'Thà ở vậy còn hơn lấy đàn ông Việt'?
Cập nhật lúc 14:28, Thứ Tư, 29/09/2010 (GMT+7)
- Nếu như những cuộc hôn nhân khác quốc tịch trước đây thường phải diễn ra trong sự giấu giếm của khổ chủ và dèm pha của người ngoài thì giờ đây, “yêu Tây” dường như đang hình thành nên một dòng văn hóa mới trong xã hội Việt Nam.
TIN BÀI KHÁC |
---|
Đi Tây lấy chồng
Những cô gái đầu tiên đến với tình yêu hai quốc tịch này chính là những du học sinh nước ngoài. Chuyện đi học ở Tây về dắt theo một anh chàng “mắt xanh mũi lõ” đang càng ngày càng phổ biến. Phương Lan, một du học sinh ở Mỹ, sau 7 năm trời theo đuổi ngành Truyền thông thì cuối cùng cũng đã quay về, dắt theo ra mắt mẹ một anh Luật sư cao to, giỏi giang và tình cảm. Còn Mai Hương, du học sinh ở Anh, mặc dù mới chỉ sống ở đất sương mù 3 năm nhưng cô cũng đã kịp yêu một anh Ý, một anh Hong Kong và đến bây giờ là Kazakhstan.
Dùng đồ nội, yêu trai "ngoại"
Tuy nhiên không phải cứ sang Tây thì mới yêu Tây. Các cô gái Việt Nam dù chưa một lần bước chân ra khỏi biên giới nước nhà cũng đã có những tình yêu nồng nàn với họ. Trong nội bộ tổ chức AIESEC, ai ai cũng truyền tụng nhau mối tình lãng mạn giữa chàng Italia và nàng Việt Nam. Họ gặp nhau trong một cuộc hội nghị, và liêu xiêu vì nhau lúc nào không hay. Mặc dù chàng ở tít tận TP.HCM, nàng ở ngoài Hà Nội, nhưng tình yêu của họ cũng đã kịp kéo dài hơn 1 năm nay mà vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Chỉ cách nhau 2 giờ bay, thường thường cứ tuần thì anh ra Hà Nội, tuần thì em vào miền Nam. Khoảng cách như vậy dường như lại làm họ càng nhớ nhau yêu nhau hơn.
Phi Thanh Vân và người chồng ngoại quốc của mình. |
Mất thiện cảm với đàn ông Việt, tôi chỉ yêu người ngoại quốc
Yêu người nước ngoài không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Lúc bình thường yêu nhau thì không sao. Đến khi một trong hai gặp vấn đề khó khăn cần san sẻ, đến khi cô gái Hà Nội buồn thì khoảng cách văn hóa mới hiện về. Cách sống và thái độ nhìn nhận vấn đề của hai người khác nhau nên nhiều khi họ không thể hiểu nổi tại sao mà đối phương lại có thể buồn vì chuyện không đâu đến vậy.
Thế nhưng, dù có những rào cản như thế, tại sao nhiều cô gái Việt vẫn cứ một mực không muốn tiến đến mối quan hệ với một người đàn ông đồng quốc tịch, không phải vì tiền, không phải vì cái danh. Radio Vietnamnet mời quý thính giả cùng lắng nghe tâm sự của một du học sinh ở Mỹ và trò chuyện cùng cả người bạn trai ngoại quốc của cô nữa.
Hãy gửi cho chúng tôi phản hồi của quý thính giả và đón nghe số thứ 2 của chương trình, tâm sự của những người phụ nữ đã kết hôn với người nước ngoài để cùng xem xem, khi gạo này đã nấu thành cơm thì có dẻo, có thơm, có ngọt hay không.
- Trà My (Thực hiện)
,