221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1310234
Giảng viên tự “choáng” với thu nhập của mình
0
Article
null
Giảng viên tự “choáng” với thu nhập của mình
,

 – Sau khi đăng bài viết “Choáng với thu nhập giảng viên Đại học”, VietNamNet đã nhận được rất nhiều phản hồi từ chính các giảng viên của Đại học Ngoại thương Hà Nội. Không thắc mắc đến những khoản thu ngoài trường (từ việc làm thêm, tư vấn các dự án, …), những giảng viên này cho biết họ “choáng” vì con số thu nhập trung bình/tháng của mỗi giảng viên mà lãnh đạo nhà trường báo cáo Bộ Giáo dục – Đào tạo và đăng công khai trên website của trường. Theo họ, con số trung bình thu nhập 9 triệu đồng/tháng/người hoàn toàn không chính xác.

 

Trên bảo đúng, dưới khẳng định là sai

 

TIN LIÊN QUAN
Theo báo cáo 174/DHNT-KHTC (do Hiệu trưởng nhà trường – GS,TS Hoàng Văn Châu - ký và đóng dấu ngày 10/05/2010) thì mức thu nhập bình quân của một giảng viên trường ĐH Ngoại thương năm 2009 là 9 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, thu nhập bình quân năm 2009 của cán bộ quản lý trường này là 7,2 triệu/tháng.

 

D kiến mức thu nhập bình quân này trong năm 2010 sẽ tiếp tục được tăng lên, cụ thể là: Đối với giảng viên: trung bình thu nhập là 10 triệu/tháng; đối với cán bộ quản lý: trung bình thu nhập là 8 triệu/tháng.

Báo cáo công khai về thu nhập giảng viên, cán bộ quản lý là một trong những nội dung công khai thu chi tài chính mà Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường bắt buộc thực hiện.

Báo cáo này được công khai trên website chính thức của trường Đại học Ngoại thương nhưng ít được cán bộ, giảng viên chú ý. Cho đến khi bài viết “Choáng với thu nhập giảng viên đại học” được đăng trên VietNamNet, nhiều cán bộ, giảng viên khá bất ngờ với những thông tin này và xuất hiện nhiều ý kiến đa chiều xung quanh các vấn đề được bài báo đề cập.

Riêng với thông tin về mức thu nhập trung bình 9 triệu/tháng/người, nhiều giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ bày tỏ sự thắc mắc, ngạc nhiên về con số mà báo cáo đã đề cập vì khi so sánh với mức thu nhập hiện tại, con số này thực sự là “niềm mơ ước”. Theo các giảng viên, con số trung bình mà nhà trường báo cáo với Bộ GD-ĐT hoàn toàn không trùng khớp với thu nhập thực tế của họ.

 

Mô tả ảnh.
Lãnh đạo trường ĐH Ngoại thương cho biết sẽ trả lời ý kiến thắc mắc của từng người chứ không muốn có sự can thiệp của báo chí (Ảnh: Internet)
Một số giảng viên lâu năm, có học vị, học hàm cao cũng băn khoăn vì sau nhiều năm cống hiến, mức thu nhập của họ mới đạt mức này hoặc vượt mức này, trong khi đó số giảng viên trẻ và có thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng của trường chiếm tỷ lệ đáng kể (như vậy phải có người cao vượt hẳn lên, nhưng có đủ bù lại cho nhiều người thấp hơn hay không thì lại là việc khác).

Khi giải thích về điều này, TS Đào Thị Thu Giang, Phó hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương Hà Nội khẳng định: “Con số đó là hoàn toàn chính xác và đúng thực tế”.

Tính toán thế nào?

Để chứng minh con số thu nhập trung bình 9 triệu/tháng/giảng viên là không chính xác, các giảng viên của trường ĐH Ngoại thương cho biết thu nhập của họ có từ các nguồn sau:

 

“Có tiếng nhưng không có miếng”

 

Một số giảng viên trường ĐH Ngoại thương HN cho biết: Thu nhập trên sổ sách (do nhà trường quản lý) khác với thu nhập đến tay họ, bởi có những khoản giảng viên có ký nhận nhưng không được nhận trong thực tế (song vẫn được tính vào thu nhập), và vì thế mà con số trung bình thu nhập 9 triệu/tháng/người đã gây ra những bức xúc trong đội ngũ giảng viên trường này.

 

Lý giải về các khoản có ký nhận nhưng không thực nhận trên, bà Giang nói: “Hỏi về chuyện này thì tôi cũng không biết giải thích thế nào. Nếu ký nhận mà không thực nhận thì ai là người đứng ra chứng nhận việc đó? Nhà trường chi là chi trên cơ sở những việc họ làm chứ? Tôi khẳng định làm gì có chuyện như thế, họ ký rồi là họ phải được nhận chứ!”

Lương theo hệ số nhà nước (trường nào cũng bằng trường nào), có thêm phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ nhưng không đáng là bao.

Lương từ nhà trường (tùy từng trường): Khoảng gấp 1,5 lần lương nhà nước trả.

