,
221
781
Ký sự nhân vật
nhanvat
/psks/nhanvat/
712844
TS Đặng Kim Sơn: Thư độc giả, thư nhân vật
1
Article
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
,

TS Đặng Kim Sơn: Thư độc giả, thư nhân vật

Cập nhật lúc 10:54, Thứ Hai, 03/10/2005 (GMT+7)
,

Sau khi 2 kỳ phóng sự về TS Đặng Kim Sơn ra mắt, chúng tôi đã nhận được rất nhiều thư phản hồi của độc giả. Những trí thức trẻ giàu nhiệt tình hết lòng ủng hộ tác phong làm việc mới mẻ của TS Sơn ở Viện kinh tế và bày tỏ ý nguyện sẽ trau dồi để đầu quân về làm việc tại cơ quan ông. Những người làm khoa học đứng tuổi điềm tĩnh hơn, đặt niềm tin ông sẽ "bước" những bước tiếp theo bền vững hơn.

Đồng thời, sau cơn bão số 7, sau khi đọc thư độc giả phản hồi về hai kỳ trước của bài viết,TS Đặng Kim Sơn đề nghị chúng tối hãy đình kỳ 3 như dự định một thời gian nữa... Đồng thời, ông viết thư trả lời độc giả. Trân trọng nguyện vọng của nhân vật, và cũng thấy sự gợi ý của ông "Rằng một thời gian sau các bạn hãy quay lại, nếu thấy tôi không thực hiện lời hứa thì "đánh" cho một trận cũng có lý, chúng tôi xin "khất" độc giả phần nói về cuộc đời của nhân vật vào một dịp khác. Tất nhiên là không xa lắm.

 

Soạn: AM 570253 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trịnh Thị Tuyết Mai, Phòng WTO, Vụ Đa biên, Bộ Thương mại, tuyetmai@mot.gov.vn:
Kính gửi chú Đặng Kim Sơn!

Chưa bao giờ đọc một bài viết nào cháu cảm thấy xúc động đến mức mình phải viết ngay một cái gì đó, nhưng lần này với 2 bài viết của VietNamNet về chú, cháu thực sự cảm thấy rất trân trọng cách suy nghĩ và cách làm của chú. Cháu cứ nghĩ rằng những con người thực sự trăn trở và có trách nhiệm với công việc, dám làm dám chịu như chú chỉ xuất hiện trong thời kháng chiến. Chú đang đi đầu và góp phần hết sức to lớn vào việc mở ra một thời kỳ mới - thời kỳ của những công trình khoa học thực sự ở Việt Nam. Chú đang bắt đầu tạo nên niềm tin của những người trẻ tuổi như cháu vào giá trị của những công trình khoa học Việt Nam. Chú đang làm nên một điều có ý nghĩa rất to lớn. Cháu xin chúc chú mạnh khoẻ để có thể vững tiếp cách làm và những suy nghĩ của mình. Ngoài "50% kẻ yêu", cháu tin rằng có rất nhiều người kính trọng và đặt niềm tin vào chú như cháu.

Lưu Quang Tuấn, Khu TT Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, lqtuanvn@yahoo.com:
Loạt bài về TS. Đặng Kim Sơn của VietNamNet thật sự đã thu hút sự chú ý của tôi và rất nhiều độc giả khác nữa, nhất là các trí thức trẻ. Những thông tin qua 2 kỳ báo vừa đăng tải đã để lại nhiều dấu ấn với các trí thức trẻ về ông. Những “cải cách” hay “cải tổ” mà TS. Sơn đang thực hiện đã và đang tạo ra một sự “hưng phấn”, “thổn thức” trong lòng đội ngũ các nhà nghiên cứu. Nước Việt Nam chúng ta có nhiều người giỏi nhưng không có nhiều người làm và dám làm như vậy. Ông là người đáng được chúng ta trân trọng.

Sau 2 bài về TS. Đặng Kim Sơn, tôi (và chắc là nhiều độc giả khác) muốn biết thêm một số thông tin trích ngang về ông. Vậy, kính mong VietNamNet giới thiệu một số thông tin “không bí mật“ về TS. Sơn như tuổi đời, nơi ông học Thạc sĩ, Tiến sĩ; những công trình khoa học tiêu biểu mà ông đã chủ trì hoặc tham gia trong thời gian qua… Chân thành cảm ơn VietNamNet, kính chúc quý báo ngày càng phát triển. Chúc TS. Sơn hoàn thành những dự định, kế hoạch của mình, mong sao Việt Nam ngày càng có nhiều người như ông.

