221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1308373
Giáo viên thu nhập "siêu khủng": Sao phải choáng!
0
Article
null
Giáo viên thu nhập 'siêu khủng': Sao phải choáng!
,

– “Tôi biết có những giảng viên ĐH thu nhập khoảng trăm triệu/tháng, và khoản thu này là chính đáng vì họ phải làm thêm mới có. Nhưng mọi thứ phải minh bạch”.

>> Giáo viên vùng xa: Muốn làm thêm thì... đi buôn

>> Hé lộ việc ’dạy thêm’ của giáo viên thể dục

>> Giáo viên om kiến thức mang đến lớp học thêm: Oan quá!

>> Thu nhập “siêu khủng” của giáo viên thành thị

>> Choáng với thu nhập giảng viên ĐH

Sau khi đăng tải loạt bài về thu nhập của giảng viên, giáo viên, VietNamNet đã nhận được nhiều phản hổi từ bạn đọc. Đối với đối tượng giáo viên, đại đa số ý kiến cho rằng việc dạy thêm và lạm dụng dạy thêm để tăng thu là phổ biến, việc các giáo viên giảng không hết bài trên lớp để mang bài đến lớp học thêm cũng không phải chuyện hiếm.

Và vì thế, giáo viên có thu nhập “siêu khủng” gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. Còn đối với giảng viên ĐH, CĐ, họ cũng “miệt mài” làm thêm để kiếm tiền. Trong số đó có không ít người kiếm được nhiều tiền từ việc làm thêm. Những đồng tiền này chính đáng, nhưng đã minh bạch chưa thì còn phải bàn vì họ không phải đóng thuế, thu nhập của họ không ai kiểm soát được.

VietNamNet xin giới thiệu một số ý kiến tiêu biểu để bạn đọc tiện theo dõi và mong nhận được thêm nhiều ý kiến phản hồi.

Giảng viên giỏi thu nhập cao là xứng đáng, nhưng phải minh bạch

Bài cùng chủ đề

Tôi là giảng viên một trường ĐH khối kinh tế đã gần 10 năm nay. Tôi phải khẳng định ngay từ đầu rằng: Giảng viên, giáo viên đi làm thêm và có thêm thu nhập, đó là khoản thu chính đáng, không có gì đáng lên án. Giảng viên, giáo viên giỏi xứng đáng được hưởng mức thu nhập như vậy, thậm chí cao hơn thế nữa (so với lượng chất xám họ phải bỏ ra và đầu tư trong suốt cả một thời gian dài, thậm chí là cả cuộc đời của mình).

Tôi biết có giảng viên ĐH thu nhập xấp xỉ trăm triệu/tháng nhờ đi dạy thêm, tham gia tư vấn các dự án, công trình, làm nghiên cứu, đi thuyết giảng, viết bài theo “đơn đặt hàng” của các Hội nghị hội thảo, vv…

Khoản thu này đúng là rất cao (so với những người trong ngành và so với mặt bằng của cả xã hội) nhưng có chính đáng không, có tương xứng với trình độ của họ không?

Tôi xin thưa là hoàn toàn chính đáng, hoàn toàn tương xứng. Tương xứng vì ông ta giỏi ông ta mới “đắt show”. Chính đáng vì ông ta không đi ăn cắp của ai, đó hoàn toàn là tiền được tạo ra từ mồ hôi công sức.

Nhưng tôi cũng cho rằng: Mọi thứ phải được minh bạch.

Vì sao? Vì khi mọi thứ không minh bạch, bản thân tôi bức xúc lắm (vì thu nhập tôi không cao như thế). Người ngoài cuộc nhìn thấy những giáo viên này sẽ luôn đặt những câu hỏi như: Tại sao lương thấp mà đời sống lại giàu có, con cái đi du học ầm ầm, xe hơi bóng loáng, nhà lầu cao vời vợi, …

Rồi từ những người có thu nhập rất cao này, họ vơ đũa cả nắm. Họ nghĩ chắc giáo viên chúng tôi phải “làm thế nào đó” thì mới có thể sống tốt được (nhất là trong bối cảnh đi đâu cũng thấy người ta nói về những tiêu cực trong ngành Giáo dục như chuyện lạm thu, lấy tiền đổi điểm, …).

Mô tả ảnh.
Giảng viên giỏi xứng đáng có thu nhập cao, nhưng phải nguồn thu phải minh bạch (Ảnh minh họa: VNN)

Vì thế, tôi nghĩ khi Nhà nước không đủ sức lo cho giáo viên có đồng lương cao hơn (cũng như bác sỹ, y tá hay những công chức của ngành khác) thì tất yếu họ phải làm thêm để sống. Nhưng cũng phải làm thế nào đó để cái việc làm thêm này nó vào khuôn khổ, nó được kiểm soát. Nếu không thì thuế lại thất thu, hiệu quả công việc của Nhà nước vừa thấp vì công chức lấy làm thêm là làm chính.

