- Giám đốc Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (Wildlife Convervation Society Việt Nam) cho biết sẽ giúp liên hệ với các chương trình bảo tồn tại châu Phi để kiểm chứng nguồn của 2 cá thể tê giác ở Diễn Châu, Nghệ An.
>> Đột nhập trại nuôi thú hoang có một không hai
>> Xem tê giác Châu Phi nhởn nhơ ở miền Tây xứ Nghệ
>> Một đại gia Việt Nam nuôi tê giác như... nuôi bò
>> Bí mật đằng sau trang trại nuôi tê giác
>> Đường đi của 2 con tê giác Châu Phi vào Việt Nam
>> Đồng chủ nhân 2 con tê giác tàng trữ hổ trái phép?
Cần kiểm chứng lại giấy phép
Sự việc trang trại nuôi giữ động vật hoang dã quy mô lớn tại Diễn Châu (Nghệ An) của một đại gia Việt
Đây là một trong những trang trại hiếm hoi ở Việt
Hai cá thể tê giác có mặt tại Việt Nam gây xôn xao dư luận thời gian qua. Ảnh: Kiên Trung |
Nếu như chủ trang trại này không đưa ra được những bằng chứng để chứng minh tính pháp lý của việc mua bán, nuôi giữ các loài động vật hoang dã nói trên, thì đây là một trong những vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Tiến sỹ Roberton khẳng định: mặc dù Chi cục Kiểm lâm Nghệ An xác nhận họ tiếp nhận được thông tin từ khi 2 con tê giác chuẩn bị được đưa về đây và trực tiếp tiếp nhận, xác nhận nơi nuôi; Cites Việt Nam (Cơ quan quản lý về việc mua bán động, thực vật hoang dã quý hiếm) làm thủ tục nhập khẩu số động vật này từ châu Phi… nhưng như thế không có nghĩa là việc nuôi giữ các động vật hoang dã này đã là hợp pháp.
Thực tế, người ta có thể “hợp thức hoá” được giấy tờ mua bán và giấy phép. Điều quan trọng nhất, đó là phải xác minh nguồn gốc của 2 cá thể tê giác này từ nơi mua có phải hợp pháp hay không.
WCS là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học và giám sát, bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp. Tại Việt Nam, WCS tập trung chống hoạt động buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép.
Tiến sỹ Roberton thừa nhận: việc xác minh nguồn gốc của các cá thể động vật hoang dã này là một việc làm khó khăn, bởi nguồn gốc của những động vật này từ châu Phi xa xôi.
Cũng còn nhiều vấn đề liên quan khác đối với việc cho phép các cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép mua bán, nuôi giữ các loài động vật hoang dã này vào mục đích phi thương mại (như nghiên cứu khoa học, bảo tồn gen, xây dựng khu bảo tồn, khu du lịch sinh thái…), có các quy định cụ thể về việc được phép mua bán, vận chuyển đối với những cá thể loài được pháp luật Quốc tế và Việt Nam cho phép, nhưng phải là thế hệ F2.
Những con gấu hoang dã bị "quản thúc" tại Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An. Ảnh: Kiên Trung |
Và như thế, theo ông Roberton, đó là một việc làm khó đối với các cơ quan chức năng Việt
Bản thân ông Roberton là một chuyên gia về động vật hoang dã, anh cũng chưa dám khẳng định 02 cá thể tê giác đang nuôi tại trang trại ở Nghệ An như VietNamNet thông tin, đó là loài tê giác đen hay tê giác trắng.
Vì, việc phân biệt không phải chỉ bằng quan sát, mà còn nhiều biện pháp nghiệp vụ khác như giống loài, gen… của các cá thể đó.
Tiến sỹ Scott Roberton, GĐ Chương trình WCS Việt Nam
Theo ông Roberton, chủ trại nuôi giữ 2 con tê giác và các động vật hoang dã nguồn gốc châu Phi kể trên, phải chứng minh được ba yếu tố: nguồn gốc của số động vật nói trên; ông ta đã tuân thủ những quy định gì để có được giấy phép mua bán, vận chuyển và nuôi giữ; hiện tại ông ta đối xử như thế nào đối với các động vật hoang dã này.
Ông Roberton cho hay: WCS Việt Nam sẽ giúp liên hệ với các chương trình bảo tồn của WCS tại châu Phi để kiểm chứng nguồn của 2 cá thể tê giác này.
Từ đó, sẽ có kết quả về việc cá thể nào được phép mua bán, vận chuyển; và nếu được phép mua bán, vận chuyển thì có những ràng buộc pháp lý như thế nào.
Kết quả xác minh của WCS tại châu Phi, WCS Việt
Nếu mua về là vi phạm pháp luật
Tiến sỹ Scott Roberton cho biết: Việc nuôi giữ 2 con hổ tại Diễn Châu có khả năng là vi phạm pháp luật nếu chúng được mua về.
“Hổ là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IB được nghiêm cấm mua bán, vận chuyển, tàng trữ dưới mọi hình thức. Vì thế, dù chủ sở hữu của 2 con hổ này có đưa ra giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hai con hổ này, cũng là vi phạm pháp luật!” - ông Roberton nói.
Các loài thuốc nhóm IB (Nghị định 32) và phụ lục 1 Cites) được xuất khẩu thương mại động vật hoang dã (ĐVHD) từ trang trại gây nuôi, nhưng chỉ từ thế hệ F2 (cá thể do bố mẹ được sinh sản trong trang trại gây nuôi); phải được đăng ký với cơ quan Cites.
Đồng thời, tất cả các cá thể đó phải được đánh dấu; cơ quan Cites phải xác nhận loài có khả năng tiếp tục gây nuôi và không ảnh hưởng tới quần thể loài ngoài tự nhiên.
Tiến sỹ Scott Roberton - Giám đốc WCS Việt Nam cho hay: Nếu chủ trang trại này mua 2 con hổ là vi phạm pháp luật. |
Theo ông Roberton, Việt
"Theo quy định của pháp luật, buôn bán các loài ĐVHD gây nuôi ít bị hạn chế hơn so với các loài hoang dã, nhưng thực tế này lại yêu cầu một hệ thống quản lý chặt chẽ các trang trại - điều mà Việt
-
Kiên Trung