Nguyễn Lâm Hợp, Kinh Môn, Hải Dương, lamhop57@yahoo.com

Xin chúc mừng những thành công bước đầu của TS Đặng Kim Sơn! Rất đáng tiếc là hiện nay ở các cơ quan hành chính sự nghiệp của ta nói chung và ở huyện tôi nói riêng, việc "bổ nhiệm", "cất nhắc" hầu hết không vì chất lượng công việc, không vì cải cách hành chính mà phần lớn là sự "sắp đặt", sự "mặc cả". Đơn cử như tôi đồng ý về hưu nhưng con tôi sẽ phải ở chỗ này, chỗ kia. Có không ít người hiện đang học Thạc sĩ tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương trước đây đã không thể thi đỗ Đại học. Nhưng vì nay họ là lãnh đạo UBND huyện, các sở, ban ngành tỉnh, trưởng, phó các phòng, ban huyện nên họ được đầu tư học. Tôi nghĩ học rất cần nhưng họ học không hoàn toàn vì kiến thức mà phần lớn là vì địa vị. Và nếu Đảng, Nhà nước không quan tâm đến bộ máy hành chính thì hiệu quả quản lý sẽ không thể tốt được.

yahoo@vitbaubeo.com

Tôi xin hoàn toàn ủng hộ việc cải cách của TS Đặng Kim Sơn. Song, đọc rất kỹ những ý kiến của ông, tôi mới thấy ông làm gương, như vậy thì mới cải cách đuợc một nửa, nửa còn lại là ông phải làm mẫu thì anh em mới phục và có thể làm theo ông được. Cụ thể: Ông hãy thử làm việc mà ông giao cho truởng phòng: "Đi đấu phải thắng thầu cả đề tài Nhà nuớc và quốc tế. Thắng rồi thì phải tổ chức đuợc công việc cả chuyên môn và quản lý tiền nong". Xin ông hãy làm mẫu, có như thế, anh em trẻ, giỏi mới phục và theo ông.

Soạn: AM 570635 gửi đến 996 để nhận ảnh này
TS Đặng Kim Sơn

Nguyễn Khoa Huy, Kim Liên, Hà Nội, huymuon@yahoo.com

Theo tôi, để Việt Nam có thể phát triển nhanh chóng, thì phải cần có những con người dám đứng lên làm gương như vậy, mà cũng không có gì ghê gớm, đó thực chất là thực hiện Nghị định 115 về đổi mới khoa học công nghệ của Chính phủ. Nhà tôi cũng có truyền thống cách mạng nhưng chính ông nội tôi cũng cảm thấy buồn chán trước sự quan liêu, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, gởi con, gởi cháu, của các cán bộ từ cao đến thấp.

Ông nội tôi dạy lại câu của sách Hoài tử Nam: Trong xã hội có ba cái nguy: 1. Đức ít mà ân sủng nhiều; 2. Tài kém mà địa vị cao; 3. Thân không lập được công to mà bổng lộc lớn. Theo tôi, nếu toàn dân ta, toàn Đảng kiên quyết đổi mới thì những người như ông Sơn rất đáng được khen ngợi. Lẽ đương nhiên là chúng ta chờ thêm thời gian xem ông hứa và thực hiện như thế nào. Nhưng những gì ông đề ra cho kế hoạch là hoàn toàn hợp lý và đúng tiêu chuẩn của một cơ quan nghiên cứu khoa học để hội nhập quốc tế về lĩnh vực khoa học công nghệ.

Vũ Thị Hoa, Báo Văn hoá, Vuhoa345@yahoo.com

Là một độc giả thân thiết của VietNamNet, khi đọc được bài viết về TS Đặng Kim Sơn, tôi thực sự bị cuốn hút và vô cùng khâm phục ông bởi cách chỉ đạo và làm việc của ông. Từ tác phong, phong cách, chỉ đạo mọi công việc đến việc dùng người của TS "Tây học". Quả thực với cung cách làm việc lạc hậu và quá ư "giống thời bao cấp" của một số bộ phận, cơ quan còn đang tồn tại trong xã hội ta thì theo tôi tân viện trưởng Đặng Kim Sơn đã "đối đầu" và cải tổ phương thức, thái độ làm việc cũ kỹ, lỗi thời đã từng tồn tại 30 năm qua ở Viện Kinh tế Nông nghiệp thì đây quả là trách nhiệm hết sức nặng nề mà ông Sơn phải gánh vác.