Cũng chính vì lấy làm thêm là làm chính nên khi công chức kêu lương thấp, có người nói rằng: Lương thế là cao nếu so với những gì anh mang lại cho Nhà nước! Thế đấy, câu chuyện này thật là buồn cười, như một cái vòng luẩn quẩn, cứ xới lên lại xới xuống rồi tất cả lại cùng đắp chiếu để đó. (Bạn đọc pttin.2001@yahoo....)

Bài viết chỉ đề cập đến vấn đề thu nhập cao nhưng không nghĩ xem giảng viên đi làm thêm như thế liệu sẽ ảnh hưởng như thế nào tới công việc nghiên cứu khoa học (một trong những nhiệm vụ lớn của giảng viên ĐH)?

Không hiểu mục đích bài viết này để làm gì? Để cho thấy giảng viên có thu nhập cao hơn người ta nghĩ (bằng cách bỏ nghiên cứu khoa học và chạy đi bươn chải trên thương trường) và bảo rằng như thế là đủ rồi, không cần tăng lương nữa? Thiết nghĩ với trình độ của nhiều giảng viên thì mức thu nhập trên vẫn còn chưa xứng đáng với tài năng của họ... (Bạn đọc pluzs…@gmail.com).

Tôi thấy Giảng viên đại học có thu nhập trên 10 triệu hoặc cao hơn là rất bình thường với mức sống của xã hội hiện nay. Họ kiếm sống bằng chính tri thức của mình như thế là hợp lý chứ không phải là thu nhập bất chính. Họ có được thu nhập như vậy là cả quá trình rèn luyện, học tập, phấn đấu của mình. Họ có đi dạy thêm ở các trường khác hoặc các tỉnh cũng là đáp ứng nhu cầu của xã hội, không có gì là không chính đáng! Trong thực tế xã hội còn nhiều người có thu nhập cao hơn mà không chính đáng sao không thấy ai lên tiếng? (Bạn đọc thanhvan…@yahoo.com)

Chuyện thu nhập của giảng viên đại học không cần phải phân bua nhiều,thực tế thu nhập của 1 giảng viên phản ánh đúng năng lực của thầy cô đó. Những thầy cô có chuyên môn tốt có thể có thêm thu nhập cao hơn nhiều,đó là các hợp đồng tư vấn hay nghiên cứu với các đơn vị ngoài trường học. Đối với 1 số thầy cô chuyên nghiên cứu các công trình khoa học của trường, nhà nước hay các công trình cá nhân có thể không có được thu nhập cao. Trong trường đại học tôi đang dạy có thể nhận thấy rõ điều này. Đã dạy đại học nghĩa là phải giỏi nên chuyện thu nhập của từng người thì tùy vào chuyên ngành và định hướng của từng thầy cô, không nên suy xét nhiều. Chuyện thu nhập của các giáo viên cấp 1,2,3 mới đáng quan tâm. (Bạn đọc thainhat…@yahoo.com.vn)

Số giảng viên thu nhập cao chiếm bao nhiêu %?

Tựa đề bài báo nên nói rõ tên một số trường ĐH có thu nhập cao đến mức "choáng"... Nếu không, chính phủ, nhân dân hiểu nhầm là đại trà thì nguy cho chúng tôi. Lương chúng tôi cao nhất chỉ có 5 triệu, thấp là 2 triệu, đa số như vậy thôi... Chỉ biết sống khiêm tốn tằn tiện bằng lương, chúng tôi không có thu nhập nào khác (Bạn đọc ngoc…@gmail.com)

Không nên "vơ đũa cả nắm", nhà tôi cũng có 2 người làm giảng viên đại học giao thông, lương chẳng đủ ăn (2triệu/ tháng), không nói là không cần kiệm thì đói, thu nhập thêm được nhờ làm thêm các dự án cũng chẳng được bao nhiêu, nói thật chứ có thầy còn bảo làm xe ôm thu nhập còn cao hơn giảng viên đại học. Vì vậy chúng ta phải nhìn 2 mặt, chỉ một số giáo viên và 1 số trường mới có mức thu “choáng” như vậy thôi. (kimthoa…@yahoo.com.vn)

Tác giả có cái nhìn quá lạc quan. Tại sao chỉ đưa ra con số thu nhập của những trường đại học chuyên ngành kinh tế. Hãy tìm hiểu thực tế của ở những trường chuyên ngành xã hội xem. Giảng viên trẻ (thạc sĩ) được trả 25.000 đồng/tiết, trong khi không thể đi làm thêm vì làm gì có ai mời? (Bạn đọc iloveu_more…@yahoo.com.vn)

