221
448
Sức khoẻ
suckhoe
/suckhoe/
1000092
Bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy cấp tiếp tục tăng!
1
Article
null
Bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy cấp tiếp tục tăng!
,

Tám ngày kể từ trường hợp mắc bệnh tiêu chảy cấp đầu tiên ở Hà Nội, số người mắc bệnh và nhập viện đang tăng lên. Theo dự đoán của cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Nga, đến tối 31/10 có thể có trên 100 bệnh nhân.

>>Hà Nội: Xuất hiện bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm

Chăm sóc bệnh nhân tiêu chảy cấp tại Hà Nội
Chăm sóc bệnh nhân tiêu chảy cấp tại Hà Nội
Tính đến chiều 31/10, ông Nga cho biết có 66 bệnh nhân tiêu chảy cấp nhập viện, một người trong đó ở Hưng Yên, hai ở Hải Phòng, năm ở Hà Tây, hai ở Vĩnh Phúc, còn lại ở Hà Nội.

Tại Hà Nội, bệnh nhân tập trung nhất ở các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai với các biểu hiện tương tự nhau: nôn (ói), tiêu chảy nhiều lần (có người đi tới 20-30 lần/ngày, thậm chí nhiều hơn), không sốt, nhiều lúc không đau bụng mà chỉ có biểu hiện quặn bụng, phân có màu trắng đục như nước vo gạo. Bệnh nhân mất nước nhiều, suy sụp nhanh, đặc biệt là cả người khỏe, người yếu đều có thể mắc bệnh.

Cầm trong tay thống kê tình trạng bệnh nhân, ông Nga cho biết người đầu tiên mắc bệnh là một nam giới 73 tuổi ở Hà Nội, bị tiêu chảy cấp sau khi ăn thịt chó (bệnh nhân cho biết không ăn mắm tôm). Người nhà bệnh nhân đã đổ dịch nôn ra ao cá gần nhà. Xét nghiệm thấy ao cá cũng có vi khuẩn, cơ quan y tế đã xử lý tiệt trùng cả một ao cá 8.000m2. Trong số các bệnh nhân có cả một y sĩ, một nhân viên phục vụ quán bia hơi. Hiện quán bia này đã bị tạm đóng cửa. Đến chiều 30/10 vẫn còn nhiều bệnh nhân vào viện kể mới ăn thịt chó  mắm tôm vào buổi sáng.

 Kiểm tra quán ăn

Một bác sĩ ở Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia nói trong số bệnh nhân vào viện, có người cho biết chỉ ăn một miếng chả mỡ nhỏ. Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân xuống sức nhanh, có người mất cả tiếng, không nói được hoặc nói thều thào.

Theo phán đoán của các nhà “điều tra” của Bộ Y tế, do người mắc bệnh tập trung ở khu vực nam Hà Nội, rất có thể thủ phạm là một lô mắm tôm chuyển từ Thanh Hóa ra trước thời điểm có người mắc bệnh đầu tiên (hôm 23/10) một vài ngày. Qua kiểm tra, một số mẫu rau sống cũng đã nhiễm vi khuẩn gây bệnh!

Đến 30/10, Hà Nội đã đình chỉ sử dụng mắm tôm sống và hôm qua đã tổ chức kiểm tra vệ sinh quán ăn, yêu cầu tiêu hủy mắm tôm sống cho đến khi có khuyến cáo mới của Bộ Y tế.

Ông Nguyễn Huy Nga cho rằng những vùng trọng điểm như Hà Nội cần làm triệt để về vệ sinh thực phẩm, quản lý chặt các địa điểm nhạy cảm như cơ sở nấu cỗ đám cưới, nhà ăn tập thể và theo dõi vệ sinh nguồn nước hằng ngày. Các khu dân cư sử dụng giếng nước chung, trạm cấp nước nhỏ ở nông thôn... nên đề nghị cơ quan y tế đến xử lý tiệt trùng nguồn nước.

Tuyến huyện chữa được

Hôm qua Bộ Y tế cũng tổ chức ba đoàn kiểm tra đi Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Hà Tây. Theo Cục Y tế dự phòng, khi gia đình có người mắc bệnh phải nhanh chóng báo cho cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Nếu được điều trị kịp thời, tỉ lệ tử vong ở dưới 1%. Trường hợp đến bệnh viện muộn, không bù nước kịp thời, người bệnh có thể tử vong do mất nước nhiều và trụy tim mạch.

Theo thông báo của các cơ sở y tế, vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cấp hiện đã kháng nhiều loại kháng sinh, bệnh viện phải sử dụng các loại kháng sinh thế hệ mới. Tuy nhiên, Bộ Y tế cho rằng các cơ sở điều trị từ tuyến quận huyện trở lên có thể điều trị được căn bệnh này, không nên chuyển bệnh nhân quá xa, hoặc nhầm lẫn cho rằng lên tuyến T.Ư mới điều trị được bệnh. Tại Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia và nhiều bệnh viện Hà Nội đã có khu cách ly dành cho bệnh nhân tiêu chảy cấp.

Hôm qua, cục trưởng Cục Quản lý dược Trương Quốc Cường đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan đề nghị chuẩn bị sẵn nguồn thuốc để cung cấp đầy đủ cho hoạt động chống dịch; khẩn trương khai thác nguồn hàng để sản xuất và nhập khẩu ngay dịch truyền và một số kháng sinh, Cục Quản lý dược sẽ trực 24/24h để giải quyết ngay các đơn hàng nhập khẩu này.

Ăn chín uống sôi

31/10, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thông báo để phòng chống bệnh tiêu chảy cấp cần thực hiện sáu biện pháp sau: Ăn chín uống sôi, tất cả đồ ăn thức uống cần đun sôi trước khi ăn uống. Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn uống. Dụng cụ, bát đũa trước khi ăn cần rửa sạch và nhúng nước sôi. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, mưa gió, bụi bặm. Xử lý phân, chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không dùng phân tươi để bón và tưới rau.

Thực hiện sáu không: Không ăn rau sống. Không ăn tiết canh. Không ăn mắm tôm, mép tép sống. Không ăn gỏi cá, hải sản sống. Không ăn nem chạo, nem chua. Không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh.

(Theo TTO)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,