Tôi cảm nhận ông Sơn là con người của công việc, của khoa học kỹ thuật hiện đại, của tác phong công nghiệp, tác phong này phù hợp với kinh tế thời mở cửa hiện nay. Nếu nước ta có được những con người dám nghĩ, dám làm như ông thì quả là tuyệt vời. Với ý chí và quyết tâm của ông, tôi tin rằng ông sẽ làm được nếu được sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Nguyễn Hữu Thuyết, huuthuyetdakfocam@yahoo.com

Tôi rất tâm đắc với cách làm việc của ông Sơn. Ông là người có trách nhiệm, có bản lĩnh. Đất nước Việt Nam cần phải có nhiều người dám làm như vậy mới mong phát triển được. Tôi tin rằng giới trí thức và thế hệ trẻ sẽ ủng hộ ông.

Hoàng Lan, Đà Nẵng, tbao3@vnn.vn

Tôi thán phục những bước đi ban đầu của viện trưởng Đặng Kim Sơn. Tôi luôn ủng hộ ý tưởng đó.

Phung Van Huan, huan_phungvan@yahoo.com

Tôi rất tâm đắc với cách làm việc của TS Đặng Kim Sơn. Đất nước ta đang hội nhập, muốn không tụt hậu thì phải có những người làm việc nghiêm túc như anh Sơn. Mong rằng trong công tác cán bộ, các cơ quan nhà nước cũng phải làm như vậy thì bộ máy nhà nước ta mới bớt cồng kềnh và có hiệu quả.

Đỗ Ngọc Hải, Hà Nội

Hôm nay đọc được 2 bài nói về chú cháu thấy rất thích. Thích nhất là phong cách làm việc cũng như cách tổ chức và sắp xếp công việc của chú tại viện. Hiện tại cháu đang là kỹ thuật viên cho một hãng của nước ngoài, cháu đã từng làm việc cho công ty nhà nước nhưng không chịu nổi phong cách làm việc quan liêu, nặng về hình thức và không có tinh thần làm việc trong công ty nên đã ra làm cho nước ngoài. Ở đây cháu học được nhiều điều, học được thế nào là làm việc, làm việc là làm việc chứ không phải lúc nào cũng chăm chăm rằng xem mình có lợi gì, kiếm được bao tiền từ mối quan hệ này hay ở vị trí mình kiếm ra bao tiền. Hi vọng rằng chú sẽ đủ sức mạnh để cải tổ viện đó cũng như thu hút được nhiều nhân tài vào làm việc.... Trong tương lai không xa, viện sẽ là mũi nhọn về kỹ thuật cũng như tư vấn cho nước nhà những chính sách hiệu quả trong việc xây dựng Tổ quốc giàu đẹp. Cháu sẽ cố noi gương chú, học tập ở hãng một thời gian khi nào khá sẽ sang làm dưới "trướng" chú.

Hoàng Sen, ĐH Nông lâm Huế, hoangsenkn@agu.edu.vn

Tôi chưa được làm việc với ông nhưng có dịp gặp ông 3 lần trong 3 cuộc hội thảo về nghiên cứu vùng cao và phát triển nông thôn. Tuy không hiểu nhiều về ông nhưng tôi rất phục phong cách và những ý kiến của ông mà tôi được nghe. Qua bài phỏng vấn ông trên VietNamNet, tôi càng phục phong cách làm việc của ông. Phong cách làm việc này cần được ủng hộ, như vậy đất nước mới thực sự phát triển.

Phạm Văn Hiện, 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội, hienvdic2001@yahoo.com

Tôi đã đọc bài viết về TS Đặng Kim Sơn, tôi rất ấn tượng về tính quyết đoán, dám nhận trách nhiệm công việc mình làm. Tôi là người thành thạo thiết bị văn phòng, biết ứng dụng công nghệ phục vụ công việc, có kỹ năng tìm kiếm, phân loại thông tin. Nếu nhân viên trong văn phòng TS Đặng Kim Sơn cần thông tin phục vụ cho nghiên cứu, gửi cho tôi yêu cầu, tôi sẽ cung cấp miễn phí (hoàn toàn miễn phí như tôi đã từng làm). Chúc TS Đặng Kim Sơn và đồng nghiệp của ông thành công.