Đây là tình trạng chung. Tuy nhiên, không phải giảng viên nào cũng có thu nhập như vậy. Tôi một tháng tính tổng thu nhập cũng chỉ được hơn 4 triệu. Tôi không nhận thêm lớp ngoài để dành thời gian nghiên cứu vì mình còn trẻ. Nhiều lúc thấy thương vợ con lắm nhưng phải cố gắng nghiên cứu và trau dồi thôi. Hy vọng mình có những bước đi vững chắc trong công việc và thu nhập sẽ dần tăng theo kinh nghiệm và khả năng (Bạn đọc tonggiang…@yahoo.com).

Giáo viên phổ thông om kiến thức: “Không oan tí nào!”

Việc giáo viên dậy qua loa rồi hút học sinh về dạy thêm là phổ biến hiện nay. Tôi có con học lớp 5 cách đây khoảng 9 năm đã phải ngậm ngùi chấp thuận cho học thêm vì có hôm kiểm tra bài con tôi về nói với tôi là ( Bố không cho con đi học thêm lên hôm nay con không làm được bài, các bạn đi học thêm đều làm được bài vì cô dạy cho). Vì vậy tôi không nói là tất cả giáo viên dạy thêm đều có hành động như vậy nhưng cơ bản là như vậy. Có thể nói có nhiều kế để ép học sinh học thêm. (Bạn đọc trieu012@gmail.com)

Ngay ở nơi tôi sống đây học sinh phải học thên thấy cô mình ở trường không phải vì thầy cô dạy giỏi mà vì cứ đóng tiền cho cô, thầy là cô thầy cho bài được điểm cao, cho nên em nào học môn mà thầy giáo dạy cũng có kết quả cao nhưng thực chất chỉ là giả tạo. Vì vậy cho nên học giả là như thế đấy. (Bạn đọc ankhang…@gmail.com)

Mô tả ảnh.
"Tôi cũng là giáo viên nhiều năm trong nghề, do đó tôi khẳng định có nhiều giáo viên giấu kiến thức trên lớp chính khóa, và kéo học sinh về dạy thêm tại nhà!" (Ảnh minh họa: VNN)

Tôi cũng là giáo viên nhiều năm trong nghề, do đó tôi khẳng định có nhiều giáo viên giấu kiến thức trên lớp chính khóa, và kéo học sinh về dạy thêm tại nhà!


Có nhiều thầy cô còn trù học sinh ra mặt! Điều này tôi đã chứng kiến nhiều, có nhiều em vì nhà xa, không đến nhà thầy đó học được nên đành học tại nhà tôi, vậy mà giáo viên đó ghét học sinh rồi ghét luôn cả tôi (đồng nghiệp). Tôi cho rằng việc dạy thêm không xấu, có xấu chăng chỉ là nhân cách của người thầy đó mà thôi! (Bạn đọc giap….@yahoo.com)

Khi con tôi đi học, điều lo lắng nhất của tôi không phải là cháu học giỏi hay dốt. Điều tôi lo nhất là cháu phải học bao nhiêu giờ ở lớp? Phải làm bao nhiêu bài tập và phải giỏi ở mức độ nào cho đủ thi đua của nhà trường? Tôi chỉ mong cháu có đủ thời gian chơi như chúng tôi những năm 80 của thế kỷ trước.

Bây giờ ở Hà nội, trường tiểu học người ta cho chúng tôi được điền vào mẫu Đơn tự nguyện cho con sinh hoạt câu lạc bộ Toán và Tiếng Việt vào sáng thứ 7 (lách chữ học thêm đang bị cấm). Mẫu đơn và thông báo này được gửi cho chúng tôi ngay khi chưa có buổi họp phụ huynh đầu năm.

Từ lúc nào đó các nhà sư phạm của chúng ta trở thành các Luật sư và nhà kinh doanh rất giỏi câu chữ, biết chớp thời cơ để kinh doanh. Điều đáng buồn bây giờ không phải là đạo đức nhà giáo nữa mà là lương tâm con người có còn, khi biến những đứa trẻ thành công cụ để kiếm lời.

Chúng tôi không thiếu tiền để đóng những khoản đó, nhưng chúng tôi phẫn nộ. Không phải điều mong muốn lớn nhất của những người làm cha mẹ là mong nhận được từ nhà trường những sản phẩm học sinh giỏi hàng loạt. (Bạn đọc long…@yahoo.com.vn)

  • Cẩm Quyên (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,