Tiền giảng vượt giờ: Cao nhất khoảng 30 triệu/năm (nhưng theo phản ánh của giảng viên thì đạt được số tiền vượt giờ này phải đi dạy với một mật độ “khủng” và thường không thể duy trì trong thời gian dài được). Trung bình mỗi giảng viên có tiền vượt giờ 10 triệu/năm.

Ngoài ra có tiền nghiên cứu khoa học nhưng tiền này không phải giảng viên nào cũng có vì phải từ Thạc sỹ trở lên mới có cơ hội nhận đề tài, thậm chí bây giờ phải là TS, GS, PGS mới được làm chủ nhiệm đề tài. Nếu chỉ tham gia nghiên cứu cùng thì khoản tiền này không đáng là bao.

Cuối cùng là tiền Tết (khoảng 1 triệu) và tiền hè (khoảng 800 ngàn).

Tính tổng cộng lại rồi chia trung bình ra thì thu nhập hàng tháng từ trường của giảng viên có bằng TS, thâm niên 15 năm (thời gian công tác mà theo nhà trường là ở mức trung bình) là khoảng 7,5 triệu, nếu có chức danh PGS, chức vụ từ Trưởng phòng trở lên là khoảng 9 triệu đồng.

Như vậy, nếu tính thời gian tăng lương trung bình là 3 năm/lần thì cho đến khi về hưu, một giảng viên có bằng TS và chức danh PGS thì thu nhập cũng chỉ đạt tối đa 11 triệu/tháng.

Nếu lấy thu nhập của người cao nhất cộng với người thấp nhất để chia trung bình thì không thể ra con số 9 triệu/tháng (bởi như vậy có nghĩa người có thu nhập thấp nhất là 7 triệu/tháng. Con số này lại càng không chính xác). Hơn nữa, cái cách tính lấy của người cao nhất cộng với người thấp nhất rồi chia đôi là không khoa học và kết quả không phản ánh đúng thực tế. Đó là chưa kể đến việc số người có thu nhập cao trong trường ít hơn hẳn người thu nhập thấp.

Trong khi đó, TS Đào Thị Thu Giang lại cho biết: “Cách tính để đưa ra con số thu nhập trung bình 9 triệu đồng/tháng của giảng viên là dựa trên tổng tất cả các khoản chi cho giảng viên chia cho số giảng viên có mặt bình quân/năm (không kể người đi nước ngoài, giảng viên thử việc). Thu nhập này bao gồm tất cả các khoản: lương, tiền lên lớp, trông thi chấm thi, nghiên cứu khoa học, và các khoản thu khác (kể cả tiền đi họp, dự hội thảo)....”

 

Nếu tính theo cách này, thì có những khoản cần dùng để đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường, giảng viên không được nhận nhưng vẫn được tính là thu nhập của giảng viên (?!) Mặt khác, trong báo cáo nhà trường không hề cho biết, đây là thu nhập trước thuế hay sau thuế.

 

Như vậy, đã có sự khác biệt về cách hiểu mức thu nhập trên báo cáo của nhà trường và cách hiểu của giảng viên. Nhà trường đã tính toán căn cứ vào tổng số tiền chi cho giảng viên (kể cả những khoản giảng viên không được nhận) và cũng không trừ thuế thu nhập. Ngược lại, giảng viên chỉ tính theo số thu nhập thực tế đến tay họ.

 

Sẽ chỉ giải thích nội bộ

 

Vấn đề đặt ra là: tại sao các giảng viên trong trường lại có ý kiến khác nhau, thậm chí một số có phần khá gay gắt, nếu con số đó hoàn toàn đúng trong thực tế?

 

Giải thích về điều này, TS Đào Thị Thu Giang khẳng định: “Thông tin đó đã được lãnh đạo các phòng ban kiểm tra trước rồi mới báo cáo lên Bộ”. Tuy nhiên, bà Giang cho biết có điểm cần lưu ý là báo cáo không nêu rõ con số này đã loại trừ các giảng viên đang trong giai đoạn thử việc một năm (?!) nên có thể gây thắc mắc trong số các bạn trẻ.

 

Hơn nữa, cán bộ giảng viên thường chỉ chú ý tới khoản lương (gồm lương cơ bản và lương tăng thêm của nhà trường) chứ ít khi tính cả các khoản thu nhập không thường xuyên khác do đó có thể nảy sinh ý kiến khác nhau. Bà Giang nhấn mạnh: “Với những ai thấy báo cáo này có vấn đề khúc mắc, nhà trường sẵn sàng giải thích tới từng người, bởi không có vấn đề gì ở đây cả, con số đó là hoàn toàn chính xác.”

 

TS Đào Thị Thu Giang cũng bày tỏ quan điểm: “Mức thu nhập này (9 triệu) vẫn quá ít ỏi so với những gì các giảng viên phải đầu tư để trau dồi kiến thức và so với với khối lượng công việc họ đang làm.”

  • Cẩm Quyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,