làm cho dân …”, ông Nguyễn Văn Lộc, Trưởng thôn Long Châu Miếu (xã Phụng Châu, Chương Mỹ, HN) nhớ lại băn khoăn những ngày đầu khi dự án sân golf Temple Lake Golf & Resort về lấy đất của dân.

Kỳ 1: Đi chợ đất "dã chiến" giữa trung tâm Hà Nội "mới"

Kỳ 2: "Đất bèo" Ba Vì lên đời đất vàng, muốn mua phải… cướp

Kỳ 3: “Cò” đất mọc như nấm, giá đất ven đô tăng rầm rầm

Clip: Xem "cò" đất Quốc Oai vẽ Quy hoạch Hà Nội / Xem cò đất "Hà Nội mới" khoe quan hệ / Nghe quan xã "phán" về cơn bão sốt đất

"Không muốn nhường đất làm sân golf"

Dọc theo QL.6 khoảng 20 km, chúng tôi tìm về xã Phụng Châu và Tiên Phương, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), nơi mấy năm về trước được xem là "điểm nóng" về việc người nông dân “Hà Nội mới” kiên quyết không nhường đất nông nghiệp để làm án dự sân golf.

Mô tả ảnh.

Chỉ hai năm trở về trước người dân khu vực ven Chùa Trầm, thuộc xã Phụng Châu và xã Tiên Phương phải sống trong nổi lo: Nhường đất đồng ruộng cho dự án sân golf.

Cả một vùng quê yên bình với những người nông dân chân chất yên phận sống bằng nghề trồng lúa, trồng màu thì mấy năm trở lại đây lại sống trong nổi lo âu, thấp thỏm phải nhường đất cho các dự án vào làm sân golf, xây trường Đại học.

Ông Nguyễn Văn Lộc, trưởng thôn Long Châu Miếu, xã Phụng Châu nhớ lại: Từ năm 2006 dân trong xã nghe có dự án về lấy đất ruộng làm sân golf (sân golf Temple Lake Golf & Resort Chương Mỹ) và đến năm 2008 thì có tin chính thức.

Nhưng dân lúc đó nhất quyết không nhường đất làm dự án sân golf. Bởi, dự án sân golf vào sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân trong xã.

Xã Phụng Châu có tới 90% người dân sống bằng nghề nông, nên nếu phải nhường đất nông nghiệp làm sân golf thì dân biết làm gì để sống. Hơn nữa nếu làm sân golf sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh bởi chất độc tố phun cỏ rất độc hại”, ông Lộc cho biết.

Nỗi lo của ông Lộc cũng chính là sự đau đáu của hàng nghìn hộ dân xã Phụng Châu. Ông Nguyên Xuân Tỵ (thôn Long Châu Miếu) than thở: “Nếu dự án sân golf có vào thì cũng không tạo được công ăn việc làm cho người dân chúng tôi. Cùng lắm mỗi thôn chỉ được 4 đến 5 người được tuyển vào nhặt bóng, trong khi dân xã tôi 90% phải sống nhờ vào đồng ruộng. Nhà tôi có hơn 10 nhân khẩu chủ yếu chỉ trông chờ vào mấy sao ruộng nên mất ruộng thì chúng tôi biết làm gì để sống?” .

Mô tả ảnh.

Ông Lộc, Trưởng thôn, Long Châu Miếu, xã Phụng Châu bảo: Nếu sân golf vào lấy đất ruộng cùng lắm mỗi thôn cũng chỉ được 4 đến 5 người được tuyển vào nhặt bóng, trong khi dân xã tôi 90% phải sống nhờ vào đồng ruộng.

Trao đổi về dự án sân golf với VietNamNet, ông Nguyễn Kim Quảng, Phó chủ tịch xã Phụng Châu cho biết: Dự án sân golf do Hàn Quốc khảo sát thiết kế đầu tư, nhưng sau khi có kế hoạch triển khai thì Bộ quốc phòng không nhất trí. Bởi, phần núi Trầm trước đây tỉnh Hà Tây cũ đã cấp sổ đỏ cho Bộ quốc phòng.

Bên Bộ quốc phòng không nhất trí dự án sân golf. Và sau khi thủ tướng Chính phủ không nhất trí cho làm sân golf nữa thì hội đồng nhân dân xã đã họp với dân thông báo dự án sân golf dừng lại’, ông Quảng cho biết.

Ông Tống Văn Dương, Phó phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Chương Mỹ thì lại đưa ra lý do gần dân hơn. Ông Dương cho rằng: “Nguyên nhân dự án sân golf phải dừng không thực hiện được là do dân không đồng tình ủng hộ vì họ sợ dự án sân golf không tạo được công ăn việc làm cho dân và sân golf vào gây ô nhiễm môi trường nên chính quyền cũng không nhất trí”.

