221
12004
Radio VietNamNet
radiovnn
/radiovnn/
1299564
Choáng với những sĩ tử dũng cảm xé giấy trúng tuyển ĐH
1
Article
null
Choáng với những sĩ tử dũng cảm xé giấy trúng tuyển ĐH
,

- Nhận được giấy báo của trường sư phạm trước, vì không muốn đi học, Sâm đã xé tờ giấy báo trúng tuyển để được học trường theo ý mình.

TIN LIÊN QUAN

[video(19650)]

Nối tiếp chủ đề tuần trước, trong chương trình lần này, Radio Vietnamnet sẽ cùng nói về: Ai sẽ là người quyết định tương lai của bạn?

Hồng Sâm – một cô gái ngay từ nhỏ đã thích kinh doanh, nhưng bố, mẹ luôn hướng Sâm trở thành 1 giáo viên. Năm Sâm thi, Sâm đăng kí 2 trường đại học, trường đại học sư phạm theo nguyện vọng của bố, mẹ, và trường đại học thương mại theo ước mơ của bản thân. Sâm đỗ cả 2 trường với điểm số rất cao. Nhận được giấy bảo của trường sư phạm trước, vì không muốn đi học, Sâm đã xé tờ giấy báo trúng tuyển để có cơ hội được học trường Thương mại theo ý của mình.

“Ước mơ” – hai chữ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng biết bao khát vọng của mỗi con người. Sống trên đời, ai cũng có những ước mơ để vững bước trong cuộc sống và định hướng tốt đẹp cho tương lai.

Hoàng Yến, một cô gái đến từ Kontum ra Hà Nội học ngành y theo ước mơ của bản thân từ khi còn bé. Một mình ra Bắc, không người thân, không họ hàng, những trận ốm không có ai chăm sóc chỉ là một trong những khó khăn mà Hoàng Yến phải vượt qua để có thể đi được đến đích con đường mà mình đã chọn – trở thành một bác sĩ Đông Y. Yêu thích nghành Đông y, có mục tiêu rõ ràng cho tương lai, cộng thêm cả sự ủng hộ từ phía bố, mẹ. Hoàng Yến đã 1 mình xa gia đình ra Hà Nội học.

Tuy nhiên, khác với Yến, khá nhiều bạn trẻ không nhận được sự ủng hộ của gia đình trong việc lựa chọn ngành, nghề.

Còn có những người đi theo sự sắp đặt của gia đình, cũng có người đi theo định hướng của gia đình, đỗ vào 1 trường ĐH có thể là danh tiếng, có thể là dễ xin việc, nhưng không chú tâm vào học tập, kết quả kém vì không đúng với sở trường và ước mơ. Họ luôn trăn trở về tương lai, muốn thoát ra khỏi tình cảnh thực tại xong không dám đi đến cùng… và rồi ngày càng trượt dài trong chán chường, bi quan…

Đại học có là con đường duy nhất ?
Đại học có là con đường duy nhất ?

Song, cũng có không ít những bi kịch

Có một phóng sự trên báo nói về Nguyễn Văn Đ, một thanh niên đẹp trai, thay vì gia nhập và tiến thân vào một xã hội năng động với tấm bằng đại học và sự ủng hộ một gia đình giàu có, thì đã bước vào thế giới của game online. Đ đã dành 20 tiếng/ngày để sống cuộc đời của một “bang chủ”, dẫn quân đi tỷ thí với các kẻ thù trong những trò game đầy bạo lực. Cuối cùng, PV gặp lại Đ trong khi anh đang điều trị tâm thần tại bệnh viên Bạch Mai.

Đứng trước những thời khắc quyết định tương lai, không phải ai cũng xác định được những ngã rẽ cho mình.

Chia sẻ của Quang Tùng khi nhớ lại cảm giác trượt đại học 2 năm trước.

Những nhân vật trong chương trình chỉ là những ví dụ để có thể thấy rằng việc định hướng tương lai cho bản thân là vô cùng quan trọng. Nó sẽ quyết định xem tương lai của bạn như thế nào.

Chia sẻ của thạc sĩ tâm lý Trần Văn Thức. – giảng viên trường đại học sư phạm Hà Nội chia sẻ 1 chút về vấn đề này.

 Ai sẽ là người quyết định tương lai của bạn ?
Ai sẽ là người quyết định tương lai của bạn ?

Rõ ràng việc định hướng tương lai cho con cái không chỉ là ở vấn đề chọn nghành, chọn nghề mà ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Qua những câu chuyện trong chương trình này với chủ đề: Ai sẽ là người quyết định tương lai của bạn?. chúng tôi hi vọng rằng mỗi người sẽ có câu trả lời cho riêng mình.

Radio Vietnamnet luôn mong muốn nhận được nhiều ý kiến phản hồi của thính giả về các vấn đề của chương trình hoặc các vấn đề mà quý thính giả quan tâm. Hãy gửi ý kiến của thính giả về cho Radio Vietnamnet bằng cách: comment vào hộp phản hồi bên dưới hoặc gửi thư theo địa chỉ radio.vietnamnet@gmail.com

  • Tuấn Hải ( thực hiện )

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,