221
448
Sức khoẻ
suckhoe
/suckhoe/
1230013
Ngành y tế thừa nhận bệnh nhân cúm chết do chủ quan
0
Article
null
Ngành y tế thừa nhận bệnh nhân cúm chết do chủ quan
,

 – “Mặc dù ngành y tế đã có những thông báo và hướng dẫn cách phòng chống cúm A/H1N1 cụ thể đến từng người dân, nhưng chúng ta vẫn còn chủ quan trong việc kiểm tra, giám sát xem dân đang thực hiện thế nào, chuẩn bị những gì để đối phó với dịch cúm khi bùng phát và lan rộng”, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn nhận định

 

Bệnh nhân cúm 1 tuần sau mới được xét nghiệm

 

Liên quan đến bệnh nhân cúm A/H1N1 thứ 2 ở Việt Nam tử vong, Sở Y tế TP.HCM đã có giải trình cụ thể  về diễn biến sự việc.

 

Mô tả ảnh.
Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn yêu cầu tiểu ban điều trị cần rút kinh nghiệm sau khi có 2 bệnh nhân cúm A/H1N1 tử vong do điều trị quá muộn (Ảnh minh hoạ: Phạm Hải)

Theo đó, trước khi nhập viện 3 ngày, bệnh nhân Trần Thị Bình bị sốt cao liên tục, ho khạc đờm trắng, đi tiêu phân lỏng, nôn ói. Sau đó (ngày 3/8) bệnh nhân đã đến khám tại bệnh viện quận 10. Do không có các yếu tố dịch tễ (đã đi đâu về, đã tiếp xúc với ai), bệnh viện quận 10 không nghĩ đến khả năng bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 và đã cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt.

3 ngày sau (6/8), bệnh nhân không đỡ. Gia đình đưa bệnh nhân nhập bệnh viện quận 10. Sau đó bệnh nhân được chuyển ngay qua bệnh viện 115. Chẩn đoán cho thấy bệnh nhân bị viêm phổi.

 

3 ngày tiếp đó, bệnh nhân dù vẫn được điều trị nhưng không có chuyển biến tích cực. Bệnh viện 115 đã mời bệnh viện nhiệt đới TP HCM đến hội chẩn lần 2 và lấy mẫu xét nghiệm xem bệnh nhân có dương tính với cúm A/H1N1 hay không.

 

Đến ngày 10/8, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 và được chuyển ngay sang bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cấp cứu trong trạng thái hôn mê sâu. Các bác sĩ đã cho bệnh nhân dùng máy trợ thở, tiếp tục dùng thuốc vận mạch và làm các xét nghiệm khẩn, được hồi sức tích cực nhưng vô hiệu.

 

Như vậy, khoảng thời gian từ khi có dấu hiệu nhiễm cúm A/H1N1 đến khi được xét nghiệm và điều trị của bệnh nhân này lên tới 1 tuần. Ở chiều ngược lại, trong quãng thời gian đó, bản thân người bệnh cũng như gia đình không hề có phản ứng chủ động yêu cầu được xét nghiệm. 

Trước ví dụ điển hình đáng tiếc này, thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn nhận định: “Mặc dù ngành y tế đã có những thông báo và hướng dẫn cách phòng chống cúm A/H1N1 cụ thể đến từng người dân, từng cơ sở, từng trường học, nhưng chúng ta vẫn còn chủ quan trong việc kiểm tra, giám sát xem người dân đang thực hiện như thế nào, họ đã chuẩn bị những gì để đối phó với dịch cúm khi bùng phát và lan rộng”. 

Bệnh nhân ra viện vẫn phải cách ly 1 tuần

Sau hơn 2 tháng điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1 (với 108 ca nhiễm), Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia đã có con số thống kê và phân tích cụ thể về tình trạng bệnh nhân trong quá trình điều trị. 

Theo đó, có 98% bệnh nhân hết sốt sau 3 ngày điều trị, nhưng có đến 25% số bệnh nhân sau 7 ngày điều trị vẫn còn virus cúm A/H1N1, gần 50% số bệnh nhân vẫn còn virus sau 5 ngày điều trị, 15,6% số bệnh nhân còn virus sau 10 ngày điều trị và số cò lại phải điều trị 15 ngày mới hết virus.

 Nhưng phác đồ điều trị mới được chỉnh sửa của Bộ Y tế cho thấy, tiêu chuẩn ra viện ở những nơi xét nghiệm được là: sau khi hết sốt 3 ngày, tình trạng lâm sàng ổn định và xét nghiệm vào ngày thứ tư cho kết quả âm tính. Còn với những nơi không có khả năng xét nghiệm thì chỉ cần bệnh nhân ổn định và hết sốt 3 ngày là được ra viện.

“Như vậy, rất có thể sẽ để người bệnh xuất viện mà virrus cúm vẫn tồn tại trong cơ thể”, ông Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng cho hay.

 

Ông Kính đề xuất: “Sau khi xuất viện bệnh nhân vẫn phải tự cách ly tại nhà trong khoảng 1 tuần và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ”.

 

Ngoài ra, theo ông Kính, thời gian gần đây đã xuất hiện những ca bệnh không rõ nguồn gốc. Có bệnh nhân chỉ sống trong khu vực có người bệnh, không có tiếp xúc gần hoặc đi từ vùng dịch về cũng cho kết quả dương tính với cúm A/H1N1.

 

“Do đó, nếu căn cứ vào yếu tố dịch tễ (đi đâu, tiếp xúc với ai) mà bỏ qua xét nghiệm thì có thể sẽ để lọt bệnh nhân cúm thật”, ông Kính nhận định.

 

Thêm 3 ca dương tính từ đoàn du lịch xuyên Việt

 

Ngày 14/8, Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia cho biết đã có thêm 3 sinh viên thuộc đoàn khách du lịch của Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn nhiễm cúm A/H1N1, nâng tổng số người nhiễm trong đoàn lên 16 người.

 

Với 159 người còn lại đang được cách ly tại trường Cán bộ Hội nông dân Việt Nam, Bộ y tế đã cử 12 cán bộ của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương tới lấy mẫu xét nghiệm. Dự kiến số người dương tính với vi-rút cúm A/H1N1 trong đoàn sẽ tiếp tục tăng vì các bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1 vẫn có sự tiếp xúc gần với những người chưa nhiễm.

 

Hiện nay, cúm A/H1N1 đã xuất hiện tại 32 tỉnh thành của Việt Nam với 4 địa phương có chùm ca bệnh (TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai).

 

Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh thành khẩn trương xây dựng báo cáo chi tiết công tác phòng chống dịch cúm A/H1N1 trước 20/8 để báo cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước ngày 25/8.

 

  • Cẩm Quyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));