Dự án “treo”, dân bỏ đất bạc màu

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, trước khi có dự án sân golf Temple Lake Golf & Resort vào, thì từ năm 2005 đất ở xã Phụng Châu đã được quy hoạch đầu tư dự án du lịch Chùa Trầm với diện tích hơn 50 ha.

Dự án này được xem là phù hợp với đặc điểm địa lý và văn hóa bản địa của người dân xung quanh Chùa Trầm.

Tuy nhiên, theo ông Tống Văn Dương, Phó phòng TN&MT huyện Chương Mỹ thì sau khi được UBND huyện tiến hành đầu tư hệ thống cầu đường từ QL.6 vào đến trung tâm xã Phụng Châu thì dự án lại không kêu gọi được đầu tư.

Huyện đầu tư cầu đường để thu hút nhà đầu tư vào, nhưng không có nhà đầu tư nào vào cả nên rồi dự án này cứ bị “treo" mãi…”, ông Dương cho biết.

Mô tả ảnh.

Dù đã được huyện Chương Mỹ tiến hành đầu tư hệ thống cầu đường nhưng đến nay thắng cảnh Chùa Trầm vẫn chưa thu hút được các nhà đầu tư vào để phát huy thế mạnh của di tích thắng cảnh này.


Dự án du lịch Chùa Trầm bị bỏ dở, dự án sân golf vào cũng bất thành, thì thời gian gần đây người dân xã Phụng Châu và xã Tiên Phương lại được thông báo dự án trường Đại học Thủy lợi về lấy đất xây trường Đại học và tiến hành kiểm kê đất ruộng của dân.

Khắp thôn làng, ngõ xóm ở xã Phụng Châu và Tiên Phương lại rộ lên thông tin nhường đất cho dự án mới.

Anh Nguyễn Đức Hán, trưởng thôn Đồng Nanh, xã Tiên Phương, cho biết: Từ khi có tin dự án lấy đất rồi “treo” dân không muốn đầu tư vào đồng ruộng nữa. Dân ngại cải tạo đất vì sợ khi dự án vào lấy đất dân lại phí công cải tạo.

Ông Hán còn cho hay đất thôn ông nằm ở vùng trũng hay ngập nên vào mùa mưa rất khó tháo nước. Để đầu tư có hiệu quả thì phải làm lại hệ thống thủy lợi nhưng nghe có dự án thì dân lại không muốn đầu tư.

Đất nông nghiệp vùng này là vùng trũng, vào tháng 8 hàng năm vẫn bị ngập nên chỉ có 1 vụ ăn chắc. Những năm về trước khi chưa nghe tin dự án dân chịu khó đầu tư trồng 2 vụ lúa 1 vụ màu/ năm, nhưng nay hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu kém, dân chỉ bón phân hoá học cầm chừng nên đất xấu không làm được vụ màu”, anh Hán thành thật.

Với ông Nguyễn Văn Lộc, trưởng thôn Long Châu Miếu, việc dự án sân golf vào rồi “treo” và gần đây là dự án trường đại học Thuỷ lợi vào lấy đất nông nghiệp khiến cho việc dồn điền đổi thửa của nhà ông và nhiều người dân trong thôn trở nên bất thành.

Trước đây chưa có dự án vào lấy đất người dân chúng tôi muốn dồn điền đổi thửa tập trung 5-7 sào vào một ô để đầu tư đường xá, điện nước… sản xuất tập trung. Nhưng nay cứ hôm này bảo dự án này, mai bảo dự án khác mà chẳng biết lúc nào dự án thực hiện nên dân chúng tôi không biết đâu mà lần”, ông Lộc cho biết.

Ông Đặng Đình Điền, ở thông Long Châu Miếu còn có nổi lo khác xa hơn, ông bảo: “Không biết dự án có thực chất là dự án xây trường ĐH Thuỷ lợi không hay lại là dự án mang tính chất khác. Nhà nước cần dùng đến đất thì dân chúng tôi nhất trí thôi, nhưng nhà nước dùng sao cho hợp lý để khi mất ruộng dân phải có công ăn việc làm ổn định cuộc sống”.

Mô tả ảnh.

Ông Nguyễn Kim Quảng cho rằng: “Ở đây dân rất thích bán đất. Hầu như các dự án vào là chúng tôi không dám phổ biến với dân, vì phản ánh là dân sẵn sàng bỏ đất ngay”.

Dân rất thích... bán đất?

Người dân lo lắng về các dự án “treo” nhưng ông Tống Văn Dương, Phó phòng TN-MT huyện Chương Mỹ thì lại vẫn lạc quan cho rằng: Dự án “treo” không ảnh hưởng gì đến việc sản xuất đồng ruộng của người dân.

Ông Dương khẳng định: “Đất nông nghiệp dân vẫn đầu tư bình thường chứ không ảnh hưởng gì đến sản xuất cũng như năng suất. Đồng ruộng ở đây là đồng bằng trũng nên dân vẫn sản xuất, chứ không có việc dự án treo dân ngại đầu tư”.

