221
448
Sức khoẻ
suckhoe
/suckhoe/
453752
Cúm gia cầm có khả năng lây sang người
1
Article
null
Cúm gia cầm có khả năng lây sang người
,

(VietNamNet) - GS Hoàng Thủy Long, viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định: Nếu không phòng dịch tốt, cúm gia cầm hoàn toàn có khả năng lây sang người!

GS Hoàng Thủy Long: ''Nếu không phòng dịch đúng cách, cúm gia cầm có khả năng lây sang người''

Những ngày qua, một số tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuất hiện tình trạng gà chết hàng loạt, riêng tỉnh Bạc Liêu tính đến chiều qua (29/6) đã có trên 3.000 con gà bị chết. Hầu hết các mẫu xét nghiệm đều dương tính với cúm A týp 5. Nhiều người lo ngại cúm gia cầm có khả năng lây sang người với thời tiết nóng như hiện nay. GS nghĩ gì về mối lo ngại này?

 - Dịch cúm gia cầm không phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết. Một khi dịch đã xuất hiện ở gia cầm song không có biện pháp phòng dịch đúng cách và cẩn thận thì khả năng lây lan sang người, nhất là những người tiếp xúc thường xuyên với gia cầm mắc bệnh, là hoàn toàn có thể.

Tại sao dịch cúm gia cầm vừa được dập gần đây nay lại có dấu hiệu tái phát trong một thời gian ngắn như vậy?

- Đây hoàn toàn là điều tự nhiên. Chúng ta đã trải qua vụ dịch lớn ở 57 tỉnh, thành với số gia cầm bị chết và tiêu hủy là 43,2 triệu con (gà gần 30 triệu con; vịt, ngan, ngỗng 13,5 triệu con; chim cút, bổ câu và các loại khác là 13,9 triệu con). Tổng mức thiệt hại lên tới 1.300 tỷ đồng, trong đó, thiệt hại trực tiếp về gia cầm bị chết, tiêu hủy là 1.000 tỷ đồng. Có rất nhiều nguy cơ dịch tồn tại như trong môi trường, điều kiện khách quan... Do đó, nguy cơ dịch quay trở lại rất dễ nếu chúng ta không làm tốt các biện pháp phòng dịch.

Như vậy, dấu hiệu dịch cúm gia cầm quay trở lại tại một số tỉnh ở ĐBSCL là do chúng ta chưa làm tốt công tác vệ sinh môi trường?

Trước tình hình dịch cúm gia cầm có nguy cơ xảy ra, Chi cục Thú y tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành phun hóa chất diệt khuẩn tại các ổ dịch, đồng thời tiến hành kiểm tra chặt chẽ lượng gà xuất, nhập tỉnh.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm tỉnh và UBND các huyện, xã thuộc tỉnh Bạc Liêu đang triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, tăng cường kiểm tra giám sát dịch bệnh, cả những nơi chưa có dịch, khoanh vùng các ổ dịch mới phát hiện, đồng thời tiêu hủy toàn bộ số gà còn lại của đàn gà có gà chết dù chưa có kết quả chẩn đoán của phòng xét nghiệm.

- Tôi không khẳng định như vậy. Vì, như tôi đã nói, có rất nhiều nguyên nhân như chim di cư mang theo virus, hay do nguồn gốc nhập khẩu giống gia cầm... cũng gây nên dịch. Đến nay, chưa có kết luận về nguyên nhân xuất hiện cúm gia cầm nên chưa thể khẳng định điều gì.

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã có thông báo về trường hợp mới nhất bị nhiễm cúm gia cầm ở người?

- Chúng tôi chưa nhận được thông báo về trường hợp nào. Viện vẫn luôn cảnh giác với tình hình dịch bệnh. Hiện chúng tôi chưa nhận được chỉ đạo về việc này.

Nếu dịch cúm gia cầm thực sự tái bùng phát, người dân nên phòng tránh như thế nào?

- Phương pháp phòng dịch bệnh vẫn là những biện pháp mà Bộ Y tế đã ban hành, như vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống là yêu cầu được đặt lên hàng đầu:

+ Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày;

+ Không sử dụng thịt và các sản phẩm từ súc vật mắc bệnh;

+ Sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng hàng ngày;

+ Hạn chế sự tiếp xúc với nguồn bệnh, đặc biệt là súc vật mắc bệnh.

+ Đeo khẩu trang y tế, đeo kính, mũ, áo khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh, súc vật mắc bệnh. Rửa tay bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc.

Những người mắc bệnh mạn tính có nguy cơ biến chứng cúm cần tránh tiếp xúc với nguồn bệnh và tăng cường sức khỏe, khả năng phòng bệnh.

Khi có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau họng, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

  • Lệ Hà (thực hiện) 

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,