Phan Đình Sơn, TP.HCM, dson@saigonnet.vn

Tôi cũng có quan điểm giống anh Sơn. Tôi tốt nghiệp ĐH Nông nghiệp I nhưng hiện nay chuyển sang làm thương mại. Tôi hi vọng sẽ có dịp gặp trực tiếp anh để trao đổi công việc. Nhờ VietNamNet chuyển thư ngỏ này tới anh Sơn.

Nguyễn Xuân Thao, Hà Nội
Đọc bài viết về TS Sơn, tôi thèm khát được sống trong môi trường công tác do ông là thủ trưởng. Ước gì đất nước này có nhiều người như thế. Điều khổ nhất với một công chức là luôn phải nghĩ làm như thế nào để vừa lòng thủ trưởng, mà không phải là làm thế nào cho đúng.

Tạ Văn Dũng, 96 Thái Hà, Hà Nội, tadungnaphaco@fpt.vn

Chúc TS Đặng Kim Sơn thành công với những kế hoạch của mình, đem lại niềm tin cho các cán bộ bạn trẻ - những người được đào tạo cơ bản và có tâm huyết phát triển đất nước. Những việc TS đã làm, tuy tôi chỉ biết qua trang báo, là những việc mà cá nhân tôi thấy rất tuyệt. TS là người mạnh mẽ, quyết đoán và tâm huyết. Chúc TS sức khỏe và hạnh phúc.

Nguyễn Lê Hoàng, Thanh Xuân, Hà Nội, nglehoang99@yahoo.com

Tôi rất vui mừng khi có những người tâm huyết với sự nghiệp khoa học của đất nước như ông Sơn. Sự khua chiêng, gõ mõ khi chưa làm được gì cho khoa học cũng như cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu ở viện đó là không nên. Tôi hy vọng trong kỳ 3 của phóng sự này, các tác giả cho độc giả biết ông Sơn đã làm được việc gì "dời non lấp biển" trong thời gian qua để có thể thẩm định được ông có phải là một người nhiệt huyết hay không.  

Soạn: AM 570249 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hàng ngày TS Sơn vẫn đi về trên những bậc cầu thang cũ kỹ của Viện. Ảnh: LAD

Quang Anh, Hà Nội, anh234@gmail.com

Từ góc độ là một nhân viên, tôi rất mong được làm việc với những người điềm tĩnh và công bằng như ông Sơn. Sếp của tôi cũng là một người giỏi nhưng ông ấy quá hãnh tiến, nóng nảy và cách làm việc cực kỳ cẩu thả, thiếu khoa học và theo cảm hứng. Khi có một công việc cụ thể nào đó có khi kế hoạch ban đầu thế này nhưng sau đó thay đổi khiến cả phòng 8 ngừơi chạy mướt mồ hôi. Hồi mới chuyển về, tôi đã được anh em trong phòng cảnh báo về điều đó và dạy rằng chỉ nên nghe sếp bằng tai phải, còn tai trái để dành mà nghe những gì sếp không nói nhưng sếp nghĩ.

Quả tình, trong môi trường đó, tôi và các đồng nghiệp rất ức chế. Công việc lúc xấu lúc tốt, lúc nhanh lúc chậm nhưng chúng tôi không bao giờ đựoc động viên, không bao giờ được thừa nhận, ngay cả với những gì chúng tôi làm cũng bị xem là "bóng" của sếp. Thật lòng, nhiều khi, sếp chúng tôi có nhiều việc làm rất hiệu quả, nhưng chúng tôi, cũng là những trang nam nhi, đâu có kém cỏi, đã rất buồn trong một môi trường làm việc căng thẳng mà không hiệu quả như vậy.

Loạt bài hai kỳ của VNN vừa qua khiến tôi càng thôi thúc ý nghĩ, có lẽ, nếu có cơ hội, tôi sẽ trau dồi để đầu quân sang một môi trường có những người sếp và những nhân viên như chỗ của TS Sơn. Mong quý báo gửi mail này đến TS và chúc TS cũng "làm hay" như đã "nói giỏi". 

Nguyễn Viện,  Belgium, nvdungwwf@yahoo.com

Tôi là một sinh viên mới tốt nghiệp Thạc sĩ ở Bỉ. Qua bài báo về TS Đặng Kim Sơn, tôi rất muốn có địa chỉ email của ông để liên lạc và tham gia cạnh tranh, tuyển chọn vào làm việc cho Viện KTNN nơi ông đang quản lý. Mong BBT giúp đỡ. Trân trọng cảm ơn.