Cũng trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Kim Quảng, Phó chủ tịch xã Phụng Châu lại cho rằng: “Ở đây dân rất thích bán đất. Hầu như các dự án vào là chúng tôi không dám phổ biến với dân, vì phản ánh là dân sẵn sàng bỏ đất ngay. Nhiều hộ dân còn suốt ngày đến hỏi dự án Trường ĐH Thuỷ lợi bao giờ thì giải ngân để họ nhận tiền bồi thương từ đất ruộng”.

Còn việc dự án “treo” khiến cho nhiều hộ dân không thể tiến hành đầu tư dồn điền đổi thửa được thì ông Quảng cho rằng: “Dân ở đây chỉ muốn đi chợ, còn làm ruộng thì rất chắp vá nên xã cũng rất đau đầu bất chấp xã đã hổ trợ đủ đường nhưng dân vẫn muốn bỏ ruộng”.

Chẳng biết những nhìn nhận của ông Dương, ông Quảng có xuất phát từ lợi ích của ai? Nhưng, nếu phải nhường đất cho các dự án vào và “treo”… thì đời sống của người dân 2 xã Phụng Châu và xã Tiên Phương dự báo sẽ rất khó khăn.

Danh sách 10 dự án sân golf ở Hà Nội bị thu hồi năm 2009:

1. Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Tây: (được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty CP Tuần Châu Hà Tây từ ngày 3/3/2007. Dự án này được hoạch định tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai với tổng diện tích chiếm đất là 198,2ha chủ yếu đang trồng lúa).

2. Sân golf Temple Lake Golf & Resort Chương Mỹ: Từ cuối 2006, dự án sân golf này tại khu vực chùa Trầm (xã Phụng Châu và Tiên Phương, huyện Chương Mỹ). Trong tổng diện tích đất nghiên cứu cho dự án này là 128,72ha có đến 97,51ha là đất nông nghiệp đang trồng lúa, còn lại là đất công cộng, đất các loại khác... dự án còn nằm trong khu vực chùa Trầm, vị trí nhạy cảm về văn hóa-xã hội-tâm linh.


3. Khu sân golf – resort – vui chơi giải trí cao cấp Hồ Cẩm Quỳ: xã Ba Trại và Cẩm Lĩnh (huyện Ba Vì) với tổng diện tích 254,4ha được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt quy hoạch chi tiết và giấy chứng nhận đầu tư. Trong tổng diện tích có 120ha đất của Trung tâm Giống cây trồng (Bộ NN&PTNT), nơi đang lưu giữ nhiều nguồn gien quý hiếm..


4. Khu du lịch quốc tế Tản Viên: Khu vực hồ Suối Hai, Ba Vì. Theo qui hoạch chi tiết 1/2000 đã duyệt, tổng diện tích chiếm đất của dự án này khoảng 1.204,8ha, trong đó 730ha mặt hồ, 183ha diện tích các đảo trong lòng hồ và 291,5ha đất bờ hồ.


5. Khu đô thị golf Mê Linh: Quy hoạch từ trước tháng 5/2008, thời kỳ còn thuộc tỉnh Vĩnh Phúc tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh, có diện tích gần 153ha. Dự án sân golf 27 lỗ do công ty cổ phần đầu tư và vận tải dầu khí Vinashin (Shinpetrol) làm chủ đầu tư.


6. Sân golf Hồ Đồng Sương (Cty TNHH Booyuong Hàn Quốc): 200 ha, huy
ện Chương Mỹ

7. Khu du lịch đô thị sinh thái và sân golf Phú Mãn (Cty XNK tổng hợp Hà Nội): xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai (Hà Nội), diện tích quy hoạch 461ha.


8.
Khu đô thị du lịch sinh thái và sân golf Long Biên (Cty CP Vincom): tổng diện tích khoảng 528ha, tại bãi đất ven sông (thuộc các phường Long Biên, Cự Khối, Thạch Bàn quận Long Biên và một phần xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, Hà Nội).


9.
Sân golf 36 lỗ kết hợp công viên cây xanh và khu du lịch Thanh Trì (Cty TNHH Sản xuất kinh doanh XNK Bình Minh Bitexco.


10: Sân golf quốc tế Mèo Gù (Cty TNHH Cody Plus và Cty TNHH Cho Eun International Hàn Quốc):
xã Ba Trại, Ba Vì, chiếm 140,3ha đất lâm nghiệp trồng cây lâu năm, đồi gò... để xây một sân golf 36 lỗ diện tích 84ha, ngoài ra đầu tư khu nghỉ mát vui chơi dưới nước, bãi cưỡi ngựa, chế biến nông sản và cả... sản xuất nước khoáng!

  • Nhóm PV Điều tra (Còn nữa)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,