221
448
Sức khoẻ
suckhoe
/suckhoe/
1229214
Bệnh nhân cúm A/H1N1 tử vong thuộc nhóm nguy cơ cao
0
Article
null
Bệnh nhân cúm A/H1N1 tử vong thuộc nhóm nguy cơ cao
,

 - Thông tin này vừa được ngành y tế xác nhận sau khi làm việc với gia đình chị T.T. K.L, bệnh nhân cúm A/H1N1 đầu tiên ở Việt Nam đã tử vong.

Bệnh nhân cúm A/H1N1 tử vong thuộc nhóm nguy cơ cao

 

Ngày 10/8, ông T. N. T, cha đẻ của bệnh nhân cúm A/H1N1 T.T. K.L .( 29 tuổi, tử vong lúc 23h45 ngày 3/8, tại Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa, ca cúm A/H1N1 tử vong đầu tiên ở Việt Nam) cho biết, các chuyên gia y tế của tỉnh Khánh Hòa và Bộ Y tế vừa làm việc với gia đình và được gia đình cho biết, chị L. mắc bệnh hạch đã từ 2 năm nay.

 

Phía sau gáy chị L. nổi 3 cục hạch nhỏ bằng đầu ngón tay út. Khi phát hiện hạch nổi, kèm theo là sốt cao dài ngày, chị có đi khám bác sĩ tư, mua thuốc uống, nhưng bệnh rất hay tái phát.

 

BS. Th.S Lê Tấn Phùng, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế Khánh Hòa xác nhận, ngành y tế đã xác minh thông tin trên. 

Đây là chi tiết quan trọng để có được kết luận chính xác về nguyên nhân tử vong của bệnh nhân L. trong nội dung kiểm thảo tử vong của Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa (sẽ phải hoàn thành trong vòng 15 ngày, kể từ khi bệnh nhân tử vong).

 

Điều này cũng có ý nghĩa khoa học, để bổ sung các bệnh nhân có tiền sử bệnh hạch mãn tính vào nhóm nguy cơ tử vong cao, nếu mắc cúm A/H1N1 (suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể giảm sức đề kháng, không đáp ứng với phác đồ điều trị cúm A/H1N1). 

Chi tiết này cũng làm sáng tỏ băn khoăn của các chuyên gia y tế, kể từ khi chị L. tử vong. Vì chị L. không thuộc nhóm người cao tuổi, không mắc các bệnh tiểu đường, hen, lao phổi, béo phì, suy dinh dưỡng, AIDS…

 

Điều chỉnh phác đồ điều trị cúm A/H1N1

 

Ông Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: “Phác đồ cũ vẫn phát huy tốt tác dụng. Chúng tôi đã xem xét 4 điểm mới trong phác đồ điều trị nhằm thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh”.

 

Mô tả ảnh.
Phác đồ điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1 đang có những thay đổi để phù hợp với tình hình mới (Ảnh minh hoạ: Phạm Hải)

 

Theo đó, việc sử dụng tamiflu sẽ có hướng dẫn chi tiết hơn cho từng nhóm đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Hiện nay trên thế giới, việc sử dụng tamiflu cho trẻ em (nhất là các em dưới 1 tuổi) đã ghi nhận những tác dụng phụ như tăng ảo giác, gây mất ngủ.

 

Ngoài tamiflu, Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng đề xuất dự phòng thêm thuốc Zanamivir để dùng ngay trong trường hợp có bệnh nhân kháng tamiflu. Hiện Việt Nam chưa có trường hợp nào kháng tamiflu nhưng đã có những ca điều trị dài ngày mới âm tính với vi-rút cúm A/H1N1...

 

Một điểm quan trọng nữa được xem xét kỹ lưỡng là thời gian điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1 đến khi nào là đủ để được xét nghiệm chẩn đoán đã âm tính hay chưa. Tối thiểu sau 3 ngày bệnh nhân phải hết các triệu chứng lâm sàng mới có thể tiến hành xét nghiệm này.

 

Điểm cuối cùng là khi dịch lây tràn lan ra cộng đồng, Cục Quản lý khám chữa bệnh đang xem xét phương án không chẩn đoán bằng xét nghiệm PCR nữa mà sẽ tiến hành điều trị ngay tại nhà, vừa giảm thiểu sự lây lan, vừa tiết kiệm chi phí.

 

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, chỉ các ca nhẹ mới nên điều trị tại nhà. Các ca nặng (ho, sốt cao, có dấu hiệu bất thường về đường hô hấp) vẫn phải nhập viện.

 

“Chúng tôi sẽ có hướng dẫn cụ thể về những nội dung này để hạn chế đến mức thấp nhất những phiền toái, khó khăn trong việc cách ly, điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1”, ông Tường nói.

 

Ngoài ra, Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng đang xây dựng dự thảo hướng dẫn thiết lập bệnh viện dã chiến trong điều kiện dịch lây lan mạnh hơn trong cộng đồng.

 

1 HS nhiễm cúm A/H1N1 khi đã có "lệnh" nghỉ học

HS Trần Lê Hoàng, lớp 7G Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1 chiều 10/8, tin ban đầu từ Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết.

Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, bà Phạm Thị Tuyết, cho hay: ngày 8/8 HS Trần Lê Hoàng đã được nghỉ học ở nhà và bị sốt cao. Gia đình đưa em đi khám ở Viện các bệnh nhiệt đới và lâm sàng quốc gia và đến ngày 10/8 thì nhận được kết quả dương tính với cúm A/H1N1.

Bà Tuyết cho biết, trước đó, ngày 6/8 HS này đi học bình thường và tiếp xúc với 2 cô giáo và 40 HS. Sau đó, em Hoàng còn đi học tiếng Anh ở Apolo (Cung thiếu nhi Hà NộiƯ. Tối 6/8, Sở GD đã ra công điện khẩn ngừng mọi hoạt động trong các cơ sở giáo dục trên toàn thành phố, trường cũng thông báo HS nghỉ học. Sau khi nghỉ học, đến 8/8 thì Hoàng bị sốt. 

Trước đó, trường THCS Nguyễn Du đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm, mua 500 khẩu trang và 45 cặp nhiệt độ để dự phòng và dán các khuyến cáo phòng chống cúm nhưng sau trường hợp này, trường sẽ phải tiến hành phun thuốc khử trùng. 

Tình trạng của Trần Lê Hoàng đã hết sốt nhưng bệnh viện vẫn tiếp tục lưu giữ để kiểm tra. Nhà trường cũng lưu ý giáo viên và phụ huynh có HS tiếp xúc với Hoàng theo dõi tình trạng sức khỏe.

Tính đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã có 4 trường học có HS nhiễm cúm: Trường THPT dân lập Lômônôxốp đầu tiên, tiếp đến là Trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm, huyện Từ Liêm và Trường tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa.

Bảo Anh

 

  • Cẩm Quyên - Lan Trang
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,