Nguyễn LươngHà Nội catleson@yahoo.com

Tôi nghĩ rằng, với thói quen "im lặng là vàng" của nhiều công chức trong hệ thống của chúng ta, nhất là những ai ở vào vị trí quản lý, thì sự công khai lên tiếng về những gì mình đang và sẽ làm để thay đổi thói quen làm việc cũ kỹ ở một cơ quan nghiên cứu như ông Sơn là đáng khâm phục và nên khích lệ. Ông Sơn có thể chịu áp lực đáng sợ hơn sau bài báo và VietNamNet đã đăng tải, đó là điều chúng ta có thể nghĩ đến. Cũng có thể, ông thất bại, lại  lặng lẽ rời bỏ nơi này bởi nhiều lý do thì không phải vì thế mà chúng ta có thể nói rằng, ông là "thùng rỗng kêu to".

Một trí thức dám công khai bày tỏ chính kiến của mình, dám thành thực bộ bạch tình cảm với sự lạc hậu, dám nói rằng tôi muốn thay đổi phong cách làm việc, dám làm mà không sợ mất chức...đã đáng để chúng ta khâm phục. Và ngọn lửa nhiệt huyết muốn thay đổi môi trường ở một Viện nghiên cứu đang cháy ở trong ông đã đủ thắp lên ngọn lửa trong nhiều người. Có thể, đối với những người khôn ngoan, ông Sơn sẽ bị coi là "kẻ dại". Nhưng không sao, những người như ông Sơn sẽ là sự cân bằng với thái độ vô cảm trong nhiều người. Nếu ai cũng khôn ngoan và vô cảm, chúng ta sẽ khó mà có được nhiệt huyết sống và cống hiến.

Thư ngỏ của TS Đặng Kim Sơn: Hãy  "cùng với" với chúng tôi

Kính gửi Ban biên tập VietNamNet. Xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình và thẳng thắn trong bài viết của các bạn về chúng tôi, về công việc nặng nề mà vẻ vang chúng tôi đang gánh vác: cải tiến tổ chức, thể chế để đưa công cuộc đổi mới đi lên. Còn nhiều việc cần làm trước khi có thể kể lại chuyện cũ, liệu các bạn có thể chuyển câu chuyện “phần 3” trong kế hoạch thành thư ngỏ để chúng tôi tâm sự với độc giả hay không ?

Soạn: AM 570629 gửi đến 996 để nhận ảnh này
TS Đặng Kim Sơn đang trao đổi công việc với đồng nghiệp. Ảnh: LAD


Xem TV, đọc báo hàng ngày, ai cũng thấy ngành Nông nghiệp đang ngập lụt với biết bao công việc khẩn cấp: hạn hán, lũ lụt, bão lốc, cúm gà, cháy rừng, phá rừng, giống lúa, tham nhũng… đấy là chưa kể đến những việc “bề chìm” không kém phần quyết liệt khác như: đàm phán hội nhập, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, tổ chức hệ thống nghiên cứu…Từ người lãnh đạo đến bà con nông dân đang ra sức chống chọi với thiên tai, lâm tặc, với đối thủ cạnh tranh, với những tiêu cực trì trệ từ bên trong.

Nhưng một xã hội muốn phát triển bền vững trong tương lai cần “đánh trận từ biên cương”, thậm chí, phải dành thắng lợi không cần chiến trận. Đó là phần việc khó hơn, căn bản hơn, ít người nói đến: cuộc chiến “chất xám” của chuyên gia tham mưu. Đó là công tác hoạch định chiến lược, qui hoạch, chính sách, bao gồm: thu thập thông tin, dự báo các khả năng có thể xảy ra, đánh giá lại những chính sách đã ban hành, những giải pháp đã làm, tìm hiểu các lý luận phát triển đã được công bố, rút ra các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, mô phỏng tác động của các chính sách tương lai, nắm bắt sự thay đổi về chính sách của các nước liên quan...
 

Viện chúng tôi mong rằng mình sẽ giúp các cấp lãnh đạo,  người sản xuất cũng như kinh doanh chuyển từ thế bị động xoay sở với muôn vàn khó khăn, rủi ro trước mắt sang dành thế chủ động, quyết định tiến trình phát triển, đẩy lùi mọi thiên tai, địch họa. Tóm lại, xử lý rủi ro từ gốc rễ.

Đây là nhiệm vụ quá lớn mà dù cố gắng đến đâu chúng tôi cũng không thể "đơn thương độc mã".

Đây là thách thức mới cho vận hội chung, cần đến sự tham gia của nhiều người trong các bạn.

Đây là cuộc đấu quyết liệt của trí tuệ và lòng dũng cảm, cần một đội ngũ đặc biệt tinh nhuệ: thế hệ trí thức mới.

Chúng tôi kêu gọi sự tham gia của các nhà khoa học đang học tập, công tác giảng dạy liên quan đến 4 mảng lĩnh vực chính sau:

- Nghiên cứu thị trường và ngành hàng: Để hiểu rõ thế mạnh, điểm yếu của các ngành hàng mũi nhọn trong nông nghiệp, phát huy được khả năng cạnh tranh của chúng. Biết cách chỉ ra lợi thế kinh tế của các địa phương, nắm bắt và chiếm lĩnh thị trường. Biết phân tích thông tin, dự báo thị trường, giúp người sản xuất và kinh doanh khắc phục rủi ro, dành lợi thế trong cạnh tranh.

- Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường: Nhằm đề ra giải pháp khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả, giúp người dân giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Nghiên cứu Phát triển nông thôn: Nhằm hiểu rõ hoàn cảnh, năng lực, nguyện vọng của người nông dân, từ đó tìm ra cách giúp họ tự tổ chức, phát huy nội lực, phát huy quyền làm chủ, thu hẹp chênh lệch mức sống nông thôn thành thị, phát triển nguồn tài nguyên vô giá ở nông thôn: tài nguyên con người.

- Nghiên cứu Mô hình kinh tế: Nhằm chuyển những mối quan hệ kinh tế xã hội phức tạp thành công thức và sơ đồ máy tính đơn giản, từ đó ước đoán sự được mất của từng nhóm người khi áp dụng các loại chính sách khác nhau, dự đoán được lợi hại khi tham gia các thoả thuận thương mại quốc tế, hình dung ra bức tranh tương lai với các chiến lược phát triển khác nhau,…

Để làm công việc trên, đòi hỏi phải có các kỹ năng kinh tế, xã hội, quản lý, kinh doanh. Cán bộ nghiên cứu cần có trình độ tiến sỹ và thạc sỹ chuyên ngành, được đào tạo theo chuẩn quốc tế, nắm vững các vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu, thành thạo ngoại ngữ, tin học và phải là những người có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, biết cách làm việc theo nhóm. Ngoài ra, rất cần thêm những người trẻ học giỏi từ các trường ĐH chuyên ngành.

Bên cạnh sự hấp dẫn và thách thức của công việc, chúng ta sẽ cùng chia sẻ những điều kiện làm việc thuận lợi và hiện đại, thông tin cập nhật, cơ hội đào tạo liên tục trong và ngoài nước, sự kết nối quốc tế chặt chẽ và môi trường công tác cởi mở, sáng tạo, dân chủ, khoa học. Với trí tuệ và sức lực của một đội ngũ chuyên nghiệp, với các chính sách khuyến khích mới của nhà nước, với tinh thần thực tế và tự chủ, các bạn còn có điều kiện nâng cao mức sống và thu nhập từ sự trợ giúp ban đầu của các dự án quốc tế. (Chi tiết xin xem trên web site: www. iae.gov.vn, tuần sau chúng tôi sẽ bắt đầu thông tin)

Cảm ơn các tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ chúng tôi bằng vật chất và tinh thần, cảm ơn các độc giả của VietNamNet đã muốn về làm việc cùng chúng tôi. Đặc biệt biết ơn các vị thủ trưởng, các cơ quan sẵn lòng nhận khó khăn về mình, dành những con người quí báu cho chúng tôi và nhất là cảm ơn những người trong Viện đã tin tưởng chọn mặt gửi vàng, nhường lại vị trí cho người xứng đáng.

Chính phủ đã và đang đề ra hàng loạt quyết sách mới như: Đề án đổi mới quản lý KHCN, Đề án phát triển thị trường KHCN, Nghị định trao quyền tự chủ cho các đơn vị nghiên cứu KHCN công lập… Hôm nay, khó có riêng ai được gọi là “Người cầm đèn chạy trước ô tô” nữa. Lực lượng nghiên cứu và phát triển đang bước lên tuyến đầu. Chứ không phải riêng chúng tôi.

Các bạn, hãy lên đường với chúng tôi, cùng làm nên câu chuyện mới của thế hệ chúng ta.

  • TS Đặng Kim Sơn
     

Chúng tôi mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của các bạn:

 

,
,